Nhận xét, đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra vụ án làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc từ thực tiễn cơ quan điều tra viện kiểm sát nhân dân tối cao (Trang 57 - 63)

2.4.1. Những kết quả đạt được

- Trong giai đoạn 2016 – 6/2020, hoạt động điều tra các vụ án LSLHSVAVV của CQĐT VKSND tối cao đã nhận được sự lãnh đạo đúng đắn, kịp thời của lãnh đạo VKSND tối cao và lãnh đạo CQĐT VKSND tối cao; sự nỗ lực, quyết tâm của toàn thể lực lượng cán bộ, ĐTV. Vì vậy, công tác điều tra các vụ án LSLHSVAVV thuộc thâm quyền của CQĐT VKSND tối cao về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ công tác, góp phần hỗ trợ tích cực cho việc thực hiện nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của ngành Kiểm sát.

- Kết quả tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và điều tra các vụ án LSLHSVAVV thuộc thẩm quyền đã có những chuyển biến tích cực, có tính đột phá. Chất lượng công tác điều tra được đảm bảo, biểu hiện cụ thể là: Trong giai đoạn 2016 – 6/2020, không có vụ án nào khởi tố oan, đồng thời đã giải quyết được nhiều vụ án nghiêm trọng, phức tạp, được dư luận đồng tình.

- Các biện pháp và chiến thuật điều tra được các ĐTV áp dụng kịp thời, phù hợp như: Chiến thuật bắt, tạm giam những người có chức vụ, quyền hạn; chiến thuật hỏi cung kết hợp với việc tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can đã góp phần mang lại hiệu quả cao cho công tác điều tra mà người phạm tội là cán bộ của các CQTP. - Hoạt động điều tra các vụ án LSLHSVAVV đã chú ý chấp hành tốt các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục, thẩm quyền tiến hành các hoạt động điều tra; luôn đảm bảo tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân, đảm bảo quán triệt

các yêu cầu của công tác cải cách tư pháp, đó là tiến hành công tác tư pháp công khai, minh bạch, dân chủ, tôn trọng và bảo vệ quyền con người.

- Mối quan phối hợp giữa CQĐT VKSND tối cao với các cơ quan, đơn vị hữu quan trong công tác tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm và trong công tác bắt, giam, giữ đối tượng phạm tội để phục vụ hoạt động điều tra được chú trọng thực hiện.

2.4.2. Những hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân

2.4.2.1. Những hạn chế, thiếu sót

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động điều tra vụ án LSLHSVAVV của CQĐT VKSND tối cao còn có những hạn chế, thiếu sót sau đây:

Một là, việc nắm bắt, quản lý tình hình vi phạm, tội phạm về các tội xâm phạm

HĐTP nói chung, tội phạm LSLHSVAVV nói riêng thuộc thẩm quyền của CQĐT VKSND tôi cao chưa đẩy đủ, kịp thời đã làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác phát hiện và điều tra. Công tác thụ lý, phân loại, xác minh đơn, tin thuộc thẩm quyền chưa sát, dẫn đến còn tình trạng xác minh tràn lan, xác minh nhiều nhưng khởi tố vụ án chiếm tỉ lệ thấp. Đa số vụ việc còn kéo dài quá thời hạn xác minh, giải quyết; chậm ra các quyết định, thông báo kết quả sau khi kết thúc xác mình (nhất là đối với nhữmg trường hợp không khởi tố).

Hai là, chất lượng hoạt động khởi tố, điều tra cũng còn có những tồn tại sau:

- Trong một số trường hợp, CQĐT đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can không đúng tội danh hoặc còn bỏ lọt hành vi phạm tội nên phải thay đổi hoặc phải bổ sung quyết định khởi tố nhiều lần hoặc phải chuyển cho CQĐT khác tiến hành điều tra; thời hạn điều tra của một số vụ án còn kéo dài.

- Vẫn còn có một số vụ án, công tác khởi tố và áp dụng các biện pháp ngăn chặn, thực hiện khám xét không đảm bảo yêu cầu nhanh chóng, kịp thời. Do đó, đối tượng có thời gian và các điều kiện để tẩu tán vật chứng, tiêu hủy các giấy tờ, tài liệu hay hợp thức được hồ sơ vụ án có vi phạm; chuẩn bị đối phó, thiết lập “đường dây” chạy án, chạy tội, gây khó khăn rất lớn cho việc chứng minh tội phạm và quá trình giải quyết vụ án.

- Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế còn có những trường hợp chậm trễ nên không đảm bảo được mục đích kịp thời ngăn chặn tội phạm; có trường hợp do thiếu thận trọng, tỉ mỉ mà không phát hiện được những đồ vật, tài

liệu có liên quan đến vụ án; có trường hợp phán đoán không chính xác dẫn đến việc khám xét không thu được kết quả mong muốn.

- Một số trường hợp hỏi cung bị can, còn có ĐTV đã chủ quan cho rằng việc hỏi cung chỉ là thủ tục để hoàn chỉnh hổ sơ truy tố nên đã không chủ ý đấu tranh khai thác làm rõ động cơ, mục đích phạm tội của bị can, do đó đã không thể mở rộng điều tra vụ án khi có dấu hiệu của tội phạm khác hoặc do trình độ nghiệp vụ non yếu nên đã không làm rõ được các mâu thuẫn trong lời khai của bị can dẫn đến khi xét xử, Tòa án phải trả hồ sơ để điều tra bổ.

- Trong một số trường hợp, yêu cầu nêu ra trong quyết định trưng cầu giám định của CQĐT còn chưa rõ ràng, không đúng bản chất của truy nguyên hình sự nên cơ quan giám định, người giám định không thể trả lời được hoặc kết luận không đúng vấn đề được yêu cầu giám định dẫn đến không thể sử dụng được kết quả giám định hoặc phải tiến hành giám định lại. Vẫn còn trường hợp phải gia hạn thời hạn điều tra vụ án hoặc phải tạm đình chi điều tra vì cơ quan giám định chậm trả kết quả giám định. Một số trưởng hợp yêu cầu trưng cầu giám định kỹ thuật hình sự như: Yêu cầu giải mã các thông tin lưu trong các thiết bị kỹ thuật số còn gặp khó khăn, chậm được giải quyết.

Ba là, quan hệ phối hợp công tác giữa CQĐT VKSND tối cao với các cơ quan

hữu quan có lúc còn thiếu chặt chẽ, đồng bộ. Cụ thể là:

- Một số VKSND địa phương chưa chú ý đến việc chuyển các tin báo, tố giác tội phạm về các hành vi LSLHSVAVV do cán bộ của CQTP địa phương thực hiện đến CQĐT VKSND tối cao. Cá biệt, còn có một số VKSND địa phương chưa thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình nên đã để cho CQĐT địa phương khởi tố, điều tra vụ án thuộc thẩm quyền của CQĐT VKSND tối cao mà không có ý kiến gì.

- Một số cơ quan có liên quan khi nhận được yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ do muốn bao che cho cán bộ vi phạm, muốn “xử lý nội bộ" nên đã tìm cách né tránh, viện lý do để trì hoãn hoặc không thực hiện yêu cầu.

- Giữa CQĐT VKSND tối cao với các CQĐT chuyên trách khác vẫn còn xảy ra tình trang tranh chấp về thẩm quyền điều tra.

Với những điểm hạn chế, thiếu sót nêu ra ở trên cũng là nguyên nhân dẫn tới thực trạng số vụ án LSLHSVAVV được phát hiện, khởi tố, điều tra còn ít, có thể chưa

phản ánh đúng thực trạng của tình hình loại tội phạm này; tiến độ điều tra các vụ án LSLHSVAVV còn chậm; kết quả công tác điều tra cũng chưa thực sự cao khi số vụ kết thúc điều tra, đề nghị truy tố mới chỉ chiếm chiếm 64,7% số vụ án đã khởi tố.

2.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót

Thứ nhất, trong nhiều trường hợp công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động điều tra

vụ án LSLHSVAVV thuộc thẩm quyền của CQĐT VKSND tối cao chưa sâu sát, quyết liệt. Do đối tượng phạm tội là cán bộ, đảng viên, người có chức vụ, quyền hạn trong các CQTP nên nhiều khi phải trao đổi, báo cáo xin ý kiến của nhiều cấp, nhiều ngành. Do đó, chưa đảm bảo tính độc lập của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT trong chỉ đạo giải quyết vụ án. Bên cạnh đó, trong chỉ đạo điều tra một số vụ án còn có hiện tượng thiếu kiên quyết theo kiểu “giơ cao đánh khẽ" hoặc do nhiều yếu tố chi phối dẫn tới việc để lộ thông tin cho báo chí khai thác, ảnh hưởng đến quá trình điều tra, xử lý.

