Những hạn chế, khó khăn về việc áp dụng bắt người trên địa bàn thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp bắt người theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn TP hồ chí minh (Trang 45 - 55)

của ông Thành, ra kháng nghị giám đốc thẩm theo hướng ông "không phạm tội" do nhận thấy hàng loạt sai phạm của cơ quan tố tụng Bình Chánh. Theo Viện Kiểm sát, khi điều tra bổ sung ông Thành bị truy tố thêm hành vi mua bán 17 máy phát điện, song trước đó Công an huyện Bình Chánh chưa khởi tố. "Việc này là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng", kháng nghị nêu.

Tương tự, tính từ ngày 17 máy phát điện đã bán (tháng 11/2008) đến ngày phát hiện sự việc (tháng 4/2014) đã quá 5 năm. Tức là hết thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng Viện Kiểm sát vẫn truy tố, toà vẫn xét xử. Ngoài ra, kinh doanh máy phát điện không phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, hoặc bị cấm. Ông Thành bán số máy trên đã xuất hóa đơn giá trị gia tăng, khai báo và nộp thuế, thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Do đó, cơ quan tố tụng Bình Chánh căn cứ vào việc ông Thành không đăng ký kinh doanh để xử lý hình sự "là trái pháp luật".

Ngày 10/2/2017, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh xem xét vụ án theo thủ tục Giám đốc thẩm, chấp nhận kháng nghị của Viện Kiểm sát, tuyên hủy cả hai bản án sơ thẩm, phúc thẩm và đình chỉ vụ án đối với ông Thành.

2.1.3. Những hạn chế, khó khăn về việc áp dụng bắt người trên địa bànTP. Hồ Chí Minh TP. Hồ Chí Minh

2.1.3.1. Hạn chế về trình độ của cán bộ điều tra

Việc bắt người vẫn còn một số vướng mắc như: Điều tra viên thực thi công vụ còn thiếu vô tư, chạy theo thành tích. Việc kiểm tra, giám sát của kiểm soát viên đối với các vụ án mà cơ quan điều tra đang làm chưa kịp thời.

-Chẳng hạn vụ thứ nhất: Ngày 29/1/2018, Công an quận 7 (TP. Hồ Chí Minh) trao quyết định “đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can” cho Hồ Thanh Đồng (30 tuổi) và em ruột Hồ Thanh Trạng (28 tuổi) về tội “cướp tài sản”. Động thái này được cơ quan điều tra đưa ra do đã hết thời hạn điều tra nhưng không chứng minh được anh em Đồng thực hiện hành vi phạm tội.

Tính đến lúc được tại ngoại (tháng 4/2016), Đồng và Trạng bị tạm giam 2 năm 3 tháng. Theo nội dung vụ án, tối 8/1/2014, sau khi tan ca, anh Thân (công nhân tại Khu chế xuất Tân Thuận, quận 7) bị hai thanh niên là Danh Lăng và Phan Thanh Tiến chặn đường dùng kéo đe dọa cướp xe máy. Nạn nhân vứt xe chạy vào trụ sở công ty tri hô. Do xe chết máy không chạy được, Lăng và Tiến bị bảo vệ công ty và bảo vệ khu chế xuất đuổi bắt giao công an. Từ lời khai của Lăng và Tiến, Công an quận 7 bắt thêm Đồng và em trai. Cả bốn người sau đó bị truy tố về tội Cướp tài sản với khung hình phạt 15 năm tù.

Tòa án nhân dân quận 7 nhiều lần đưa vụ án ra xử nhưng đều hoãn, trả hồ sơ điều tra bổ sung. Lăng và Tiến cũng thừa nhận chỉ có hai người tham gia đi cướp, anh em Đồng bị oan. Đồng cũng đưa ra chứng cứ ngoại phạm, tối hôm xảy ra sự việc đang ở nhà xem tivi và trông con, còn Trạng thì đi nhậu với nhóm bạn. Các nhân chứng đều được triệu tập lấy lời khai.

Tháng 8/2017, Tòa án nhân dân quận 7 tiếp tục mở phiên tòa và trả hồ sơ do phát sinh tình tiết mới về cây kéo mà các bị can dùng gây án. Đồng thời, cơ quan điều tra có dấu hiệu vi phạm tố tụng trong quá trình thu thập tang vật.

