Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra vụ án làm sai lệch hồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra vụ án làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc từ thực tiễn cơ quan điều tra viện kiểm sát nhân dân tối cao (Trang 65 - 103)

sơ vụ án, vụ việc của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong thời gian tới

3.2.1. Đổi mới tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, trình độ, bản lĩnh cho đội ngũ Điều tra viên, cán bộ điều tra và đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động cho Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Thứ nhất, đổi mới tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, trình độ, bản lĩnh cho đội ngũ Điều tra viên, cán bộ điều tra của CQĐT VKSND tối cao

Thực hiện các quy định của pháp luật và chủ trương của Đảng về việc hoàn thiện tổ chức bộ máy các CQTP trong Chiến lược cải cách tư pháp được đề ra trong Nghị quyết số 49 - NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị, thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015, hiện nay Cơ quan điều tra thuộc VKSND đã được thu gọn đầu mối và tổ chức ở VKSND tối cao theo mô hình: CQĐT VKSND tối cao được tổ chức ở cấp Trung ương, có trụ sở chính đặt tại thành phố Hà

Nội, 02 Đại diện Thường trực đặt tại TP Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và 10 phòng nghiệp vụ. Về lực lượng CQĐT của VKSND tối cao có tổng số 173 biên chế. Với mô hình này, những năm qua CQĐT VKSND tối cao đã đảm bảo được sự tập trung thống nhất trong lãnh đạo, chỉ huy các hoạt động điều tra, tránh được tình trạng lệ thuộc vào nhiều mối quan hệ ở địa phương (đặc biệt là mối quan hệ với những người có chức vụ, quyền hạn trong các CQTP) trong quá trình điều tra, giải quyết các vụ án xâm phạm HĐTP nói chung, vụ án LSLHSVAVV nói riêng.

Tuy nhiên, do không có các đầu mối và các cơ sở ở địa phương, số ĐTV chỉ có 96 ĐTV các cấp nhưng phải hoạt động trên địa bàn cả nước, phụ trách theo dõi thông tin của các CQTP trung ương, các CQTP của 63 tỉnh, thành phố và các CQTP của 698 huyện, thị xã của cả nước nên CQĐT VKSND tối cao không thể kịp thời nắm bắt và xử lý những tin báo, tố giác tội phạm thuộc thẩm quyền, trong khi loại tội phạm này đang có xu hướng gia tăng. Trên thực tế, hoạt động của CQĐT của VKSND tối cao không thể có hiệu quả cao khi khả năng nắm bắt các tin báo, tố giác tội phạm vốn là

“đầu vào” của hoạt động điều tra còn hạn chế như hiện nay. Đó là chưa kể đến việc

thực hiện thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện theo quy định của Bộ luật TTHS năm 2015 và Bộ luật TTDS năm 2015, thì có đến 90% tổng số vụ, việc được thụ lý giải quyết thuộc thẩm quyền của các CQTP cấp huyện. Vì vậy, tổ chức bộ máy của CQĐT VKSND tối cao như hiện nay sẽ gặp nhiều khó khăn, bất cập trong việc phát hiện, điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền.

Chính vì vậy, để Cơ quan điều tra VKSND tối cao có thể làm tốt nhiệm vụ phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật trong điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án, kịp thời ngăn chặn sự lạm quyền, xâm phạm các quyền dân chủ của công dân, đồng thời khắc phục tình trạng thiếu kiên quyết, bỏ lọt vi phạm, tội phạm trong các HĐTP nhằm đáp ứng yêu cầu: “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc

Việt Nam xã hội chủ nghĩa”[3], góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ của VKSND được

ghi nhận trong khoản 3 Điều 107 Hiến pháp năm 2013 là: “...bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cả nhân, góp phần bảo đảm pháp

luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất” , thì CQĐT VKSND tối cao cần phải được đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động theo hướng:

