Một số sáng kiến cải tiến của Sở Ytế TPHCM về cải cách hànhchính nhằm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách thủ tục hành chính nhìn từ thực tiễn sở y tế thành phố hồ chí minh (Trang 55 - 66)

7. Kết cấu của luận văn

2.3 Một số sáng kiến cải tiến của Sở Ytế TPHCM về cải cách hànhchính nhằm

nhằm nâng cao sự hài lòng của người dân khi sử dụng dịch vụ

2.3.1. Khảo sát hài lòng của các cơ sở y tế đối với hoạt động quản lý, điều hành và cải cách thủ tục hành chính của các phòng ban chức năng thuộc Sở Y tế

Từ năm 2016, để tiếp tục tăng cường công tác cải cách hành chính, đổi mới hoạt động cung cấp dịch vụ hành chính công liên quan tới hoạt động khám, chữa bệnh của Sở Y tế và lượng giá các hoạt động cải tiến chất lượng khám chữa bệnh của Sở Y tế; Sở Y tế đã xây dựng phần mềm khảo sát hài lòng của các cơ sở y tế đối với hoạt động quản lý, điều hành và cải cách thủ tục hành chánh của các phòng ban chức năng thuộc Sở. Phần mềm khảo sát hài lòng này được tích hợp trong Cổng thông tin điện tử của Ngành Y tế, Sở Y tế sẽ lấy ý kiến của tất cả cán bộ, viên chức ngành y tế là thành viên trong Ban Giám đốc, các trưởng phó phòng chức năng và các trưởng, phó khoa của các bệnh viện thay vì phải mất nhiều thời gian để điền phiếu, tổng hợp kết quả như trước đây.

Trong 4 năm liên tục, Sở Y tế đã chủ động khảo sát ý kiến của các cơ sở trực thuộc về hoạt động quản lý, điều hành của các phòng, ban thuộc Sở Y tế TP.HCM. Đây là một động lực giúp cho Sở Y tế không ngừng cải cách thủ tục hành chính, hướng đến cơ sở, tạo điều kiện cho các cơ sở phục vụ người dân tốt nhất. Mục tiêu cuối cùng của khảo sát là giúp Sở Y tế biết được những hoạt động mà cơ sở còn không hài lòng để lãnh đạo Sở và lãnh đạo các phòng ban tìm nguyên nhân và chủ

động cải tiến, khắc phục, đồng thời biết được những hoạt động mà các cơ sở hài lòng cao để duy trì và phát huy.

2.3.2. Hoạt động khảo sát “Trải nghiệm người bệnh” ở khu vực nội trú

Sau khi được Hội đồng khoa học của Sở Khoa học Công nghệ TP.HCM thẩm định về tính cần thiết và chấp thuận đề cương nghiên cứu, vừa qua Sở Y tế TP.HCM đã chính thức triển khai công trình nghiên cứu “Xây dựng bộ câu hỏi khảo sát trải nghiệm của người bệnh trong thời gian điều trị nội trú tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”.

Lý do để Sở Y tế tiến hành triển khai đề tài này là nhằm hoàn thiện bộ công cụ đánh giá chất lượng bệnh viện từ góc nhìn của người bệnh. Bên cạnh các công cụ hiện đang sử dụng như: đường dây nóng (khi có bức xúc), phiếu khảo sát hài lòng của người bệnh (biết được mức độ hài lòng), ki-ốt khảo sát không hài lòng của người bệnh (biết được những khâu mà người bệnh không hài lòng), việc có thêm công cụ để khảo sát trải nghiệm của người bệnh trong thời gian nằm điều trị tại bệnh viện sẽ tạo bức tranh toàn diện hơn về chất lượng của các bệnh viện, đứng từ góc nhìn của người bệnh.

Xu hướng hiện nay tại các nước có ngành y tế phát triển, các chuyên gia về quản lý y tế khuyến cáo nên đẩy mạnh khảo sát trải nghiệm của người bệnh (Patient experience) hơn là khảo sát hài lòng của người bệnh (Patient satisfaction), vì tính phản ánh khách quan của nó. Để thực hiện đề tài này, Sở Y tế đã tìm hiểu các công trình nghiên cứu trải nghiệm của người bệnh tại các nước trên thế giới, và tiến hành xây dựng bộ câu hỏi khảo sát trải nghiệm của người bệnh trong thời gian điều trị tại bệnh viện phù hợp với thực tiễn của các bệnh viện tại nước ta, nhất là tại TP.HCM.