-Chẳng hạn vụ thứ hai: Hành vi “cướp” bánh mì tại quận Thủ Đức năm 2015 của hai em nhỏ đã gây xôn xao dư luận.

Theo hồ sơ của cơ quan công an, trong thời gian tại ngoại để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản, Tuấn bỏ nhà đi lang thang. Khuya 17/10/2015, Tuấn gặp Tân, cả hai cùng chơi Internet đến sáng rồi rủ nhau đến nhà hàng ở quận Thủ Đức kiếm việc làm. Trên đường đi cả hai đói bụng, không còn tiền nên bàn cách vờ hỏi mua đồ ăn rồi bỏ chạy. Trưa hôm đó, Tân chở Tuấn đến tiệm tạp hóa trên đường Tô Vĩnh Diện (quận Thủ Đức) hỏi mua bịch chuối sấy, ổ bánh mì ngọt và 3 bịch me. Chủ quán bỏ vào túi đưa cho Tuấn thì cậu ta giật phăng rồi tăng ga bỏ chạy. Cả hai bị người dân đuổi bắt giao công an. Số hàng bị cướp có giá trị 45.000 đồng. Lúc thực hiện hành vi, hai thiếu niên này mới 17 tuổi.

Viện Kiểm sát nhân dân quận Thủ Đức đã truy tố các bị cáo về tội Cướp giật tài sản với khung hình phạt 10 năm tù. Tòa án nhân dân cùng cấp sau đó trả hồ sơ điều tra thêm. Cuối tháng 7/2016, Tòa án nhân dân quận Thủ Đức tuyên phạt Tân và Tuấn 8-10 tháng tù về tội Cướp giật tài sản.

Tòa án nhân dân Tối cao sau đó chỉ đạo các cơ quan tố tụng TP. Hồ Chí Minh xem xét lại toàn bộ vụ án, giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo. Viện Kiểm sát nhân dân TP. Hồ Chí Minh ra kháng nghị, luật sư và người đại diện cho các bị cáo cũng kháng cáo xin miễn trách nhiệm hình sự.

Ngày 15/9/2016, Tòa Gia đình và người chưa thành niên (Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh) xử phúc thẩm, chấp nhận quan điểm của Viện Kiểm sát và luật sư bào chữa, tuyên miễn trách nhiệm hình sự cho Ôn Thành Tân (ngụ quận 9), Nguyễn Hoàng Tuấn (18 tuổi, ngụ huyện Củ Chi) về tội Cướp giật tài sản.

Theo hội đồng xét xử, hành vi của Tân và Tuấn đã cấu thành tội “cướp giật tài sản”. Tuy nhiên, khi phạm tội hai bị cáo chưa thành niên, chưa nhận

thức đầy đủ hành vi của mình; giá trị tài sản không lớn, động cơ phạm tội vì đói, tính nguy hiểm không cao... "Việc miễn trách nhiệm hình sự là thể hiện sự khoan hồng của pháp luật, chứ không phải lỗi oan sai của cơ quan tố tụng", bản án nêu.

2.1.3.2. Hạn chế của pháp luật tố tụng hình sự về bắt người

- Đối với trường hợp giữ người trong trường hợp khẩn cấp (Điều 110, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

Trước đây, theo Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, việc bắt người tại một số quận, huyện đã có sự lạm dụng biện pháp bắt khẩn cấp. Việc bắt này do thủ trưởng hay thủ phó cơ quan Cảnh sát điều tra kí nên không cần sự phê chuẩn của Viện Kiểm sát đồng cấp. Dù thế nào cũng là sự lạm dụng và làm sai quy định của pháp luật.

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 được xây dựng trên cơ sở khoa học, đảm bảo quyền con người, quyền công dân theo xu hướng của thế giới tuy nhiên vẫn còn một vài khiếm khuyết. Việc “giữ người trong trường hợp khẩn cấp” còn có sự lạm dụng vì ngoài “tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng” được luật quy định thì với một số tội danh khác như “tội phạm nghiêm trọng”, một số địa phương vẫn đưa vào bắt khẩn cấp, vì không cần sự phê chuẩn của Viện Kiểm sát.

Theo Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 hiện nay đã thay đổi trường hợp “bắt khẩn cấp” thành “giữ người trong trường hợp khẩn cấp”. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc áp dụng thi hành và tạo lỗ hỏng cho một số cá nhân lợi dụng làm trái luật, xâm hại quyền cơ bản của công dân.

