Thực tế, một vài nơi, các cơ quan tố tụng không thống nhất cách xử lí với đối tượng phạm pháp. Chẳng hạn, cơ quan điều tra đề nghị Viện Kiểm sát phê chuẩn lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam nhưng Viện Kiểm sát lại không đồng ý vì chưa đủ căn cứ. Hồ sơ điều tra bị trả lại, buộc cơ quan điều tra phải làm lại từ đầu. Trong khi đó, thời hạn tạm giam và thời hạn điều tra đã hết, buộc lòng cơ quan điều tra phải xin gia hạn.
Với việc phê chuẩn “giữ người trong trường hợp khẩn cấp”, Viện Kiểm sát cần xác định tài liệu có trong hồ sơ bảo đảm căn cứ theo khoản 5 điều 110. Trong 12 giờ đồng hồ, Viện Kiểm sát phải nhanh chóng kí lệnh theo thời hạn hoặc nhanh chóng không phê chuẩn để đảm bảo quyền công dân, tránh để xảy ra việc bắt người phạm tội oan sai.
Trong việc “bắt bị can, bị cáo để tạm giam”, Viện Kiểm sát nên trao đổi với cơ quan điều tra có cần thiết sử dụng biện pháp ngăn chặn này không, hay là dùng biện pháp ngăn chặn khác như “cấm đi khỏi nơi cư trú” đối với bị can, bị cáo.
Thực tế trong việc xử lí một số vụ án “tham nhũng”, “thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng”…gần đây, biện pháp ngăn chặn “cấm đi khỏi nơi cư trú” được sử dụng nhiều thay cho tạm giam. Đó là nét mới để đảm bảo quyền lợi cho bị can, bị cáo.
Bên cạnh đó, trong một số vụ việc xét xử, giữa Viện Kiểm sát và Tòa án nhân dân vẫn chưa thống nhất. Nhiều khi bị cáo truy tố không bị Viện Kiểm sát phê chuẩn lệnh bắt, nhưng khi ra Tòa thì bị Hội đồng xét xử kí lệnh bắt tạm giam. Hoặc quan điểm kết tội giữa hai cơ quan này cũng khác nhau vì khác điều luật.
Các ngành Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án cần phối hợp tổ chức tập huấn các quy định về bắt người để thống nhất cách thực hiện, phổ biến kinh nghiệm để cùng nhau rút kinh nghiệm. Nếu có sự thống nhất, các cơ quan tố tụng sẽ đoàn kết, nhất quán trong cách làm, mau chóng xóa sổ tội phạm trên địa bàn.
2.2.4. Làm tốt công tác kiểm sát biện pháp bắt người trong tố tụng hình sự nhằm đảm bảo các quyền cơ bản của công dân.
Thực tế, theo quy trình tố tụng, cơ quan điều tra khi bắt người phải có sự giám sát, kí hoặc không kí lệnh phê chuẩn của đại diện Viện Kiểm sát. Như vậy, Viện Kiểm sát luôn làm nhiệm vụ giám sát hoạt động của cơ quan điều tra.
Ngoài ra, trong mỗi cơ quan này đều có các phòng chuyên môn, chuyên giám sát hồ sơ, vụ việc. Chẳng hạn, Công an TP. Hồ Chí Minh luôn có phòng Pháp Chế, Thanh tra…để thanh kiểm tra hoạt động nghiệp vụ. Tương tự, Viện Kiểm sát hoặc Tòa án nhân dân luôn có phòng bổ trợ, kiểm tra chức năng… Đây là những hoạt động kiểm soát “nội bộ” rất hiệu quả. Như vậy, ngoài kiểm soát chéo thì các cơ quan tố tụng còn có kiểm soát theo ngành dọc.
Thực hiện tốt công tác kiểm tra công tác định kỳ và đột xuất hoạt động áp dụng biện pháp bắt người phạm tội trong tố tụng hình sự Việt Nam của các ngành, các lực lượng. Ngoài ra là tránh án oan, sai kịp thời.
Chú trọng giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo về sai phạm của các cơ quan chức năng trong việc áp dụng biện pháp bắt người phạm tội để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và các cơ quan hữu quan.
