Đánh giá chung về cưỡng chế thi hành án dân sự ở tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cưỡng chế thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh đắk lắk (Trang 41 - 59)

2.4.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân

Số liệu thống kê cho thấy, số việc và số tiền phải áp dụng biện pháp cưỡng chế chiếm tỷ lệ tương đối lớn, trong đó tỷ lệ việc cưỡng chế thi hành án chiếm tỷ lệ ít hơn so với số việc thi hành xong mà không cần áp dụng biện pháp cưỡng chế. Tuy nhiên, tỷ lệ số tiền cưỡng chế thi hành án lại chiếm tỷ lệ lớn hơn so với số tiền thi hành xong. Nguyên nhân là do, trong thi hành án dân sự có hai loại việc thi hành án: loại việc thi hành án chủ động (cơ quan Thi hành án dân sự chủ động ra quyết định và tổ chức thi hành án) và loại việc thi hành án theo yêu cầu (cơ quan Thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án và tổ chức thi hành án khi có yêu cầu của đương sự). Trong đó, loại việc thi hành án chủ động chiếm tỷ lệ lớn (trên 70% tổng số việc), nhưng số tiền thi hành án của loại việc này lại chiếm tỷ lệ nhỏ (chưa đến 10% tổng số tiền thụ lý), cụ thể như sau:

- Năm 2016: Thi hành án đối với các khoản thu cho Ngân sách Nhà nước, số việc phải giải quyết loại này là 11.441 việc; với số tiền là 83.714.566.000 đồng (chiếm 65,57% về việc và 7,62% về tiền). Kết quả: thi hành xong 8.318 việc với số tiền thu được là 35.878.503.000 đồng, (đạt tỷ lệ 88,26% về việc và 70,58% về tiền).

- Năm 2017: Thi hành án đối với các khoản thu cho Ngân sách Nhà nước, số việc phải giải quyết loại này là 11.959 việc; với số tiền là 82.056.028.000 đồng (chiếm 64,87% về việc và 4,76% về tiền). Kết quả: thi hành xong 8.698 việc với số tiền thu được là 35.189.014.000 đồng, (đạt tỷ lệ 88,85% về việc và 26,08% về tiền).

- Năm 2018: Thi hành án đối với các khoản thu cho Ngân sách Nhà nước, số việc phải giải quyết loại này là 12.786 việc; với số tiền là 91.114.709.000 đồng (chiếm 64,73% về việc và 5,89% về tiền). Kết quả: thi hành xong 9.328 việc với số tiền thu được là 37.795.874.000 đồng, (đạt tỷ lệ 89% về việc và 75% về tiền).

- Năm 2019: Thi hành án đối với các khoản thu cho Ngân sách Nhà nước, số việc phải giải quyết loại này là 11.329 việc; với số tiền là 105.099.114.000 đồng (chiếm 58,01% về việc và 5,99% về tiền). Kết quả: thi hành xong 7.219 việc với số tiền thu được là 33.087.332.000 đồng, (đạt tỷ lệ 81,86% về việc và 65,62% về tiền).

- 06 tháng năm 2020: Thi hành án đối với các khoản thu cho Ngân sách Nhà nước, số việc phải giải quyết loại này là 6.012 việc; với số tiền là 81.338.862.000 đồng (chiếm 45,85% về việc và 5,74% về tiền). Kết quả: thi hành xong 3.864 việc với số tiền thu được là 23.685.053.000 đồng, (đạt tỷ lệ 72,44% về việc và 50,17% về tiền).

Do loại việc thi hành án chủ động chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số việc thụ lý thi hành (trên 70% tổng số việc), là các việc thi hành án về có giá trị nhỏ, bao gồm các khoản án phí, tiền phạt, truy thu sung công, trả lại tiền, tài sản, giấy tờ,.. cho đương sự, với tổng giá trị tiền thụ lý thi hành chiếm chưa đầy 1/10 tổng số tiền thụ lý thi hành.

Việc tổ chức thi hành án đối với loại việc thi hành án chủ động có nhiều thuận lợi, do giá trị phải thi hành nhỏ, nên người phải thi hành án thường có đủ khả năng để thi hành án, việc thi hành án có thể được thi hành dứt điểm ngay, thời gian giải quyết ngắn, ít tốn kém công sức và chi phí.

Trong khi đó, loại việc thi hành án theo yêu cầu mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ (dưới 30% tổng số việc thụ lý thi hành), nhưng giá trị tiền phải thi hành lại rất lớn (trên 90% tổng số tiền thụ lý thi hành), chủ yếu là các loại việc về dân sự, kinh tế, việc thi hành án có liên quan đến các tổ chức tín dụng, ngân hàng, các vụ án tham nhũng,... có những việc thi hành án có giá trị thi hành lên đến hàng chục tỷ đồng, thậm chí là hàng trăm tỷ đồng.

