Tình hình, đặc điểm có liên quan đến hoạt động điều tra vụ án làm sa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra vụ án làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc từ thực tiễn cơ quan điều tra viện kiểm sát nhân dân tối cao (Trang 37 - 46)

lệch hồ sơ vụ án, vụ việc của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao

2.1.1. Tình hình tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp và tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc

2.1.1.1. Tình hình tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp

Theo số liệu thống kê của VKSND tối cao, hàng năm số lượng tội phạm và người phạm tội xâm phạm HĐTP bị khởi tố, điều tra chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng số tội phạm và người phạm tội trên toàn quốc. Trong giai đoạn 2016 – 6/2020 các CQĐT đã khởi tố 803 vụ - 1609 bị can về tội xâm phạm HĐTP. Trung bình mỗi năm khởi tố 178,4 vụ - 357,5 bị can (chiếm tỉ lệ khoảng 0,26% trên tổng số vụ án hình sự và 0,33% trên tống số bị can) (xem Bảng 2.1 - Phụ lục). Tuy vậy, trong khi tội phạm xâm phạm HĐTP nói chung đang có chiếu hướng giảm thì số vụ phạm tội xâm phạm HĐTP hoặc các tội phạm khác có liên quan đến hoạt động tư pháp do CQĐT VKSND tối cao khởi tố, điều tra theo thẩm quyền lại có diễn biến phức tạp, xu hướng tăng và chiếm một tỉ lệ không nhỏ trong tổng số tội phạm xâm phạm HĐTP. Cụ thế là:

Từ năm 2016 đến 6/2020, CQĐT của VKSND tối cao đã khởi tố 180 vụ - 228 bị can; chiếm 22,41% sô vụ và 14,17% số bị can phạm tội xâm phạm HĐTP. Trung bình mỗi năm khởi tố 40 vụ - 50,67 bị can. Nếu lấy năm 2016 làm mốc và coi số vụ án, bị can đã khởi tố trong năm là 16 vụ - 21 bị can bằng 100% thì diễn biến tội phạm những năm tiếp theo là: Năm 2017, khởi tố 21 vụ - 42 bị can; tăng 31,25% số vụ và 100% số bị can; Năm 2018, khởi tố 52 vụ - 70 bị can; tăng 225% số vụ và 337% số bị can; Năm 2019, khởi tố 66 vụ - 68 bị can; tăng 312,5% số vụ và 324% số bị can; 06 tháng đầu năm 2020 tỷ lệ tăng cũng tương đương năm 2018 (xem Bảng 2.1 - Phụ lục).

2.1.1.2. Tình hình tội phạm làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc

Từ năm 2016 – 6/2020, tổng số tin báo, tố giác về tội phạm LSLHSVAVV thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSND tối cao là 87, trong đó CQĐT VKSND

tối cao đã khởi tố là 15 vụ, với 16 bị can, bình quân mỗi năm khởi tố 3,33 vụ với 3,56 bị can. Diễn biến cụ thể qua các năm như sau:

Năm 2016: khởi tố 2 vụ, 2 bị can; năm 2017: khởi tố 3 vụ, 4 bị can; năm 2018: khởi tố 4 vụ, 4 bị can; năm 2019: khởi tố 4 vụ, 4 bị can; 6 tháng đầu năm 2020: khởi tố 2 vụ, 2 bị can (xem Bảng 2.2, 2.9 – Phụ lục).

Kết quả điều tra của CQĐT VKSTC đối với 15 vụ án LSLHSVAVV khởi tố trong giai đoạn 2016 – 6/2020 như sau: Có 11 vụ kết thúc điều tra đề nghị truy tố với 12 bị can, chiếm 73,33% số vụ và 75% bị can; tạm đình chỉ 01 vụ (chiếm 6,67%) với 01 bị can (chiếm 6,25%) (xem Bảng 2.3 – Phụ lục).

Căn cứ vào số liệu trên thấy rằng:

- Số vụ phạm tội LSLHSVAVV thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSND tối cao trong giai đoạn 2016 – 2018 tăng mỗi năm 01 vụ (tăng 50% mỗi năm). Giai đoạn 2018 – 2019 không tăng, không giảm. 6 tháng đầu năm 2020 số vụ khởi tố bằng ½ so với năm 2019. Nếu suy luận bằng cách nhân đôi để đủ 12 tháng của năm 2020 thì số vụ sẽ là 4 vụ. Nếu vậy, giai đoạn 2018 – 2020 số vụ phạm tội LSLHSVAVV do CQĐT VKSND tối cao khởi tố không tăng, không giảm.