Khi có đơn thư khiếu nại, tố cáo thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm soát, Tòa án nhân dân cấp quyện, huyện thì cơ quan cấp trên (cấp thành phố) phải tiến hành hoạt động thanh, kiểm tra theo quy trình, sớm đưa ra kết luận đúng hay sai rõ ràng, đảm bảo thời hạn theo Luật Khiếu nại và Luật tố cáo.
Nếu cán bộ làm sai thì phải xử lí kịp thời, thay đổi điều tra viên hoặc kiểm soát viên. Nếu cơ quan tố tụng cấp dưới làm đúng thì thông báo ngay cho đương sự biết để thực hiện, tránh khiếu kiện vượt cấp gây tốn kém thời gian và công sức của nhân dân. Điều này còn đảm bảo sự công minh, khách quan của người thực thi công vụ.
Tiểu kết chương 2
Tuy nhiên, trong quá trình bắt người cũng bộc lộ một số vướng mắc, bất cập. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, bất cập kể trên có thể xuất phát từ chính các quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành còn một số bất cập. Bên cạnh đó là trình độ, năng lực của các cá nhân có trách nhiệm trong cơ quan điều tra còn hạn chế; cũng có thể do sự không am hiểu các quy định pháp luật của chính các bị can, bị cáo.
Qua thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh, tác giả đưa ra giải pháp hoàn thiện một số quy định của pháp luật tố tụng hình sự, chẳng hạn như tội cho vay nặng lãi đang làm “đảo điên” nhiều người dân… và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng tố tụng hình sự nhằm đảm bảo quyền lợi cho công dân. Chẳng hạn, với loại tội danh này, các cơ quan tố tụng phải thống nhất cách xử lí là truy cứu trách nhiệm hình sự với nhiều đối tượng liên quan.
Trong thời gian qua, lực lượng công an cả nước, trong đó có Công an TP. Hồ Chí Minh đã ra quân làm rõ “vòi bạch tuộc” của loại tội danh đang bành trướng đến nhiều ngóc ngách của xã hội. Qua đó, rất nhiều đường dây cho vay nặng lãi, hút máu dân nghèo đã bị bắt, trả lại sự bình yên của xã hội và sự yên tâm, tin tưởng của người dân vào thể chế.
Bên cạnh đó, với tội danh “giữa người trong trường hợp khẩn cấp” theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, mà trước đây là tội danh “bắt người trong trường hợp khẩn cấp”, hay như tội danh bắt bị can, bị cáo để tạm giam theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 đã có những quy định mới mẻ hơn, ràng buộc hơn để quy trách nhiệm của cơ quan tố tụng. Chẳng hạn, lệnh bắt phải có phê chuẩn của Viện Kiểm sát. Điều này sẽ hạn chế việc cậy quyền, cậy thế, lộng quyền tại một số địa phương nhất định của
Cơ quan điều tra. Quy định rõ vai trò của Viện Kiểm sát trong việc kiểm tra và giám sát hoạt động bắt người sao cho đúng người, đúng tội.
Việc quy định trách nhiệm như hiện nay sẽ đảm bảo việc bắt người đúng người, đúng tội, có sự giám sát lẫn nhau của các cơ quan tố tụng. Qua đó, đảm bảo thể chế ít có án oan sai, tránh việc khiếu nại, khiếu kiện kéo dài từ phía đương sự hay bị can, bị cáo.
Mục đích chung của tố tụng hình sự nước ta là đảm bảo cho một thể chế yên bình, mỗi người đều sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Nói như đường lối của Đảng và Nhà nước ta là, không một ai có thể đứng ngoài vòng pháp luật hoặc đứng trên pháp luật. Bên cạnh đó là xử lí người vi phạm thì không có “vùng cấm”. Dù là người dân hay pháp luật thì đều bình đẳng trước pháp luật, nếu làm sai thì đều bị xử lí như nhau, theo đúng tinh thần mà luật quy định, không thiên vị người phạm tội bất kể là ai.
KẾT LUẬN
Việc bắt người luôn là vấn đề nhạy cảm tại mỗi quốc gai, và ngay tại Việt Nam cũng vậy. Bởi nó ảnh hưởng đến sinh mạng, tương lai, địa vị của không chỉ một cá nhân mà còn nhiều người trong gia đình ảnh hưởng. Do vậy, việc bắt người luôn đòi hỏi tính đúng đắn khi đưa ra quyết định từ các cơ quan tố tụng như: Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát và Tòa án nhân dân các cấp.