Quá trình tổ chức thi hành án đối với loại việc thi hành án theo đơn yêu cầu, do số tiền phải thi hành là rất lớn, nên hầu hết các trường hợp người phải thi hành án không có khả năng thi hành án, không có tiền để thanh toán nợ, vì vậy, Chấp hành viên thường

động viên, thuyết phục người phải thi hành án thi hành dứt điểm đối với các việc thi hành án chủ động (do giá trị nhỏ, dễ thi hành ngay) và việc cưỡng chế thi hành án chủ yếu tập trung đối với loại việc thi hành án theo đơn yêu cầu (do giá trị lớn, thậm chí là rất lớn, nên người phải thi hành án không có khả năng thi hành, buộc phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản để thi hành án).

Quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về cưỡng chế thi hành án cũng đã cho thấy rằng, các quy định về cưỡng chế thi hành án dân sự đã xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tăng cường vị trí, vai trò của cơ quan thi hành án, Chấp hành viên trong thực hiện nhiệm vụ được giao; xác định rõ hơn trách nhiệm, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan trong hoạt động cưỡng chế thi hành án dân sự, cũng như công tác quản lý nhà nước về thi hành án dân sự.

Qua công tác quản lý, chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk cho thấy, trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành án dân sự được Chấp hành viên các cơ quan Thi hành án dân sự của tỉnh Đắk Lắk tuân thủ và thực hiện ngày càng chặt chẽ hơn, khoa học hơn, tạo nền tảng bảo vệ tốt hơn quyền của người được thi hành án, người phải thi hành án, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và Nhà nước trong thi hành án dân sự.

Trong điều kiện khối lượng công việc của các cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk ngày càng nhiều, điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, biên chế công chức còn mỏng, tình hình kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn,.. Song, kết quả công tác thi hành án dân sự của tỉnh Đắk Lắk ngày càng có sự chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả quan trọng, kết quả tổ chức thi hành về việc và về tiền không ngừng tăng cao qua các năm, hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ về việc, về tiền được giao theo Nghị quyết số 37/2012/QH13 và Nghị quyết số 111/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội, theo hướng ngày càng bền vững, thực chất.

Những kết quả thi hành án dân sự nêu trên đã và đang góp phần tích cực, quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trên nhiều lĩnh vực.

Nguyên nhân

Trong những năm qua, Bộ Tư pháp và Tổng cục Thi hành án dân sự đã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt đối với công tác thi hành án dân sự của địa phương, quan tâm cấp kinh phí, trang bị phương tiện hoạt động cho các cơ quan Thi hành án dân sự tương đối đầy đủ, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ kịp thời, đúng pháp luật; quan tâm chăm lo xây dựng đội

ngũ công chức của Ngành, chú trọng công tác quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý,.... tạo tiền đề thuận lợi cho các cơ quan Thi hành án dân sự hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Công tác thi hành án dân sự của tỉnh Đắk Lắk còn nhận được sự quan tâm của cấp ủy và chính quyền địa phương và sự quan tâm phối hợp của các cơ quan hữu quan trên địa bàn tỉnh, nhất là mối quan hệ phối hợp với các cơ quan Công an, Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân các cấp trong việc xét xử, miễn, giảm thi hành án, tổ chức cưỡng chế thi hành án và xử lý tài sản để thi hành án.

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Những tồn tại do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chủ quan, xuất phát từ việc, công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo một số Chi cục Thi hành án dân sự trực thuộc có lúc, có nơi chưa sâu sát. Thủ trưởng một số Chi cục Thi hành án dân sự chưa phát huy hết trách nhiệm, thiếu kịp thời, chưa quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. Đội ngũ Chấp hành viên các cơ quan Thi hành án dân sự của tỉnh chưa đồng đều về chất lượng, một số Chấp hành viên còn tâm lý ngại va chạm, chưa tích cực, chủ động và quyết liệt trong tổ chức thi hành án. Việc thực hiện kỷ cương, kỷ luật công vụ dù đã được chấn chỉnh và có nhiều chuyển biến tích cực song vẫn còn có trường hợp thực hiện chưa nghiêm, vi phạm pháp luật. Một số Chấp hành viên, công chức trong Ngành chưa tập trung đầu tư thời gian và trí lực để nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật; chưa chịu khó học tập để nâng cao kiến thức về mọi mặt, nên chưa thích ứng được với sự thay đổi nhanh chóng với những đòi hỏi ngày càng cao, những tình huống ngày càng phức tạp phát sinh trong công tác thi hành án dân sự, do đó trong quá trình tác nghiệp đôi khi còn lúng túng [27-BC2016, tr.11].

Trong quá trình tổ chức thi hành án, một số cán bộ, Chấp hành viên chưa thực sự coi trọng việc tuyên truyền, giải thích, thuyết phục, hoặc còn nóng nảy dẫn đến hiệu quả công tác có lúc chưa cao.

Một số Chấp hành viên vẫn còn ngại va chạm, chưa kiên quyết áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với các vụ việc có tính phức tạp, đương sự chống đối quyết liệt.

