Thực trạng công tác lãnh đạo, chỉ đạo và quan hệ phối hợp của Cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra vụ án làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc từ thực tiễn cơ quan điều tra viện kiểm sát nhân dân tối cao (Trang 54 - 57)

quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong điều tra vụ án làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc

2.3.1. Thực trạng công tác lãnh đạo, chỉ đạo

Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án và tọa đàm, trao đổi với lực lượng ĐTV, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT VKSND tối cao, thấy rằng trong điều tra vụ án LSLHSVAVV, Thủ trưởng CQĐT VKSND tối cao rất quan tâm chỉ đạo hoạt động điều tra vụ án. Bên cạnh đó, có nhiều vụ án được các Tỉnh ủy trực tiếp cho ý kiến chỉ đạo. Sự chỉ đạo này đảm bảo cho sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong quá trình điều tra vụ án, củng cố thêm niềm tin và tăng cường sức mạnh cho ĐTV vượt qua những áp lực, những khó khăn trở ngại để hoàn thành tốt nhiệm vụ điều tra.

Trong thực tế, sự chỉ đạo của các cấp hữu quan bắt đầu từ lúc khởi tố vụ án, phân công lực lượng điều tra cho đến thời điểm kết thúc hoạt động điều tra. Sự chỉ đạo này đã góp phần cho hoạt động điều tra các vụ án LSLHSVAVV được tiến hành đúng hướng, huy động được sức mạnh và sự ủng hộ của các ngành, các cấp. Công tác thông tin, báo cáo trong điều tra vụ án được thực hiện một cách nghiêm túc, đảm bảo cho các cấp lãnh đạo kịp thời nắm được tình hình và cho ý kiến giải quyết những vấn đề cụ thể, đặc biệt là những khó khăn, vướng mắc nảy sinh. Tuy nhiên, công tác chi đạo hoạt động điều tra vụ án vẫn còn bộc lộ những hạn chế, thiếu sót cơ bản sau:

- Bị can trong vụ án LSLHSVAVV thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSND là cán bộ tư pháp có chức vụ, quyền hạn trong HĐTP. Do đó, trong một số vụ án phải phải báo cáo giải trình nhiều cấp, dẫn đến kéo dài thời gian điều tra.

- Trong chỉ đạo điều tra vụ án, vẫn còn tình trạng chưa có sự kết hợp hài hòa giữa các yêu cầu chính trị, pháp luật và nghiệp vụ dẫn đến quá trình giải quyết vụ án gặp nhiều khó khăn.

2.3.2. Quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao với các đơn vị trong toàn ngành Kiểm sát

- Quan hệ với Vụ 6: Hình thức phối hợp chủ yếu là trao đổi thông tin, ra các yêu

cầu, đề nghị điều tra, thống nhất đường lối giải quyết vụ án, thực hiện các biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của từng đơn vị... Ngoài ra, CQĐT VKSND tối cao và Vụ 6 đã phối hợp khá chặt chẽ, làm tốt công tác phân loại, cá thể hóa trách nhiệm của đối tượng phạm tội để đưa vào khởi tổ bị can, đảm bảo việc khởi tố đúng người, đúng tội. Đồng thời, Vụ 6 đã phối hợp chặt chẽ với CQĐT VKSND tối cao trong việc áp dụng, hủy bỏ hoặc thay đổi các biện pháp ngăn chặn, đảm bảo việc bắt, tạm giam các đối tượng có căn cứ, đúng pháp luật, không để xảy ra oan sai. Đáng chú ý, quan hệ phối hợp còn thể hiện trong việc định hướng thu thập tài liệu, chứng cứ.