Mục đích chính của nghiên cứu là biết được thực trạng trải nghiệm của người bệnh qua thời gian nằm điều trị tại các bệnh viện từ lúc nhập viện đến lúc xuất viện tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố, đồng thời qua nghiên cứu sẽ hoàn thiện và thống nhất bộ câu hỏi khảo sát trải nghiệm của người bệnh, từ đó giúp cho các bệnh viện thêm một công cụ để chủ động nắm bắt những trải nghiệm tích cực để tiếp tục phát huy và những trải nghiệm tiêu cực để chủ động có giải pháp khắc phục.

Đầu năm 2019, Sở Y tế triển khai Hoạt động khảo sát “Trải nghiệm người bệnh” ở khu vực nội trú thông qua “Phiếu khảo sát trải nghiệm người bệnh trong thời gian điều trị nội trú tại bệnh viện”. Bộ câu hỏi dùng để khảo sát trải nghiệm người bệnh đã được nhóm nghiên cứu của Sở Y tế phối hợp với trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch xây dựng, thử nghiệm, hiệu chỉnh sau thời gian nghiên cứu. Hoạt động khảo sát “Trải nghiệm người bệnh” là hoạt động mới, thiết thực, là một công cụ quản lý giúp cho bệnh viện biết được cảm nhận thật của người bệnh về bệnh viện từ lúc nhập viện đến lúc xuất viện sau thời gian nằm điều trị tại bệnh viện. Kết quả khảo sát sẽ cung cấp các thông tin có giá trị thiết thực giúp bệnh viện phát huy những trải nghiệm tích cực và có giải pháp cải tiến chất lượng, kịp thời chấn chỉnh đối với những trải nghiệm theo chiều hướng tiêu cực của người bệnh nhằm đáp ứng mong đợi và kỳ vọng của người bệnh đối với bệnh viện, hướng đến sự hài lòng của người bệnh, tạo dựng niềm tin của người bệnh về bệnh viện.

Tính đến ngày 31/12/2019, tổng cộng có 98 bệnh viện trên địa bàn thành phố thực hiện khảo sát 5.716 người bệnh ngay trước khi xuất viện (đã hoàn tất thủ tục xuất viện), trong đó có 31/32 bệnh viện tuyến thành phố (trừ Khu Điều trị Phong Bến Sắn), 23/23 bệnh viện quận huyện và 44/56 bệnh viện tư nhân. Tất cả bệnh viện thực hiện khảo sát trải nghiệm theo bảng nội dung câu hỏi phỏng vấn người bệnh thống nhất của Sở Y tế. Kết quả như sau:

Bảng 2.4. Tỷ lệ có trải nghiệm tích cực lúc nhập viện

Nguồn: Cổng thông tin điện tử ngành Y tế thành phố

Trong 6 tháng cuối năm 2019, các bệnh viện đã tích cực cải tiến chất lượng, tỉ lệ trải ngiệm tích cực nhìn chung tăng đều về mọi mặt. Mặc dù thời gian chờ khám và làm các thủ tục nhập viện đã giảm so với 6 tháng đầu năm, nhưng là 2 lĩnh vực có trải nghiệm tích cực thấp nhất so với các lĩnh vực khác trong nhóm trải nhiệm lúc nhập viện.

b) Về trải nghiệm tích cực về cơ sở vật chất – tiện ích phục vụ người bệnh

Bảng 2.5. Tỷ lệ có trải nghiệm tích cực về cơ sở vật chất – tiện ích phục vụ người bệnh

Nguồn: Cổng thông tin điện tử ngành Y tế thành phố

Trung bình có trên 97% người bệnh không phải nằm ghép ngay lúc nhập viện. Trong 6 tháng cuối năm, mặc dù hoạt động hỗ trợ người bệnh đã được các bệnh viện quan tâm nhưng vẫn là nhóm có trải nghiệm tích cực thấp nhất 76,7%.

c) Tỷ lệ có trải nghiệm tích cực về tinh thần thái độ phục vụ của NVYT năm

Bảng 2.6. Tỷ lệ có trải nghiệm tích cực về tinh thần thái độ phục vụ của NVYT

Nguồn: Cổng thông tin điện tử ngành Y tế thành phố

Tinh thần thái độ phục vụ người bệnh của NVYT được người bệnh đánh giá tích cực trên 97% và khối bệnh viện tư nhân đa số có trải nghiệm tích cực cao hơn khối bệnh viện thành phố và quận huyện.