- CQĐT VKSND tối cao về cơ bản vẫn được tổ chức như hiện nay nhưng cần tăng cường thêm từ 05 - 07 đơn vị đại diện Thường trực của CQĐT ở những thành phố trực thuộc trung ương và ở một số khu vực khác. Các Đại diện Thường trực của CQĐT này có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSND tối cao dưới sự chỉ đạo thống nhất của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT. Có như vậy, hoạt động của CQĐT VKSND tối cao mới bảo đảm việc phát hiện, phân loại, xử lý thông tin tội phạm được kịp thời, chính xác, tiến độ điều tra sẽ không bị kéo dài, đồng thời bảo đảm việc độc lập, chủ động tiến hành các hoạt động điều tra, sự chỉ huy thống nhất của Thủ trưởng CQĐT và lãnh đạo của Viện trưởng VKSND tối cao theo nguyên tắc tổ chức và hoạt động tập trung thống nhất của ngành Kiểm sát.

- Cùng với việc đổi mới tổ chức bộ máy, cần phải tăng cường lực lượng cán bộ, ĐTV làm nhiệm vụ điều tra của CQĐT VKSND tối cao. Bởi vì: Với nhiệm vụ phải tiến hành xác minh, xử lý các tin báo, tố giác về tội phạm và điều tra các vụ án thuộc thẩm quyền trên địa bàn cả nước thì lực lượng ĐTV của CQĐT VKSND tối cao như hiện nay vẫn còn mỏng (xem Bảng 2.8 - Phụ lục). Do vậy, cần phải bổ sung thêm lực lượng cán bộ, ĐTV.

Theo Nghị quyết số 522e/NQ - ƯBTVQH13 ngày 16/8/2012 của ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 13, cho phép bổ sung thêm biên chế và tăng số lượng ĐTV của CQĐT VKSND tối cao lên 185 người, trong đó có 35 ĐTV cao cấp nhưng cho đến nay, CQĐT mới chỉ có 173 biên chế, với 96 ĐTV, trong đó có 22 ĐTV cao cấp. Do vậy, cần bổ sung thêm lực lượng ĐTV từ các nguồn, bằng các biện pháp khác nhau như: Lựa chọn trong số cán bộ kiểm sát đã từng là ĐTV của VKSND các cấp trước đây, có trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm trong hoạt động điều tra để chuyển về làm công tác điều tra ở CQĐT của VKSND tối cao. Đồng thời, có thể đề nghị với Bộ Công an cho phép điều động, tuyển dụng một số cán có năng lực, được đào tạo chính quy về chuyên ngành điều tra trong các cơ sở đào tạo của Bộ Công an sang công tác tại CQĐT của VKSND tối cao. Hoặc xây dựng Quy chế phối hợp trong công tác đào tạo với Học viện An ninh nhân dân, Học viện Cảnh sát nhân dân, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân... để gửi một số cán bộ kiếm sát có năng lực và đã có trình độ chuyên

ngành Luật sang đào tạo văn bằng 2 về chuyên ngành điều tra nhằm chuẩn hóa “đầu vào” của lực lượng cán bộ, ĐTV của Cơ quan điều tra VKSND tối cao.

- Song song với việc bổ sung thêm lực lượng thì cần phải nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ, kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ ĐTV, cán bộ điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao hiện nay bằng nhiều hình thức như:

+ Thường xuyên giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm nghề nghiệp cho cán bộ, ĐTV;

+ Thực hiện việc khen thưởng kịp thời đối với những cán bộ, ĐTV có thành tích xuất sắc trong công tác, đồng thòi xử lý nghiêm minh đối với những sai phạm, vi phạm pháp luật của cán bộ, ĐTV;

+ Liên kết, phối hợp với các cơ sở đào tạo của Bộ Công an tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận về khoa học điều tra, nghiệp vụ điều tra tố tụng tại các cơ sở đào tạo của ngành Kiểm sát.