Khi có một trong những căn cứ thì cơ quan, người có thẩm quyền mới có thể áp dụng biện pháp giữ người. Do đó, quá trình điều tra sẽ khó khăn hơn trước đây.

Đây là trường hợp người có thẩm quyền bằng các biện pháp nghiệp vụ của mình hoặc do người dân tố giác tội phạm, sau khi tiến hành xác minh biết được đối tượng đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, nên cần phải giữ ngay, không để đối tượng kịp thực hiện hành vi phạm tội của mình.

Trong trường hợp này, tội phạm đang ở trong giai đoạn chuẩn bị, hành vi phạm tội chưa kịp thực hiện nên việc xác định căn cứ để xác định rất khó khăn, vừa đòi hỏi tính kịp thời nhưng lại phải có căn cứ, thông tin phải xác thực và được thu thập theo đúng trình tự, thủ tục tố tụng.

Nếu ở trường hợp thứ nhất, người bị giữ đang ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội thì ở trường hợp này đã thực hiện phạm tội, nhưng chưa bị bắt ngay khi đang thực hiện tội phạm. Sau khi người phạm tội đã thực hiện tội phạm thì người có mặt ở nơi xảy ra tội phạm (có thể là người bị hại, người làm chứng hoặc người cùng thực hiện tội phạm) chính mắt nhìn thấy, xác nhận đúng là người đó đã thực hiện tội phạm và báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền. Sau khi tiến hành xác minh những tài liệu do những người này cung cấp là chính xác, người có thẩm quyền ra lệnh giữ người.

Bằng các hoạt động: khám xét, khám người, kiểm tra hành chính…mà phát hiện có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và có căn cứ cho rằng, nếu không kịp thời giữ thì người đó bỏ trốn, tiêu hủy chứng cứ thì người có thẩm quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp.

Như vậy, trong trường hợp có nghi ngờ về tài liệu, chứng cứ chứng minh căn cứ của việc giữ khẩn cấp thì Viện Kiểm sát phải trực tiếp gặp, hỏi người bị giữ để quyết định phê chuẩn hay không.

Toàn bộ thời gian xét phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp của Viện Kiểm sát là rất ngắn, chỉ có 12 giờ trong khi quy định trước đó tại khoản 1 Điều 83 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 là 24 giờ. Trong thời hạn đó, Viện Kiểm sát phải hoàn tất các công việc như nghiên cứu hồ sơ (kể cả việc gặp, hỏi người bị bắt, nếu có), ra quyết định phê chuẩn hoặc không và gửi ngay quyết định cho người đã ra lệnh bắt.

- Đối với trường hợp bắt người phạm tội quả tang (Điều 111, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015)

Việc bắt người trong trường hợp này, chủ thể thực hiện việc bắt khó có thể phân biệt được ranh giới giữa vi phạm hành chính và tội phạm hình sự. Hoặc nếu không có việc bắt sẽ là án hình sự, nhưng bị bắt thì người đó chỉ bị coi là vi phạm hành chính vì hậu quả xảy ra chưa đáng kể đủ để xử lí hình sự.

Sau đó, họ được người dân đưa về cơ quan công an, chứ không phải bị cơ quan công an bắt quả tang nên khó có cách xử lí tố tụng thống nhất tiếp theo giữa cơ quan công an và Viện Kiểm sát trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn tiếp theo.

Chẳng hạn, sáng 24/7/2018, đối tượng Châu Hoàng Sang (sinh năm 1996) và đối tượng Kiên (chưa rõ lai lịch) phát hiện xe SH Mode dựng trước nhà địa chỉ số 19/59 đường Nghĩa Thục (phường 6, quận 5, TP. Hồ Chí Minh) không người trông coi. Tên Kiên dừng xe gắn máy trước hẻm số 19 đường Nghĩa Thục để tên Sang đi bộ vào dùng đoản phá khóa, lấy trộm xe SH Mode. Khi dắt xe ra đến đầu hẻm thì bị anh Đàm Chí Vi (người dân địa phương) phát hiện và ngăn cản nên tên Sang bỏ lại xe trộm cắp, chạy tới chỗ xe tên Kiên điều khiển để tẩu thoát. Anh Vi cùng một số người dân đuổi theo hai đối tượng. Đến trước số nhà 17A đường Nguyễn Thời Trung (phường 6,

quận 5), tên Sang và Kiên bị ngã xe. Tên Sang quay lại chống trả thì bị anh Vi cùng người dân khống chế, bắt giữ giao Công an, còn tên Kiên chạy thoát.

