7. Kết cấu của luận văn
3.2. Giải pháp tăng cường cải cách hànhchính trong lĩnh vực ytế
3.2.1. Một số nhiệm vụ chính cải cách hành chính trong lĩnh vực y tế
Một là, về cải cách thể chế: (1) Thường xuyên rà soát, tham mưu UBND bổ sung, sửa đổi hoặc bãi bỏ những văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp với các Luật, văn bản của Trung ương ban hành; (2) Tiếp tục triển khai Đề án đào (3) Triển khai Đề án phát triển Bệnh viện giai đoạn 2016 - 2020
Hai là, cải cách thủ tục hành chính: (1) Tập trung chỉ đạo, rà soát, thống kê, đánh giá thực trạng thủ tục hành chính trên các lĩnh vực y tế, góp ý, bổ sung, hoàn chỉnh nhằm khắc phục sự thiếu đồng bộ giữa các văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc các cơ quan Trung ương ban hành, kịp thời kiến nghị hoặc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ theo thẩm quyền các thủ tục không còn phù hợp để tạo môi trường thuận lợi, phục vụ tốt nhu cầu của tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp; (2) Thực hiện nghiệm túc trách nhiệm người đứng đầu trong công tác cải cách thủ tục hành chính theo Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 10/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ; (3)Tiếp tục thực hiện cơ chế “một cửa” theo mô hình thống nhất một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại cơ quan, đơn vị, nhằm tăng cường trách nhiệm, nâng cao chất lượng và hiệu quả phục vụ nhân dân; tiếp tục rà soát, hoàn thiện các thủ tục hành chính và nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận một cửa và tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các quy định giải quyết thủ tục hành
chính theo cơ chế “một cửa” tại Sở Y tế; thực hiện việc đánh giá mức độ hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính.
Ba là, cải cách tổ chức, bộ máy: (1)Tăng cường kiểm tra việc triển khai thực hiện các Quyết định của UBND về việc ban hành quy định về thẩm quyền tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức của các đơn vị trực thuộc; (3) Đẩy mạnh cải cách các đơn vị sự nghiệp công, hoàn thiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công và thực hiện đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 về lĩnh vực y tế.
Bốn là, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức: (1) Đổi mới công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức; thực hiện tốt việc luân chuyển cán bộ theo Nghị quyết 11/NQ-BCT của Bộ Chính trị và Nghị định 158/2007/NĐ-CP của Chính phủ; (2) Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Nghị định số 108/2015/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về thực hiện tinh giản biên chế; triển khai thực hiện Quy chế dân chủ, Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong ngành Y tế; (3) Tiếp tục triển khai thực hiện chính sách tiền lương mới cho cán bộ, công chức, viên chức các đơn vị theo quy định của Chính phủ. Thực hiện tốt chế độ chính sách có liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, điều động; thu hút, đãi ngộ nhân tài….(4) Củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ Ngành Y tế cơ sở cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu tổ chức gắn tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ công chức Ngành Y tế; chấn chỉnh có hiệu quả những biểu hiện tiêu cực tại các cơ sở y tế trên địa bàn; (5) Xây dựng tiêu chuẩn định mức và cơ cấu nhân lực Y tế hợp lý để kiện toàn đội ngũ cán bộ Y tế nhằm không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân;(6) Áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý hồ sơ công chức, viên chức.
Năm là, về cải cách tài chính công: (1) Đẩy mạnh xã hội hoá nhằm phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo sự nghiệp y tế, phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập trên các lĩnh vực y
tế, bảo vệ chăm sóc trẻ em; (2) Đổi mới công tác xây dựng và phân bổ kế hoạch ngân sách Nhà nước hàng năm theo quy định, phù hợp điều kiện cơ quan, đơn vị; hoàn thiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính và quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;(3) Tăng cường công tác kiểm toán, kiểm tra, kiểm soát đối với cơ quan hành chính, sự nghiệp, nâng cao trách nhiệm, hiệu quả sử dụng tài sản, kinh phí từ ngân sách Nhà nước; thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch về tài chính công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
Sáu là, hiện đại hoá nền hành chính: (1) Đổi mới lề lối và phương thức làm việc: rà soát, bổ sung quy chế hoạt động của các cơ quan, đơn vị, làm rõ mối quan hệ phối hợp trong điều hành, quản lý; loại bỏ những việc làm hình thức không có hiệu quả, giảm hội họp, giảm giấy tờ hành chính; tăng cường trách nhiệm của cá nhân, người đứng đầu trong giải quyết công việc; (2) Tiếp tục triển khai thực hiện, duy trì và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước; khuyến khích các đơn vị sự nghiệp và đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện rộng khắp ở các đơn vị trong ngành;(3)Tin học hoá quản lý hành chính nhà nước: đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (TD Office) trong quy trình xử lý công việc tại Sở và các đơn vị trực thuộc, giữa Sở Y tế và các Sở, ngành với nhau; triển khai thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 cho người dân, tổ chức, giảm thời gian người dân, tổ chức đến trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính; xây dựng trang web của Ngành từng bước hiện đại hoá công sở, trang thiết bị làm việc phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước kịp thời và thông suốt.