Trong việc bồi dưỡng nghiệp vụ điều tra cho ĐTV, trước hết căn phải bồi dưỡng cho họ nhận thức về chứng cứ và chứng minh trong tố tụng hình sự. Đối với kiến thức về chứng cứ trong điều tra tội phạm LSLHSVAVV, cán bộ điều tra, ĐTV phải nắm được những chứng cứ phổ biến trong vụ án LSLHSVAVV và những quy luật hình thành chứng cứ trong từng tình huống cụ thể. Hiểu biết sâu vấn đè này sẽ nâng cao năng lực phát hiện, thu thập tài liệu, chứng cứ của cán bộ điều tra, ĐTV trong điều tra các vụ án LSLHSVAVV. Đối với kiến thức về lý luận chứng minh trong điều tra vụ án LSLHSVAVV, cần bồi dưỡng cho cán bộ điều tra, ĐTV năng lực xác định những vấn đề phải chứng minh trong vụ án, từng vấn đề đó căn chứng minh bằng những liệu, chửng cứ nào? Thu thập các chứng cứ đó như thế nào? Những phương tiện nào sẽ tham gia vào quá trình chứng minh vụ án LSLHSVAVV… Bên cạnh đó, cần thường xuyên bồi dưỡng cho ĐTV về các hoạt động nghiệp vụ cụ thể như chiến thuật bắt, khám xét, lấy lời khai, hỏi cung…

Thứ hai, đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động cho Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Trong những năm qua những hạn chế về cơ sở vật chất, phương tiện làm việc phần nào tác động không tốt tới tư tưởng, tinh thần làm việc và tác động tới hiệu quả của một số nội dung trong hoạt động điều tra các vụ án xâm phạm HĐTP nói chung, vụ án LSLHSVAVV nói riêng. Trên cơ sở định hướng chung về cơ sở vật chất cho các

cơ quan tư pháp được các nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp đề cập là: Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho các cơ quan, cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp theo hướng hiện đại, không để lạc hậu hơn so với phương tiện hoạt động của bọn

tội phạm. Trong những năm tới, VKSND tối cao cần hoạch định những bước đi phù

hợp để bảo đảm cơ sở vật chất về trụ sở, trang thiết bị phục vụ hoạt động điều tra của CQĐT VKSND tối cao theo hướng sau:

- Xác định kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ hoạt động điều tra của CQĐT VKSND tối cao như đối với các CQĐT thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và có tính đến đặc thù riêng của CQĐT này.

- Đảm bảo cấp đủ kinh phí cho hoạt động điều tra, hoạt động thu thập thông tin về tội phạm từ cơ sở, hoạt động phối hợp trong công tác điều tra của CQĐT VKSND tối cao với các cơ quan, đơn vị có liên quan.

- Đầu tư kinh phí xây dựng trụ sở làm việc với đầy đủ trang thiết bị văn phòng cho các đơn vị trực thuộc CQĐT VKSND tối cao ở các khu vực.

- Trang bị đầy đủ phương tiện, thiết bị kỹ thuật hiện đại cần thiết cho hoạt động nghiệp vụ của CQĐT, ĐTV VKSND tối cao theo kế hoạch dài hạn (3 năm; 5 năm; 10 năm) và theo từng năm công tác.

- Đảm bảo chế độ chính sách phù hợp đối với ĐTV của CQĐT VKSND tối cao. Xuất phát từ nét đặc thù trong công tác của ĐTV của CQĐT VKSND tối cao: Công việc vừa phức tạp, nguy hiểm, vừa đòi hỏi năng lực trình độ cao, áp lực công việc lớn, đặc biệt là đa số cán bộ, ĐTV phải sống xa nhà vì trụ sở cơ quan, nơi làm việc không gắn liền với địa phương huyện, tỉnh như các CQĐT khác. Do đó, cần có chế độ, chính sách phù họp đối với đội ngũ cán bộ, ĐTV của CQĐT VKSTC để thu hút được người có năng lực, đồng thời đảm bảo cho cán bộ, ĐTV an tâm công tác, không vi phạm, tiêu cực, cần phải đảm bảo thực hiện một số vấn đề cơ bản như: Xây dựng chế độ lương, phụ cấp của cán bộ, ĐTV phù hợp với công tác (như chế độ của cán bộ, ĐTV các CQĐT chuyên trách khác); thực hiện chế độ nhà công vụ; ưu tiên phương tiện giao thông; có chế độ công tác phí phù hợp với đặc thù công việc…

3.2.2. Tăng cường công tác tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc

Thứ nhất, tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm LSLHSVAVV.