Trong quá trình tham gia tố tụng hình sự, người phạm tội được pháp luật tố tụng hình sự đưa ra những quy định để bảo vệ quyền và lợi ích của họ nếu cơ quan điều tra không chứng minh được hành vi sai trái của họ. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc cơ quan tiến hành tố tụng và người thi hành tố tụng phải có nghĩa vụ chứng minh hành vi phạm tội nhằm đảm bảo quyền con người, quyền công dân, tìm ra sự thật khách quan của vụ án, không làm oan người vô tội.
Hiện nay, việc bắt người phải đảm bảo quyền con người trong pháp luật quốc tế và Hiến pháp 2013. Tác giả Hồ Sỹ Sơn viết: “Hiến pháp 2013 là văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất, ở đó nhà làm luật quy định nguyên tắc suy đoán vô tội và nguyên tắc mọi công dân bình đẳng trước pháp luật và trước Tòa án…” [27, tr. 45-49].
Tác giả thống nhất quan điểm với tác giả Hồ Sỹ Sơn bởi, không ai là có tội khi chưa có bản án có hiệu lực của Tòa án. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều vụ án hình sự còn được kháng cáo, kháng nghị từ cấp phúc thẩm để lên cấp cao hơn là tòa cấp cao hoặc thậm chí là tối cao để kêu oan nên tính mệnh và địa vị pháp lý của con người ngày càng được nâng cao. Có nhiều vụ án kêu oan đã gõ cửa các cơ quan chức năng hàng chục năm ròng rã. Sau đó, họ mới
được minh oan khi tuổi đã già, sức đã yếu. Thực tế đã chứng minh điều đó tại một số tỉnh, thành trong cả nước.
Do vậy, ngay từ bước đầu tiên là bắt bị can, bị cáo để tạm giam, hay giữ người trong trường hợp khẩn cấp…, điều tra viên thụ lý vụ án phải chứng minh được hành vi của tội phạm. Tất nhiên là không được bức cung, nhục hình, phòng ghi cung phải có máy quay phim, máy ghi âm, thậm chí là có sự giám sát của đại diện Viện Kiểm sát (tức là Kiểm sát viên), luật sư của bị can, bị cáo. Điều này quy định rất rõ trong Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.
Nhìn chung, qua năm năm qua, cơ quan cảnh sát điều tra của Công an TP. Hồ Chí Minh nói riêng và của Viện Kiểm sát, Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh nói chung đã làm tốt biện pháp bắt người có căn cứ. Việc này đảm bảo việc giải quyết, xử lí vụ án hình sự của các cơ quan tố tụng hình sự được nhanh chóng.
Tuy nhiên, vẫn còn một số vi phạm thiếu sót trong biện pháp bắt người là do một phần nhận thức của người tiến hành tố tụng chưa nhận thức sự thống nhất các quy định pháp luật. Ngoài ra, các quy định của pháp luật tố tụng hình sự và một số văn bản khác có liên quan chưa được chặt chẽ, hướng dẫn chưa được cụ thể, kịp thời và còn một số bất cập xảy ra trong thực tiễn.
Qua đó, luận văn nhận diện một số vướng mắc, bất cập và đề ra các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện các quy định của tố tụng hình sự Việt Nam, góp phần xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh. Điều này, theo học viên còn là cách để bảo đảm quyền công dân, quyền con người được quy định trong Hiến phap 2013, tiến tới một thể chế nghiêm minh và toàn diện.
Luận văn được nghiên cứu một cách nghiêm túc, có sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP. Hồ Chí Minh, các thầy cô là giảng viên Học viện Khoa học xã hội, đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của PGS.TS. Nguyễn Thanh Dương và các thầy cô trong hội đồng bảo vệ luận văn, giảng viên phản biện.
Qua đó, tác giả rút ra được nhiều kinh nghiệm để hoàn thiện luận văn tốt hơn, nghiên cứu một cách toàn diện hơn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Thanh Bình, Nguyễn Vạn Nguyên (1990), “Những điều cần
biết về bắt người, tạm giữ, tạm giam đúng pháp luật”, Nxb Pháp lý, Hà Nội. 2. Nguyễn Thị Ninh Bình (2017), Áp dụng các biện pháp ngăn chặn
bắt, tạm giữ, tạm giam đối với người dưới 18 tuổi phạm tội từ thực tiễn Tp. Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội.