- Số vụ án LSLHSVAVV được khởi tố chiếm 15/87=17,24% tổng số tin báo, tố giác về tội phạm LSLHSVAVV. Không loại trừ khả năng có tội phạm ẩn trong số vụ không được khởi tố, trong đó có thể có nguyên nhân do tiêu cực, “bao che” hoặc trình độ năng lực điều tra của ĐTV còn hạn chế nên không làm rõ được hành vi, không chứng minh được tội phạm.

- Hiệu quả công tác điều tra của CQĐT VKSND tối cao đối với 15 vụ án LSLHSVAVV khởi tố trong giai đoạn 2016 – 6/2020 chưa cao, số vụ kết thúc điều tra đúng thời hạn và đề nghị truy tố chỉ chiếm 73,33%, số vụ phải tạm đình chiếm 6,25%.

2.1.2. Đặc điểm hình sự của tình hình tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc

2.1.2.1. Đặc điểm thời gian và địa điểm thực hiện tội phạm

- Đặc điểm về thời gian: Thông thường người phạm tội thực hiện hành vi gây án trong thời gian được giao nhiệm vụ, quyền hạn trực tiếp tiến hành các hoạt động tố tụng để giải quyết một vụ án, vụ việc cụ thể hoặc khi đang giữ chức vụ, quyền hạn quản lý, chỉ đạo, điều hành HĐTP của cơ quan mình. Vì vậy, có nhiều vụ hành vi phạm tội đã diễn ra trong thời gian dài. Nghiên cứu, nắm vững đặc điểm về thời gian

gây án trong các vụ án xâm phạm HĐTP do cán bộ của các CQTP thực hiện giúp cho ĐTV đánh giá được các phạm vi các tình tiết của vụ án, xác định phạm vi về mặt thời gian thực hiện tội phạm từ đó có phương pháp, chiến thuật thu thập chứng cứ phù hợp.

- Đặc điểm về địa điểm thực hiện tội phạm: Người phạm tội thường lựa chọn địa điểm phạm tội là cơ quan, văn phòng nơi họ làm việc. Nói cách khác, tội phạm LSLHSVAVV thường xảy ra tại địa điểm là trụ sở của các CQTP. Vì đây là nơi lưu trữ hồ sơ, tài liệu, vật chứng có liên quan đến vụ án, vụ việc mà người phạm tội có trách nhiệm quản lý hay có nhiệm vụ trực tiếp tiến hành các hoạt động tố tụng, đồng thời cũng là nơi có người và có các công cụ, phương tiện có thể hỗ trợ cho việc phạm tội. Việc xác định đúng địa điểm thực hiện tội phạm giúp cho ĐTV có thể nhanh chóng phát hiện được những dấu vết, tài liệu, vật chứng có ý nghĩa chứng minh tội phạm và người phạm tội.

2.1.2.2. Đặc điểm về nhân thân người phạm tội

Trên cơ sở phân tích lý lịch của 16 bị can bị khởi tố về tội LSLHSVAVV cho thấy một số đặc điểm nhân thân của người phạm tội LSLHSVAVV như sau: (xem

Bảng 2.4 – Phụ lục).

- Về trình độ học vấn, độ tuổi, giới tính: Người phạm tội đa phần trình độ học vấn cao, có hiểu biết nhiều về xã hội, được đào tạo cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ. Theo thống kê, trong tổng số 16 bị can đã khởi tố, điều tra thì số bị can có trình độ Cao đẳng, Đại học trở lên là 13 người (chiếm 81,25%), trình độ trung cấp chuyên nghiệp là 3 người (chiếm 18,75%). Trong đó, hầu hết các bị can được đào tạo về chuyên ngành Luật hoặc chuyên ngành Điều tra, nghiệp vụ Công an, Kiểm sát… nên có kiến thức pháp lý và rất am hiểu về những lĩnh vực tự pháp, về quy trình HĐTP mà họ đảm nhiệm. Đa số người phạm tội ở độ tuổi trung niên, số bị can là nam giới chiếm tỉ lệ 100%.

Đặc điểm này đòi hỏi trong điều tra phải phân công ĐTV có trình độ kiến thức pháp luật vững vàng, tinh thông nghiệp vụ và hiểu biết về lĩnh vực công tác của bị can, có kỹ năng giao tiếp và khả năng tiếp xúc tâm lý tốt để có thể đấu tranh, kết hợp với việc giáo dục, thuyết phục bị can nhận ra sai lầm của mình và chịu hợp tác trong quá trình điều tra.

- Về tiền án, tiền sự và những yếu tố về nhân thân lai lịch: Tất cả các bị can đều chưa có án tích. Nhiều bị can trước khi phạm tội là đảng viên, hàng năm được đánh giá

là hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác, thậm chí có những đối tượng còn là người có nhiều thành tích, được cấp trên quan tín nhiệm và cấp dưới kính nể. Hầu hết người phạm tội là người có mối hệ rộng rãi với những người có chức vụ, quyền hạn trong xã hội.