- Quan hệ với các đơn vị nghiệp vụ trực thuộc VKSND tối cao và VKSND các

địa phương: Mối quan hệ này là quan hệ phối hợp giữa các đơn vị trong ngành và

được thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ quan điều tra viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định số 208/QĐ-VKSTC-C1 ngày 28/5/2019 của Viện trưởng VKSND dân tối cao (trước đó là: Quy chế tổ chức và hoạt động của CQĐT VKSND tối cao ban hành kèm theo quyết định số 18/QĐ-VKSTC-C1

ngày 20/11/2015 của Viện trưởng VKSND tối cao). Theo đó, các Vụ nghiệp vụ thuộc VKSND tối cao và VKSND các địa phương đã phối hợp với CQĐT VKSND tối cao trong việc tiếp nhận và giải quyết tin báo, tố giác tội phạm thuộc thẩm quyền của CQĐT VKSND tối cao, trong đó có tội phạm LSLHSVAVV, tạo điều kiện cho VKSND tối cao hoàn thành nhiệm vụ. CQĐT VKSND tối cao cũng đã tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và thông báo kết quả giải quyết cho các đơn vị đã chuyển tố giác, tin báo về tội phạm. Đồng thời có trách nhiệm tham mưu cho các đơn vị này thực hiện các biện pháp phòng ngừa tội phạm xâm phạm HĐTP của cán bộ, Kiểm sát viên trong toàn ngành Kiểm sát.

Thực tiễn, từ năm 2016 đến 6/2020, các Vụ nghiệp vụ và các VKSND địa phương đã chuyển đến CQĐT VKSND tối cao 420 tin báo thuộc thẩm quyền, trong đó có 33 tin về tội phạm LSLHSVAVV nên đã giúp cho cơ quan này nắm bắt và quản lý tốt hơn tình hình tội phạm xâm phạm HĐTP nói chung, tội phạm LSLHSVAVV nói riêng trên địa bàn cả nước (xem Bảng 2.8, 2.9 - Phụ lục).

2.3.3. Quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao với các Cơ quan điều tra khác và lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp của Bộ Công an

- Quan hệ phối hợp giữa CQĐT VKSND tối cao với CQĐT khác: Trong những

năm qua, CQĐT VKSND tối cao đã nhận được sự hỗ trợ của các CQĐT khác (nhất là CQĐT của lực lượng Công an nhân dân) về lực lượng, công cụ, phương tiện trong quá trình điều tra những vụ án xâm phạm HĐTP nói chung, vụ án LSLHSVAVV nói riêng, nhất là những vụ có tính chất nghiêm trọng, phức tạp khi mà các điều kiện về con người, trang thiết bị và cơ sở vật chất của CQĐT của VKSND tối cao chưa đáp ứng được. Bên cạnh đó, giữa CQĐT VKSND tối cao với CQĐT của lực lượng Công an nhân dân cũng đã phối hợp trong việc thực hiện hoạt động ủy thác điều tra theo quy định của pháp luật. Tất cả sự phối hợp này cơ bản có sự chặt chẽ, đảm bảo tiến độ của quá trình điều tra vụ án LSLHSVAVV.

- Phối hợp với các Trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trong việc

tạm giam bị can: Thực tế, CQĐT VKSND tối cao thường liên hệ với Cục Điều tra

hình sự Bộ Quốc phòng để tạm giam bị can ở Trại tam giam của Cục Điều tra hình sự hoặc liên hệ với Phòng Điều tra hình sự Quân khu 5, Quân khu 7 để tạm giam bị can

tại Trại tạm giam của Quân khu. Về cơ bản sự phối hợp này là chặt chẽ, đảm bảo các quy định của pháp luật, tạo thuận lợi cho quá trình điều tra.

- Quan hệ phối hợp với lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp trong công

tác bắt, áp giải bị can và dẫn giải người làm chứng: Mối quan hệ này đã được thực

hiện theo đúng Quyết định số 1502/2008/QĐ - BCA (C11) về quy trình bắt, áp giải bị can, bị cáo, dẫn giải người làm chứng của lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, CQĐT VKSND tối cao đã phối hợp với lực lượng này để thi hành lệnh bắt, áp giải bị can về nơi tạm giam hoặc áp giải người làm chứng để tiến hành lấy lời khai trong quá trình điều tra vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra vụ án làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc từ thực tiễn cơ quan điều tra viện kiểm sát nhân dân tối cao (Trang 54 - 57)