Một số vụ án còn có hiện tượng cán bộ lãnh đạo các CQTP, các cơ quan Đảng, chính quyền can thiệp vào các quyết định của CQĐT, một số trường hợp còn bao che cho hành vi phạm tội của đối tượng. Do đó, quá trình điều tra LSLHSVAVV của CQĐT VKSND tối cao, ĐTV thường phải chịu nhiều sức ép tâm lý đến từ nhiều phía, từ đồng nghiệp, từ các cơ quan báo chí, dư luận xã hội, từ cấp trên (Đảng, chính quyền), Viện Kiểm sát, Tòa án, luật sư... Những điều đó nhiều khi làm giảm nhiệt tình và ý chí quyết tâm của cán bộ điều tra trong quá trình điều tra.

Thứ hai, đối tượng phạm tội LSLHSVAVV thuộc thẩm quyền điều tra của

CQĐT VKSND tối cao là những cán bộ tư pháp - những người có trình độ và năng lực pháp lý, có nhiều thủ đoạn tinh vi để thực hiện tội phạm, che dấu tội phạm và đối phó trong quá trình bị điều tra. Đồng thời, là những người có địa vị xã hội nên đối tượng phạm tội thường có những mối quan hệ rộng với những người có chức vụ, quyền hạn khác, do đó thường tìm mọi cách để “chạy án”, tìm “ô dù” che chở, tác động vào quá trình điều tra để làm giảm nhẹ trách nhiệm, hoặc không phải chịu TNHS về hành vi phạm tội của mình, vì vậy, đã gây không ít khó khăn cho quá trình điều tra, xử lý người phạm tội.

Thứ ba, do CQĐT VKSND tối cao chỉ được tổ chức ở VKSND tối cao, không

có đơn vị ở cơ sở ở các địa phương nên không có hệ thống “chân rết"; địa bàn xác minh điều tra lại rộng (trên phạm vi toàn quốc) nhưng số lượng ĐTV còn thiếu nên

không đủ lực lượng để tiến hành điều tra, quản lý địa bàn (hiện tại chỉ có 96 ĐTV nhưng địa bàn hoạt động là 63 tỉnh, thành phố của cả nước, thì trung bình chưa tới 02 ĐTV phải chịu trách nhiệm quản lý và tiến hành hoạt động điều tra trên địa bàn của một tỉnh) dẫn đến tinh trạng bỏ lọt tội phạm. Mặt khác, trụ sở làm việc, phương tiện, trang thiết bị, kinh phí phục vụ cho công tác điều tra còn thiếu thốn làm cho các hoạt động kiểm tra, xác minh tin báo, hoạt động điều tra của ĐTV gặp nhiều khó khăn, tiến độ giải quyết vụ án bị ảnh hưởng.

Thứ tư, năng lực công tác, trình độ chuyên môn nghiệp vụ điều tra, khả năng tư

duy và sự hiểu biết về xã hội, về các lĩnh vực HÐTP của một số cán bộ, ĐTV còn hạn chế; tinh thần, ý thức trách nhiệm, sự chủ động tích cực của ĐTV trong một số công việc cụ thể chưa cao; chế độ lương, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, ĐTV làm công tác điêu tra trong ngành Kiểm sát còn thấp hơn nhiều so với cán bộ, ĐTV của các CQĐT khác trong Công an nhân dân và Quân đội nhân dân… Tất cả những yêu tố này đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng hoạt động điều tra của ĐTV và cán bộ điều tra thuộc CQĐT VKSND tối cao.