Nắm vững được những đặc điểm về nhân thân của người phạm tội sẽ giúp cho ĐTV nhận thức được những thuận lợi, khó khăn trong việc tổ chức tiến hành các hoạt động điều tra xác định tội phạm, hành vi phạm tội của từng bị can, từ đó áp dụng những chiến thuật và phương pháp điều tra phù hợp.

2.1.2.3. Đặc điểm về thủ đoạn phạm tội và che giấu tội phạm - Đặc điểm về thủ đoạn phạm tội:

+ Trong các giai đoạn tố tụng, giải quyết vụ án, vụ việc, khi tiến hành lập các văn bản, biên bản, bên cạnh các văn bản, biên bản được lập đảm bảo quy định của pháp luật đối tượng còn ký khống thêm các văn bản, biên bản mà không ghi nội dung để sau này ghi nội dung và thực hiện đánh tráo tài liệu trong hồ sơ vụ án, vụ việc.

Để có thể đánh tráo tài liệu trong hồ sơ vụ án, vụ việc sau này, tại thời điểm tiến hành hoạt động tố tụng, giải quyết vụ án, vụ việc, đối tượng vẫn tiến hành lập các văn bản, biên bản đảm bảo quy định của pháp luật nhưng đồng thời đưa ra lý do nào đó và chủ động đưa thêm văn bản, biên bản không nội dung rồi yêu cầu những người tham gia, tham dự ký khống vào văn bản, biên bản đó. Sau này đối tượng thực hiện ghi nội dung vào văn bản, biên bản đã được ký không và thay thế văn bản, biên bản trong hồ sơ vụ án, vụ việc. Thủ đoạn này thường được thực hiện trong khi tiến hành các hoạt động như: Khám xét, lấy lời khai, hỏi cung.

Tiêu biểu: Vụ Đinh Văn Long có hành vi phạm tội“Làm sai lệch hồ sơ vụ án” theo bản Kết luận điều tra, đề nghị truy tố số 23/VKSTC-C1(P4) ngày 26/9/2018 của

CQĐT VKSTC.

Theo bản Kết luận điều tra, đề nghị truy tố: Thực hiện khám xét tại nhà bà Đinh Thị Vinh (thôn 5 Thanh Lạng, xã Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình) trong vụ bắt quả tang vụ đánh bạc bằng hình thức ghi số đề, ĐTV Đinh Văn Long phân công ông Đinh Văn Hiến - Cán bộ điều tra Công an huyện Tuyên Hóa tiến hành lập biên bản khám xét. Sau khi ông Hiến ghi biên bản xong thì Đinh Văn Long yêu cầu ông Hiến đưa thêm 02 biên bản khám xét không ghi nội dung để cho những người tham gia buổi khám xét cùng ký vào biên bản có nội dung và 02 biên bản ký khống

không ghi nội dung nhằm mục đích để sau này viết lại nội dung khám xét. Ngày 10/4/2013, Công an huyện Tuyên Hóa ra các Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Đinh Thị Vinh cùng các bị can khác về tội: “Đánh bạc” và Tổ chức đánh bạc”, theo các Điều 248, Điều 249 BLHS 1999 và phân công Điều tra viên Đinh Văn Long tiến hành điều tra vụ án. Trong quá trình điều tra vụ án này, Đinh Văn Long đã ghi lại nội dung biên bản khám xét, bỏ ra ngoài hồ sơ vụ án 148 bảng đề trong tổng số 217 bảng đề đã thu giữ trong quá trình khám xét nhằm mục đích là làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị can Đinh Thị Vinh.

+ Trong các giai đoạn tố tụng, giải quyết vụ án, vụ việc, đối tượng yêu cầu những người tham gia, tham dự ký khống vào văn bản, biên bản không ghi nội dung, sau này mới ghi nội dung vào văn bản, biên bản.

Để thực hiện thủ đoạn này đối tượng thường đưa ra lý do hợp lý nào đó để che mắt hoặc lợi dụng việc người tham gia tố tụng không nắm chắc quy định của pháp luật về văn bản, biên bản tố tụng, giải quyết vụ án, vụ việc rồi yêu cầu người tham gia tố tụng ký vào văn bản, biên bản mà không ghi nội dung. Sau này đối tượng mới ghi nội dung vào biên bản đó. Thủ đoạn này thường được thực hiện trong quá trình tiến hành lấy lời khai người làm chứng và hỏi cung bị can. Thực tế thủ đoạn này cũng tương tự như thủ đoạn thứ nhất, chỉ khác ở chỗ đối tượng không lập biên bản nào theo đúng quy định pháp luật tại thời điểm tiến hành hoạt động tố tụng, giải quyết vụ án, vụ việc.