3.2.2. Một số giải pháp cải cách hành chính trong lĩnh vực y tế tại Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Một là, đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cải cách hànhchính. Sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác cải cách hành chính thể hiện chủ yếu ở các nội dung sau:
Trong những năm qua, công tác cải cách hành chính luôn được các cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy sản xuất phát triển, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Nhiều cơ chế, chính sách được bổ sung, sửa đổi kịp thời; các thủ tục hành chính từng bước hoàn thiện theo hướng đơn giản hóa. Tổ chức bộ máy của cơ quan hành chính các cấp được kiện toàn, sắp xếp phù hợp hơn. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị ngày càng được nâng lên, cơ bản đáp ứng với yêu cầu của công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý nhà nước trên địa bàn. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, giải quyết các thủ tục hành chính được quan tâm. Kỷ luật, kỷ cương hành chính từng bước được tăng cường.
Hai là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền cải cách hành chínhbằng nhiều hình
thức, phương tiện khác nhằm nâng cao nhận thức một cách đầy đủ, toàn diện của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và các tổ chức, công dân về cán bộ, công chức, viên chức.
Ba là, rà soát, đề xuất đơn giản hoá thủ tục hành chính các lĩnh vực khám
chữa bệnh, dược, mỹ phẩm, y tế dự phòng, giám định y khoa, trang thiết bị y tế…. công khai, công bố các thủ tục, quy trình, thời gian giải quyết công việc, phí, lệ phí để người dân, doanh nghiệp biết thực hiện và giám sát.
Cải cách thủ tục hành chính (TTHC), giảm phiền hà tại các cơ sở khám, chữa bệnh, nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, hướng đến sự hài lòng của người bệnh
Bốn là, tập trung triển khai việc xây dựng và thẩm định Đề án vị trí việc làm và cơ cấu công chức, viên chức trình cấp thẩm quyền quyết định để làm cơ sở xác định biên chế. Tiếp tục rà soát quy chế tổ chức hoạt động các cơ quan, đơn vị trực thuộc. Đồng thời sẽ khảo sát, phân tích, đánh giá hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế để có phương án đẩy mạnh xã hội hóa.
luật, kỷ cương, chất lượng phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức với tinh thần chung là nâng cao tính chuyên nghiệp và đạo đức trong thực thi công vụ.
Sáu là, tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 17/2019/QĐ-UBND ngày
04/7/2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành quy định về chính sách thu hút và phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng đặc biệt đối với lĩnh vực Thành phố Hồ Chí Minh có nhu cầu trong giai đoạn 2019 - 2022. Thời gian thực hiện theo tiến độ của Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nội vụ Thành phố.
Bảy là, về công tác đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực y tế thành phố: Tiếp tục triển khai luân phiên bác sĩ từ trung tâm y tế và bệnh viện quận – huyện về trạm y tế, đảm bảo mỗi trạm có 02 bác sĩ. Thực hiện luân phiên bác sĩ 2 chiều giữa bệnh viện quận - huyện và trạm y tế. Ưu tiên phân công bác sĩ mới tốt nghiệp nhận công tác tại các bệnh viện quận – huyện. Thực hiện gửi đào tạo thực hành tại các bệnh viện thành phố cho các bác sĩ mới tốt nghiệp được phân công về bệnh viện quận – huyện. Ưu tiên tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp từ các khóa đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế (Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và Đại học của Đức, Úc, Pháp) nguồn nhân lực có trình độ cao, chất lượng cao (sau đại học) theo tiến độ tốt nghiệp. Tổ chức các khóa đào tạo liên tục, đảm bảo 100% trạm y tế đều có ít nhất 1 bác sĩ được tham gia các khóa đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn. Tổ chức đào tạo liên tục về công tác tổ chức cán bộ cho viên chức Phòng Tổ chức cán bộ các đơn vị thuộc Sở Y tế.
Tám là, đẩy mạnh hiện đại hoá nền hành chính nhà nước theo hướng không
chỉ là tin học hoá, mà phải là sự đổi mới lề lối, phương pháp làm việc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính; là văn hoá công sở; là quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Tích cực triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành. Giảm tối đa hội họp, giấy tờ, xử lý nhanh, hiệu quả công việc, xây dựng phương pháp làm việc khoa học, hiện đại. Nâng cao số lượng và chất lượng sử dụng thư điện tử công vụ
trong trao đổi công việc của cán bộ, công chức, viên chức, từng bước xây dựng hình ảnh công chức điện tử, chính quyền điện tử. Cụ thể là:
Ngày 02 tháng 10 năm 2018, Sở Y tế đã chính thức giới thiệu công cụ tiện ích “Tra cứu tiến độ giải quyết hồ sơ dịch vụ công của Sở Y tế bằng điện thoại thông minh” cho người dân dễ dàng tra cứu tiến độ giải quyết hồ sơ dịch vụ công bằng điện thoại thông minh. Đây là sản phẩm tiện ích tiếp theo sau khi Sở Y tế triển khai màn hình tra cứu tiến độ giải quyết hồ sơ dịch vụ công tại phòng tiếp nhận và trả hồ sơ. Công cụ tra cứu hồ sơ dịch vụ công được tích hợp trên app “SYT TPHCM”.