3. Bộ Chính trị (2005), “Nghị quyết 49/NQ-TW về chiến lược cải cách
tư pháp đến năm 2020”, ngày ban hành 24/5/2005, Hà Nội.
4. Chính phủ(1946), “Sắc lệnh số 51/SL về thẩm quyền của tòa án và
sự phân công giữa các nhân viên”, ngày ban hành 17/4/1946, Hà Nội.
5. Chính phủ (1959), “Nghị định số 256/TTg của thủ tướng chính phủ quy định về nhiệm vụ và tổ chức của viện công tố”, ngày ban hành 1/7/1959,
6.Lê Văn Cảm (2014), Về quyền tư pháp và các nguyên tắc cải cách tư pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, Tạp chí
Tòa án nhân dân (số 21), tr.9-16.
7. Nguyễn Văn Cừ (2005), “Chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt
8. Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2015), “Giáo trình Luật TTHS Việt
9.Trần Văn Độ (2010), “Bảo vệ quyền con người của người bị tạm giữ,
bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”, Sách
chuyên khảo, nhiều tác giả, “Đảm bảo quyền con người trong tư pháp Hình
sự Việt Nam”, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
10. Đỗ Văn Đương (2000), “Thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay”, Trường Đại học Cảnh sát
11. Vũ Công Giao (2009), Bàn về một số khía cạnh lý luận và thực tiễn của quyền con người, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (số 5).
12. Huỳnh Thị Ngọc Hân (2015), Địa vị pháp lý của bị can theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn Quận 6, TP. Hồ Chí Minh, Luận
văn thạc sỹ luật học, Học viện Khoa học xã hội.
13. Nguyễn Ngọc Hòa (2015), “Tội phạm và cấu thành tội phạm”, Nxb
14. Lưu Xuân Lợi (2015), Biện pháp tạm giữ trong pháp luật TTHS từ
thực tiễn Tp. Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học xã
hội.
15. Nguyễn Vạn Nguyên (1995), “Các biện pháp ngăn chặn và vấn đề
nâng cao hiệu quả của chúng”, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội.
16. Vũ Văn Nhiêm (2010), “Một số vấn đề về bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự Việt Nam”, Sách chuyên khảo, nhiều tác giả, “Đảm bảo quyền con người trong tư pháp Hình sự Việt Nam”, Nxb Đại học Quốc Gia
Thành phố Hồ Chí Minh, tr.163-170.
17.Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP. Hồ Chí Minh (2014, 2015, 2016, 2017, 2018), báo cáo tổng kết năm.
18. Đỗ Ngọc Quang (2000), Cơ quan điều tra Thủ trưởng cơ quan điều
tra và điều tra viên trong công an nhân dân, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
19. Lại Viết Quang (2013), Đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan điều tra viện kiểm sát nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, Tạp chí Kiểm sát, (số 11), Tr.8-22.
20.Quốc Hội (1988), Bộ luật Tốtụng, ngày ban hành 28/6/1988, Hà Nội. 21. Quốc Hội (2003), Bộ luật Tố tụng hình sự, ngày ban hành
22. Quốc Hội (2015), Bộ luật Tố tụng hình sự, ngày ban hành 7/11/2015, Hà Nội.
23. Quốc Hội (2013), Hiến pháp, ngày ban hành 28/11/2013, Hà Nội. 24. Quốc Hội (2017), Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung, ngày ban hành 10/6/2017, Hà Nội.
25. Đinh Văn Quế (2007), “Bình luận án và một số vấn đề thực tiễn áp
dụng trong BLHS và BLTTHS”, Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.
26. Đặng Kim Sơn (2009), Cần sớm sửa đổi bộ luật tố tụng hình sự về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội,
Tạp chí Kiểm sát, (số 4), tr.21.
27. Hồ Sỹ Sơn (2018), “Luật Hình sự so sánh”, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.
28. Lê Hữu Soái (2015), Áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với bị
can, bị cáo là người chưa thành niên phạm tội theo Luật TTHS, Luận văn