d) Tỷ lệ có trải nghiệm tích cực về hoạt động khám chữa bệnh năm 2019

Bảng 2.7. Tỷ lệ có trải nghiệm tích cực về hoạt động khám chữa bệnh

Nguồn: Cổng thông tin điện tử ngành Y tế thành phố

Đối với nhóm bệnh viện công lập, việc giải thích chỉ định xét nghiệm được có trải nghiệm tích cực thấp hơn các nhóm còn lại; đối với nhóm bệnh viện tư nhân, được bác sĩ khám lại người bệnh khi có dấu hiệu bất thường được người bệnh có trải nghiệm tích cực thấp hơn.

e) Tỷ lệ có trải nghiệm tích cực khi chi trả viện phí năm 2019

Bảng 2.8. Tỷ lệ có trải nghiệm tích cực về chi trả viện phí

Nguồn: Cổng thông tin điện tử ngành Y tế thành phố

Vấn đề công khai các khoản chi trong thanh toán viện phí của các bệnh viện được người bệnh đánh giá cao và gần như ngoài viện phí người bệnh không phải chi trả thêm cho bất kỳ khoản nào khác cho nhân viên y tế.

f) Tỷ lệ có trải nghiệm tích cực trước khi xuất viện năm 2019

Bảng 2.9. Tỷ lệ có trải nghiệm tích cực trước khi xuất viện

Nguồn: Cổng thông tin điện tử ngành Y tế thành phố

Hướng dẫn dặn dò người bệnh khi xuất viện tại các bệnh viện được người bệnh đánh giá cao với tỷ lệ trả lời tích cực trên 99%, đặc biệt ở nhóm bệnh viện quận huyện. Trung bình người bệnh mất 157 phút để hoàn tất thủ tục xuất viện. Thời gian hoàn tất các thủ tục xuất viện ở nhóm bệnh viện công lập trong 6 tháng

cuối năm không giảm so với 6 tháng đầu năm và nhóm bệnh viện tư nhân thì gian giảm rõ rệt. Đây cũng là vấn đề người bệnh có trải nghiệm tích cực thấp nhất khi xuất viện tại các bệnh viện công lập.

Bảng 2.10. Nhận xét chung về trải nghiệm người bệnh năm 2019

Nguồn: Cổng thông tin điện tử ngành Y tế thành phố

Nhìn chung, đa số người bệnh có mức độ đánh giá đánh giá khá tích cực về trải nghiệm mà họ đã trải qua tại các bệnh viện tuy nhiên vẫn có sự khác biệt giữa các bệnh viện tư nhân so với bệnh viện công lập. Cụ thể điểm đánh giá tổng thể trung bình các bệnh viện tuyến thành phố là 8,40 – bệnh viện quận huyện là 8,21 trong khi điểm đánh giá tổng thể các bệnh viện ngoài công lập cao hơn 8,76. Khi so sánh tiêu chí về người bệnh cam kết sẽ quay trở lại bệnh viện để tiếp tục điều trị thì bệnh viện tuyến tư nhân có tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là khối bệnh viện quận huyện và thành phố.

2.3.3. Xây dựng “Trung tâm điều hành của ngành Y tế thành phố”

Xây dựng trung tâm điều hành Sở Y tế với mục đích cung cấp cơ sở dữ liệu thông tin Y tế thông minh sẽ giúp xây dựng được những hệ thống phân tích, dự báo về y tế từ những dữ liệu thu thập được qua các hệ thống ICT khác như: CSDL dùng chung, hệ thống thông tin địa lý GIS từ đó đưa ra những phân tích dự báo cũng như cảnh báo kịp thời về dịch bệnh và khả năng bùng phát dịch bệnh cũng như nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Đầu tư xây dựng trung tâm điều hành Sở Y tế phù hợp với định hướng mà mô hình kiến trúc của Thành phố thông minh. Cung cấp dữ liệu phục vụ quá trình quản lý ngành của Sở Y tế và Ủy ban nhân dân thành phố về lĩnh

vực y tế. Nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng trong công tác quản lý điều hành chung của ngành Y tế thành phố Hồ Chí Minh.

* Về hiệu quả kinh tế

- Dự án được hoàn thành sẽ nâng cao được năng lực quản lý điều hành của Sở Y tế và các phòng ban. Nâng cao kiểm soát & khai thác CSDL của ngành;

- Được sử dụng hệ thống CNTT tiên tiến, hiện đại vào công tác điều hành, quản lý và khám chữa bệnh.