Trước hết, lãnh đạo, cán bộ, ĐTV trong CQĐT VKSND tối cao cần nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác thông tin về tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra nói chung, thông tin tội phạm LSLHSVAVV nói riêng. Công tác này phải được xác định là một trong những hoạt động nghiệp vụ quan trọng, mọi quyết định về hoạt động điều tra vụ án LSLHSVAVV đều phải dựa vào kết quả của công tác thông tin (kết quả phân tích, đánh giá, xử lý các thông tin, tài liệu liên quan).

Khi tiếp nhận thông tin ban đầu phản ánh về vụ việc LSLHSVAVV, dù tin đó từ nguồn nào, bí mật hay công khai đều đòi hỏi ở người tiếp nhận tin khả năng khai thác thông tin. Trước hết phải có thái độ ứng xử, giao tiếp đúng mực đối với người cung cấp tin, để người cung cấp tin bình tĩnh và thấy rõ được trách nhiệm của mình đối với nội dung tin báo và cố gắng trình bày rõ sự việc. Cán bộ tiếp nhận đã chú ý ghi nhận các thông tin cần thiết về cá nhân, tổ chức cung cấp tin báo; thời gian, địa điểm và diễn biến của sự việc đã xảy ra; lập biên bản tiếp nhận tài liệu, hồ sơ liên quan và thụ lý đẩy đủ vào “Sổ quản lý tố giác, tin báo về tội phạm” theo quy định.

Để thực hiện tốt hoạt động tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh về vụ việc LSLHSVAVV phải đổi mới hoạt động thu thập thông tin về tội phạm bằng việc đa dạng hóa các nguồn thu thập thông tin như:

- Xây dựng các Quy chế phối hợp với các CQTP khác, cơ quan Thanh tra nhà nước để tạo cơ sở pháp lý, tăng cường mối quan hệ phối hợp với các Cơ quan này trong việc tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao.

- Tập trung xây dựng mạng lưới cơ sở cung cấp thông tin, cộng tác viên để chủ động theo dõi, nắm bắt thông tin về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp xảy ra trên toàn quốc; nâng cao trách nhiệm cung cấp thông tin về tội phạm trong nội bộ ngành Kiểm sát và có cơ chế khuyến khích, động viên bằng nhiều hình thức để có được thông tin về tội phạm từ các nguồn khác. Bên cạnh đó cần chủ động trong việc huy động sức mạnh của nhân dân và các cơ quan báo chí trong việc tố giác, phát hiện tội phạm, tiếp tục duy trì hòm thư tố giác tội phạm ở các trụ sở CQĐT, Viện kiểm sát các cấp, đổi mới hình thức nội dung website, hộp thư điện tử, số điện thoại đường dây nóng… để tiếp nhận các thông tin về tội phạm.

- Ngoài việc duy trì các hòm thư tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm ở các trụ sở của CQĐT VKSND tối cao và VKSND các cấp, cần xây dựng trang web, hộp thư điện tử, đường dây “nóng” điện thoại để tiếp nhận thông tin tội phạm. Đồng thời, đa dạng hóa các hình thức lấy thông tin như: Qua báo cáo bằng văn bản, điện thoại, tin, bài trang web.. . của cơ quan, tổ chức khác.

- Mở rộng các hình thức tuyên truyền, phổ biến những thông tin về chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của Cơ quan điều tra VKSND tối cao để nhiều người dân được biết; đẩy mạnh phong trào quần chúng tham gia phát hiện tố giác tội phạm nói chung và các tội phạm XPHĐTP thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT của VKSND nói riêng.

Thứ hai, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác phân loại, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm LSLHSVAVV bằng các biện pháp như:

- Phân công những ĐTV có tinh thần trách nhiệm cao, có kiến thức pháp luật vững vàng, có trình độ nghiệp vụ điều tra, có lập trường chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, dũng cảm, không sợ uy lực để làm công tác tiếp nhận, xác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra vụ án làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc từ thực tiễn cơ quan điều tra viện kiểm sát nhân dân tối cao (Trang 65 - 103)