Triển khai dịch vụ tiện ích “Thanh toán viện phí thông qua Thẻ khám chữa bệnh thông minh”. Hai ưu điểm của thẻ khám chữa bệnh thông minh:
- Lưu trữ thông tin bệnh nhân:
Với khối lượng rất lớn bệnh nhân tới khám, tái khám chữa bệnh đòi hỏi các bệnh viện phải đáp ứng được việc lưu trữ các thông tin của các bệnh nhân để phục vụ cho công tác khám, chữa bệnh.
Về phía bệnh nhân lỡ quên hoặc không mang đầy đủ các hồ sơ của những lần khám trước đó cũng sẽ khiến cho quá trình khám, chữa bệnh gặp phải khó khăn và mang tới sự bất tiện cho người bệnh
- Rút ngắn quy trình khám bệnh
Trước đây, mỗi lần khám chữa bệnh, bệnh nhân phải mất rất nhiều thời gian xếp hàng, chờ đợi để làm thủ tục nộp tiền khám bệnh, thanh toán viện phí.
Thẻ khám chữa bệnh sẽ có nhiều tiện ích cho người bệnh và công tác khám chữa bệnh tại các bệnh viện. Theo đó, Thẻ khám chữa bệnh sẽ được tích hợp cả thẻ ngân hàng với nhiều tính năng, tiện ích như: Thanh toán viện phí; thanh toán tiền thuốc; nạp tiền và rút tiền…
Hình thức thanh toán viện phí thông qua Thẻ khám chữa bệnh thông minh tích hợp thanh toán trực tuyến hiện đang được triển khai ở nhiều bệnh viện Bệnh viện Nhi Đồng 1, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố…
Triển khai ứng dụng “Tra cứu nơi khám, chữa bệnh” trên điện thoại thông minh, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có thể tra cứu thông tin về nơi
khám chữa bệnh, điều phối được số lượng người bệnh đăng ký khám chữa bệnh tại các cơ sở và góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến cuối, điều phối được số lượng người bệnh đăng ký khám chữa bệnh tại các cơ sở, ưu tiên tuyến y tế cơ sở và góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến cuối và góp phần phát triển hệ thống du lịch y tế tại TP.HCM, Sở Y tế xây dựng phần mềm ứng dụng tra cứu nơi khám chữa bệnh. Đây là kênh thông tin chính thống của Ngành Y tế thành phố giúp người dân tra cứu nơi khám, chữa bệnh được tích hợp trên điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android và Ios, người sử dụng có thể cài đặt miễn phí từ Google play và App Store.
Năm 2019, xây dựng thí điểm Trung tâm điều hành thông minh của ngành y tế thành phố. Sáng 11/02/2020, Sở Y tế TPHCM đã tổ chức lễ ra mắt mô hình thí điểm Trung tâm điều hành thông minh của ngành y tế TP. Đây là trung tâm điều hành y tế thông minh đầu tiên tại Việt Nam với mục tiêu nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giám sát và chỉ đạo điều hành, đồng thời hỗ trợ, góp phần nâng cao công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người dân, qua đó mang lại tiện ích tốt nhất cho các nhà quản lý, cán bộ chuyên môn, bệnh nhân và người dân.
Tại hội nghị nghị trực tuyến tổng kết công tác cải cách hành chính năm 2019 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2020, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã tặng bằng khen cho 39 tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác CCHC năm 2019 trong đó có Sở Y tế.
Tăng cường số lượng, chất lượng, hiệu quả ứng dụng các dịch vụ hành chính công mức độ 3 và 4. Từ ngày 16/8/2017, Sở Y tế đã triển khai hoạt động bộ phận “Hỗ trợ, hướng dẫn sử dụng dịch vụ công trực tuyến” cả mức độ 3 và 4 ngay trong khuôn viên Sở Y tế, được trang bị đầy đủ thiết bị như máy tính, máy scan, hệ thống đường truyền internet, hỗ trợ chụp ảnh tại chỗ theo đúng quy cách cho người cấp chứng chỉ hành nghề và có đội ngũ nhân viên túc trực nhằm hỗ trợ kỹ thuật cho cơ sở, người hành nghề thực hiện các dịch vụ công trực tuyến ngay tại Sở Y tế hoàn toàn miễn phí [35]. Với hoạt động của phòng hướng dẫn này, cho đến thời điểm hiện nay, 100% dịch vụ hành chính công do SYT đã thực hiện qua dịch vụ