+ Khi lập các biên bản, văn bản tố tụng cố tình ghi chép chừa lại khoảng trống để sau này thực hiện viết thêm nội dung hoặc sau này đối tượng tự sửa chữa, tẩy xóa và viết thêm nội dung.

Trong quá trình lập các văn bản, biên bản tố tụng, đối tượng vẫn thực hiện về cơ bản đảm bảo các trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, phần ghi nội dung của văn bản, biên bản thì đối tượng cố tình chừa lại các khoảng trống, sau này đối tượng ghi thêm vào văn bản, biên bản những nội dung khác. Hoặc đối tượng vẫn tiến hành lập văn bản, biên bản theo đúng nội dung, trình tự, thủ tục pháp luật nhưng sau này cố tình tẩy xóa, sửa chữa và thêm, bớt nội dung nhằm làm sai lệch hồ sơ vụ án.

Tiêu biểu: Vụ Nguyễn Việt Cường có hành vi phạm tội“Làm sai lệch hồ sơ vụ án” theo bản Kết luận điều tra, đề nghị truy tố số 27/VKSTC-C1(P4) ngày 13/11/2019

Theo bản Kết luận điều tra, đề nghị truy tố: Nguyễn Việt Cường (ĐTV Cơ quan CSĐT Công an Tp. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) trong quá trình được phân công điều tra vụ án Từ Phạm Quang Vinh và đồng bọn phạm tội: “Mua bán trái phép chất ma túy”

theo khoản 2, Điều 194 BLHS năm 1999 đã thực hiện hành vi viết thêm những nội dung có tính chất buộc tội đối với Nguyễn Hồng Ngọc Anh vào biên bản hỏi cung của bị can Nguyễn Hồng Ngọc Anh lúc 08h00’ ngày 13/6/2013 (Bút lục số: 478); Biên bản hỏi cung bị can Từ Phạm Quang Vinh lúc 08h00’ ngày 29/3/2015 và lúc 13h30’ ngày 31/3/2015 (Bút lục số: 818 và 824). Những nội dung mà bị can Cường viết thêm vào các biên bản hỏi cung đã làm thay đổi hoàn toàn nội dung vụ án đối với bà Anh. Dẫn đến hậu quả các cơ quan tiến hành tố tụng Tp. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên giải quyết vụ

án:“Mua bán trái phép chất ma túy”trên bị sai lệch, điều tra, truy tố, xét xử tuyên phạt

bà Anh 07 năm tù, sau đó bản án bị hủy và vụ án phải đình chỉ điều tra do không chứng minh được hành vi phạm tội của bà Anh.

+ Cố tình loại bỏ hoặc thêm vào các tài liệu, vật chứng của vụ án, vụ việc. Để thực hiện việc này, có thể ngay tại thời điểm tiến hành hoạt động thu thập đối tượng chủ động bỏ ra ngoài đồng thời không thực hiện ghi vào trong biên bản, văn bản tố tụng. Cũng có trường hợp đối tượng loại bỏ tài liệu, vật chứng của vụ án, vụ việc cùng với đó là chỉnh sửa hoặc đánh tráo các văn bản của quá trình thu thập trước đó. Thực tế thủ đoạn này thường đi kèm cùng với thủ đoạn thứ nhất và thủ đoạn thứ hai. Cùng với việc loại bỏ các tài liệu, vật chứng của vụ án, vụ việc thì đối tượng cũng hợp lý hóa bằng việc đánh tráo, thay đổi, sửa chữa… các biên bản, văn bản có liên quan. Ngoài ra, đối tượng có thể thêm vào các tài liệu của vụ án, vụ việc mà thực tế không tiến hành hoạt động tố tụng để có được tài liệu đó.

Tiêu biểu: Vụ Trần Nam Linh có hành vi phạm tội“Làm sai lệch hồ sơ vụ án” theo bản Kết luận điều tra, đề nghị truy tố số 14/VKSTC-C1(P4) ngày 18/7/2015 của

CQĐT VKSTC.

Theo bản Kết luận điều tra, đề nghị truy tố: Trong điều tra vụ án Phạm Văn Ngọc phạm tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”, ĐTV Nguyễn Đức Hùng (Công an thị xã Chí Linh, Hải Dương) phân công Trần Nam Linh (cán bộ Công an thị xã Chí Linh, Hải Dương) tiến hành xác minh tại Chi cục THADS quận Lê Chân (Tp. Hải Phòng) để xác minh Ngọc đã chấp hành hình phạt bổ sung theo quyết định của bản án số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra vụ án làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc từ thực tiễn cơ quan điều tra viện kiểm sát nhân dân tối cao (Trang 37 - 46)