Các yếu tố ảnh hưởng tới CCHC trong lĩnh vực ytế tại TPHCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách thủ tục hành chính nhìn từ thực tiễn sở y tế thành phố hồ chí minh (Trang 41 - 43)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới CCHC trong lĩnh vực ytế tại TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích 2.095,54 km2, dân số hiện nay khoảng 13 triệu người, có 24 Quận/Huyện, 322 Phường/Xã, trong đó Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè, Thủ Đức là các Quận/Huyện cửa ngõ tiếp giáp với các tỉnh miền Tây và miền Đông Nam Bộ; TPHCM còn có cảng đường biển và đường hàng không cấp quốc gia, là trung tâm kinh tế, thương mại, công nghiệp, khoa học kỹ thuật, dịch vụ, du lịch, văn hóa lớn nhất khu vực phía Nam. Hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu dược phẩm và mỹ phẩm trên địa bàn TPHCM chiếm tỷ trọng khoảng 70% cơ cấu kinh tế dược trong cả nước, là đầu mối phân phối thuốc cho tất cả các nơi trên cả nước.

Mật độ dân cư rất cao với hơn 7,12 triệu người dân thường trú, hơn 2 triệu người dân tạm trú và hàng ngày còn đón tiếp một lượng lớn khách (khoảng 1 triệu người) vãng lai đến từ khắp các nơi trong cả nước và nước ngoài. Đa số là dân thành thị (chiếm tỉ lệ 83,24% tổng dân số thành phố).

Tỷ lệ tăng dân số của thành phố bình quân 3,5%/năm. Cơ cấu dân số tiếp tục thay đổi, di cư đến thành phố vẫn ở mức độ cao. Sự gia tăng dân số cơ học, chủ yếu ở các khu công nghiệp, khu vực đô thị mới, ở các quận huyện ngoại thành và kéo theo sự gia tăng phương tiện giao thông cá nhân quá nhanh dẫn đến sự quá tải kết cấu hạ tầng, gây tình trạng ùn tắc giao thông, ngập nước, ô nhiễm môi trường… ngày càng nghiêm trọng đã ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển mọi người và nhất là trẻ em. Sự giao lưu, lưu thông thuận tiện qua đường hàng không, cảng biển, đường bộ… làm mầm bệnh và sản phẩm nguy hại dễ dàng xâm nhập vào thành phố và cũng dễ dàng từ thành phố lây lan khắp mọi nơi chỉ cần vài giờ đến 1, 2 ngày. Số lượng người giao lưu cũng ngày càng nhiều hơn

do hội nhập kinh tế, do phát triển du lịch... nên nguy cơ lan truyền các bệnh dịch cũng ngày càng cao.

Thành phố Hồ Chí Minh còn là trung tâm y tế lớn nhất khu vực phía nam, có nhiều bệnh viện chuyên khoa sâu. Có nhiều bệnh nhân từ nhiều tỉnh đến khám chữa bệnh, kể cả Việt kiều và người nước ngoài (chủ yếu là người Campuchia), ước tính, khoảng 30% bệnh nhận được điều trị tại các bệnh viện thành phố là từ các nơi khác đến. Cụ thể:

- Bộ và Ngành quản lý: BV Chợ Rẫy, BV Thống Nhất, BV Quân đội, BV Bưu điện, BV Giao thông…và các Viện.

- Sở Y tế quản lý: + Hệ công lập:

 Tuyến Thành phố: gồm 06 trung tâm thuộc lĩnh vực y tế công cộng, trung tâm chuyên ngành; 01 chi cục; 32 BV đa khoa, đa khoa khu vực, chuyên khoa (bao gồm cả BV Nhi đồng thành phố). Trong đó có 2 BV đóng trên địa bàn tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước.

 Tuyến quận, huyện: gồm 19 BV Q/H; 24 Trung tâm Y tế Q/H và 24 Phòng Y tế (PYT) là cơ quan tham mưu của UBND Q/H.

 322 Trạm Y tế (TYT) P/X trực thuộc TTYT Q/H và UBND P/X. + Hệ ngoài công lập: Bệnh viện tư nhân gồm 55 BV với 1.968 gường bệnh, trong đó có 18 BV đa khoa (1 BV 100% vốn nước ngoài) và 14 BV chuyên khoa (3 BV 100% vốn nước ngoài); Phòng khám đa khoa, chuyên khoa, Phòng khám 100% vốn nước ngoài, Nhà hộ sinh, phòng chẩn trị y học cổ truyền, Nhà thuốc,…Toàn thành phố có 22 cơ sở sản xuất dược phẩm, trong đó 11 cơ sở đạt GMP-WHO. Trong đó có 2 công ty 100% vốn nhà nước và 20 công ty cổ phần và TNHH.

Từ thực trạng nêu trên, để đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân đồng thời để hệ thống y tế của thành phố Hồ Chí Minh hoạt động hiệu quả việc triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính trên các lĩnh vực về: thủ tục, thủ tục hành chính, cải cách hành chính công, nâng cao chất lượng

đội ngũ, hiện đại hóa nền hành chính… là nhu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay và phù hợp với tình hình thực tế của thành phố.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách thủ tục hành chính nhìn từ thực tiễn sở y tế thành phố hồ chí minh (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)