Thứ năm, sự phối hợp hoạt động của các cơ quan hữu quan với CQĐT VKSND

tối cao nhiều lúc, nhiều nơi còn chiếu lệ, mang nặng tính cục bộ, “quyền anh - quyền tôi”, gây khó khăn cho việc điều tra phá án. Bên cạnh đó, trong quá trình điều tra của CQĐT VKSND tối cao, các cơ quan tư pháp ít nhiều đều có quan hệ phối hợp, chế ước lẫn nhau trong hoạt động tư pháp nói chung, trong đó có hoạt động điều tra. Vì vậy, không ít trường hợp họ có thể tác động, thậm chí gây trở ngại đến hoạt động điều tra, xử lý vụ án. Điều này xuất phát từ nguyên nhân do lo sợ ảnh hưởng xấu đến uy tín, thành tích của cơ quan tư pháp chủ quản, ảnh hưởng đến trách nhiệm của người lãnh đạo cơ quan nếu có cán bộ trong cơ quan phạm tội, bởi vậy, “cơ quan tư pháp dễ này sinh tâm lý muốn “gói kín” sự kiện phạm tội, để xử lý nội bộ. Người phạm tội cũng

muốn dựa vào cơ quan để lẩn tránh trách nhiệm, đối phó với Cơ quan điều tra” [16].

Thứ sáu, ngành Kiểm sát không có bộ phận lực lượng vũ trang làm công tác hỗ

trợ tư pháp. Điều này tất yếu dẫn đến việc hạn chế rất nhiều hoạt động trong công tác điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền. Trong quá trình điều tra khi tiến hành các lệnh bắt, khám xét, dẫn giải, áp giải hay các hoạt động thu thập chứng cứ khác phục vụ việc chứng minh vụ án hình sự, khi cần thiết CQĐT VKSND tối cao bắt buộc phải đề nghị

bộ phận hỗ trợ tư pháp của các ngành khác mà chủ yếu là ngành công an để thực hiện các hoạt động đó. Điều này vừa khiến hoạt động điều tra trở nên bị động, không đảm bảo tính kịp thời, bất ngờ và đặc biệt là có khả năng làm lộ bí mật điều tra. Bên cạnh đó, hiệu quả hoạt động của một cơ quan lại phụ thuộc vào sự tham gia của cơ quan khác rõ ràng là điều không thuận lợi khi tiến hành thực hiện chức năng của mình.

Ngoài ra, ngành Kiểm sát cũng không có hệ thống nhà tạm giữ do mình quản lý. Do đó trong quá trình điều tra, khi tiến hành tạm giữ, tạm giam các đối tượng phạm tội, cơ quan này phải gửi các bị can ở trại giam, trại tạm giam của Bộ công an, Bộ quốc phòng, điều này gây nhiều trở ngại trong việc tiến hành các hoạt động điều tra như hỏi cung bị can, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra, ít có điều kiện làm việc đột xuất nếu bị can đề nghị được khai báo, không chủ động được trong việc đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các đối tượng phạm tội…

Thứ bảy, kết quả hoạt động điều tra vụ án LSLHSVAVV của CQĐT VKSND

tối cao chưa được sơ kết, tổng kết, đánh giá một cách kịp thời, chính xác, hợp lý để rút ra những bài học kinh nghiệm, khái quát thành lý luận làm cơ sở cho việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt các hoạt động điều tra loại án này.

Kết luận chương 2

Bằng việc khảo sát thực tiễn và sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê, điều tra điển hình, tham khảo ý kiến chuyên gia…. trong chương 2 của luận văn đã phân tích, làm sáng tỏ tình hình, đặc điểm có liên quan đến hoạt động điều tra vụ án LSLHSVAVV thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSND tối cao. Đặc biệt trọng tâm của chương 2 đã đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động điều tra vụ án LSLHSVAVV của CQĐT VKSND tối cao trong 5 năm (từ 2016 đến tháng 6/2020), trên cơ sở đó đã rút ra những nhận xét, đánh giá về kết quả đạt được; hạn chế, thiếu sót và làm rõ nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót.

Những vấn đề được tác giả luận văn trình bày ở chương 2 là cơ sở để tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra vụ án LSLHSVAVV của CQĐT VKSND tối cao ở Chương 3.

Chương 3

DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐIỀU TRA VỤ ÁN LÀM SAI LỆCH HỒ SƠ VỤ ÁN, VỤ VIỆC CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA VIỆN KIỂM

SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO TRONG THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra vụ án làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc từ thực tiễn cơ quan điều tra viện kiểm sát nhân dân tối cao (Trang 57 - 63)