Tang vật, phương tiện tạm giữ gồm: 01 xe SH biển số 64B1-675.23, 01 xe SH Mode biển số 59P1-907.00; 01 cán đoản hình chữ L, 02 lưỡi đoản bằng kim loại; 01 điện thoại di động Iphone 7 Plus... Tại trụ sở Công an phường, đối tượng Sang khai nhận đã thực hiện 12 lần trộm xe trên địa bàn thành phố.

Như trong vụ việc này, công an sẽ khai thác tiền án, tiền sự (nếu có) nhưng phải có sự thống nhất với Viện Kiểm sát để gia hạn thời hạn tạm giam, tạm giữ bị can. Nếu đối tượng quanh co, chối tội, không hợp tác thì thời hạn tạm giữ khó mà được Viện Kiểm sát gia hạn.

Với điều luật này, chỉ được bắt khi thuộc một trong ba trường hợp sau đây:

+Trường hợp thứ nhất: Người đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện, tức là hành vi phạm tội đã bắt đầu được thực hiện, nhưng chưa kết thúc trên thực tế nên cần phải bắt ngay để ngăn chặn, không để tội phạm tiếp tục được thực hiện.

+Trường hợp thứ hai: Người phạm tội vừa thực hiện tội phạm xong thì bị phát hiện, tức là hành vi phạm tội vừa kết thúc thì bị phát hiện. Người phạm tội vẫn đang ở khu vực hiện trường nơi thực hiện tội phạm, có thể đang hoặc chưa kịp xóa dấu vết tội phạm, cất giấu công cụ, phương tiện phạm tội… thì bị phát hiện. Trong trường hợp này, những người phát hiện ra phạm tội có quyền tiến hành bắt quả tang.

+Trường hợp thứ ba: Người phạm tội đang thực hiện hành vi tội phạm hoặc vừa thực hiện xong thì bị phát hiện nên bỏ chạy và bị đuổi bắt. Hành vi

bỏ chạy của người phạm tội và việc đuổi bắt diễn ra liền sau hành vi phạm tội, thuộc trường hợp bắt người phạm tội quả tang khi việc đuổi bắt phải liên tục.

Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi của người bị bắt, tránh việc họ bị xâm hại, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định phải giải ngay người bị bắt đến cơ quan công an, Viện Kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này không được giữ người bị bắt mà phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt đến cơ quan điều tra có thẩm quyền, trường hợp vì lý do không giải ngay được người bị bắt thì phải báo ngay cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.

So với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã bổ sung trách nhiệm của công an xã, phường, thị trấn, đồn công an trong việc phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã. Đây là công an cấp cơ sở, thường xuyên tiếp xúc với dân, nhận được nhiều nguồn tin tố giác về tội phạm nói chung, người đang có hành vi phạm tội quả tang nói riêng. Với quy định này, những tài liệu được công an xã, phường, thị trấn, đồn công an thu thập trong quá trình bắt giữ có thể được coi là chứng cứ trong vụ án hình sự.

-Đối với trường hợp bắt bị can, bị cáo để tạm giam (Điều 113, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015)

Khoản 3 Điều 113 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã có quy định là “không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã”. Thế nhưng, trong một số vụ án, bị can đã bị bắt vào ban đêm và khám nhà dù không thuộc hai trường hợp nêu trên vì áp lực của công luận về các đối tượng thủ ác hoặc tham nhũng.

Biện pháp này chỉ áp dụng đối với bị can, bị cáo khi có căn cứ để áp dụng biện pháp tạm giam đối với họ. Đối với người phạm tội nhưng chưa có quyết định khởi tố bị can của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì không được áp dụng biện pháp này.

Điều luật quy định thẩm quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam theo hướng thu hẹp về thẩm quyền ra quyết định so với Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Cụ thể tại khoản 1 Điều 80 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: “Thẩm phán giữ chức vụ Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa phúc thẩm của Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền này”. Trong khi đó, Bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp bắt người theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn TP hồ chí minh (Trang 45 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)