- Phân tích số liệu và dự báo toàn ngành, đưa ra các cảnh báo rủi ro;

- Hệ thống thông tin và dữ liệu chính xác, kịp thời sẽ giúp Ban Lãnh đạo đưa ra được những chính sách đúng đắn, hiệu quả.

- Sẵn sàng kết nối đến Trung tâm điều hành của Thành phố, Bộ Y tế và các cơ quan ở cấp dưới.

- Dự án sẽ giúp cho người dân tiết kiệm chi phí do không phải thực hiện các chỉ định xét nghiệm trùng lặp; các bệnh viện có thể chia sẻ dữ liệu và tham khảo kết quả cận lâm sàng, điều trị của nhau, giúp tiết kiệm thời gian và chất lượng khám chữa bệnh, tránh lãng phí trong công tác quản lý và chuyên môn.

* Về hiệu quả xã hội:

- Tạo lập môi trường tương tác giúp cho môi trường quản lý, khám chữa bệnh minh bạch, hiệu quả

- Cơ quan quản lý nắm bắt kịp thời các tình huống và có biện pháp xử lý kịp thời. - Việc xây dựng hệ thống theo mô hình tập trung, đầu tư đồng bộ một lần sẽ giảm đáng kể các chi phí triển khai, chi phí mua sắm thiết bị, chi phí bảo trì hệ thống, chi phí cho cán bộ quản lý vận hành hệ thống…

- Hệ thống phân tích dữ liệu lớn cho phép cơ quan quản lý có những báo cáo thống kê, dự báo, phân tích để hỗ trợ ra quyết định.

- Đảm bảo sự phát triển lĩnh vực y tế phát triển bền vững đạt chỉ tiêu phát triển ngành y tế góp phần vào phát triển kinh tế xã hội

- Đời sống và sức khỏe nhân dân được cải thiện, tạo được sự tin tưởng trong nhân dân về chất lượng điều trị và an tâm trong công việc hằng ngày.

- Hạn chế được tiêu cực xảy ra trong bệnh viện, tạo được hình ảnh tốt dịch vụ và chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân.

- Chuyển đổi phương thức cung cấp dịch vụ Y tế và chăm sóc sức khỏe của ngành Y tế. Trong đó đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc tiếp cận với các dịch vụ Y tế cho người dân.

Tiểu kết Chương 2

Thành phố đang tập trung triển khai đề án “Xây dựng TP. Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025”, đồng thời tiếp tục triển khai chính quyền điện tử từ thành phố đến cơ sở nhằm xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, năng động, chính quyền điện tử phù hợp với đô thị đặc biệt; phấn đấu chỉ số cải cách hành chính (PAR index) của thành phố nằm trong nhóm năm địa phương dẫn đầu cả nước. Mục tiêu phấn đấu của thành phố đến năm 2020 là mức độ hài lòng của người dân và DN về TTHC đạt hơn 80%; tỷ lệ giải quyết hồ sơ đúng hẹn của từng lĩnh vực đạt hơn 90%; sự hài lòng của cá nhân đối với dịch vụ của đơn vị sự nghiệp công cung cấp trong các lĩnh vực giáo dục, y tế đạt hơn 80%... Thành phố sẽ xây dựng chính quyền điện tử một cách có hệ thống, chuyên nghiệp và hiệu quả; bảo đảm tất cả các TTHC được công khai đúng quy định và tất cả các sở, ngành, quận, huyện, phường, xã, thị trấn phải có hệ thống lấy ý kiến người dân, DN. Thành phố sẽ xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát, bảo đảm tính trách nhiệm, cầu thị của các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, xã, phường, thị trấn trong giải quyết hồ sơ TTHC cho người dân, DN, đồng thời tăng cường sự giám sát của người dân, doanh nghiệp đối với hoạt động của hệ thống cơ quan hành chính của thành phố. Chương 2 đã mô tả thực trạng cải cách hành chính trong lĩnh vực y tế tại thành phố Hồ Chí Minh, hệ thống hóa các quy định pháp luật về cải các hành chính tại thành phố Hồ Chí Minh. Các giải pháp sẽ đề cập đến ở chương 3.

Chương 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG

CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC Y TẾ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách thủ tục hành chính nhìn từ thực tiễn sở y tế thành phố hồ chí minh (Trang 55 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)