Bên cạnh đó, việc cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án vẫn còn những tồn tại nhất định, xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:

Thứ nhất, Chấp hành viên thiếu kiên quyết, chậm tổ chức việc thi hành án, ý thức, trách nhiệm chưa cao:

Trong nhiều vụ việc, Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự chưa thật sự kiên quyết áp dụng các quy định của pháp luật để tổ chức giao tài sản cho người mua trúng đấu giá. Bên cạnh đó, Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự cũng chưa thực sự quan tâm, quản lý chỉ đạo đối với việc thực hiện giao tài sản cho người mua trúng đấu giá dẫn đến nhiều vụ việc bán đấu giá thành nhưng kéo dài mà chưa giao được hoặc có thay đổi hiện trạng so với thời điểm bán đấu giá.

Thứ hai, năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Chấp hành viên chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ được giao dẫn đến có sai sót trong tổ chức thi hành án, cụ thể như:

Không tiến hành xác minh tài sản của người phải thi hành án đã ban hành quyết định cưỡng chế, dẫn đến cưỡng chế sai đối tượng thi hành án hoặc căn cứ vào văn bản không đúng quy định pháp luật của cơ quan liên quan dẫn đến kê biên, bán đấu giá sai đối tượng phải thi hành án;

Không tiến hành lập biên bản kê biên tài sản của người phải thi hành án theo quy định mà đã tổ chức thẩm định giá và bán đấu giá tài sản.

Không tổ chức cho các đương sự tự thỏa thuận trước khi ký hợp đồng thẩm định giá, bán đấu giá tài sản; vi phạm trong việc ký hợp đồng thẩm định giá;

Chấp hành viên căn cứ lý do người phải thi hành án không đồng ý bán tài sản đã được đưa ra bán đấu giá sau khi tài sản giảm giá lần thứ 3 để quyết định không bán tài sản cho người tham gia bán đấu giá;

Không thông báo các văn bản về cưỡng chế cho các bên đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

Chậm ký Hợp đồng bán đấu giá tài sản; không niêm yết thông báo cưỡng chế, thông báo bán đấu giá, vi phạm thời hạn bán đấu giá;

Không xác định phần sở hữu của vợ, chồng đối với tài sản kê biên, mặc dù đã có thông báo về việc kê biên và hướng dẫn đương sự có quyền làm đơn khởi kiện ra Tòa; hoặc công nhận tài sản chung vợ chồng, phân chia tài sản (theo tỉ lệ 50:50), nhưng không hướng dẫn khởi kiện vì cho rằng pháp luật không bắt buộc và không cần hướng dẫn do đương sự phản ứng gay gắt, không hợp tác với người thi hành công vụ nên việc hướng dẫn khởi kiện là không khả thi, chỉ kéo dài vụ việc.

Bên cạnh đó có nguyên nhân xuất phát từ yếu tố khách quan, thể hiện qua việc, số lượng án thụ lý mới có chiều hướng ngày càng tăng cao nhưng biên chế công chức không

tăng mà còn phải giảm; lực lượng Chấp hành viên của tỉnh còn mỏng, quá tải về công việc (toàn tỉnh chỉ có 95 Chấp hành viên nhưng bình quân mỗi năm phải giải quyết 19.600 việc/01 năm, với số tiền khoảng 1.800 tỷ đồng/01 năm, thậm chí như Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Buôn Ma Thuột, mỗi Chấp hành viên phải giải quyết bình quân khoảng 500 việc/01năm, bình quân mỗi ngày làm việc phải giải quyết từ 02 – 03 vụ việc/ngày), trong khi đó, theo Đề án xác định vị trí việc làm Hệ thống Thi hành án dân sự đã được Bộ Tư pháp thẩm định, trình Bộ Nội vụ phê duyệt, thì mỗi Chấp hành viên chỉ có khả năng thi hành và đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ với khối lượng khoảng 80 đến 90 việc/01 năm.

Nhiều vụ việc có giá trị về tài sản lớn đã kê biên tài sản bán đấu giá nhiều lần nhưng không có người mua làm kết quả thi hành án đạt thấp, số việc, số tiền chuyển kỳ sau nhiều v.v...

Pháp luật về thi hành án dân sự chưa đề cao tính nghiêm khắc và nghiêm minh, nên chưa phát huy được tính răn đe và hiệu quả thực thi quyền lực nhà nước trong thi hành án dân sự. Trình tự, thủ tục thi hành án dân sự tuy có tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều quy định về thủ tục thi hành án, do đó làm chậm tiến độ và hiệu quả tổ chức thi hành án.

Sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong công tác, nhất là khi thực hiện biện pháp cưỡng chế thi hành án vẫn có lúc, có nơi chưa chặt chẽ.

Đồng thời, thực tiễn công tác tổ chức thi hành án dân sự phát sinh nièu khó khăn, vướng mắc, khó giải quyết, làm ảnh hưởng lớn đến kết quả và hiệu quả công tác thi hành án dân sự của tỉnh. Trong nhiều vụ việc thi hành án, mặc dù người phải thi hành án có tài sản là bất động sản nhưng Chấp hành viên không thể cưỡng chế kê biên, xử lý được, vì các lý do như:

Thứ nhất, người phải thi hành án có tài sản là nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất. Tuy nhiên, đất mà người đó đang sử dụng không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Trong nhiều vụ việc, Bản án, Quyết định của Tòa án tuyên về nghĩa vụ trả tiền nhưng người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án. Chấp hành viên tiến hành xác minh tài sản của người phải thi hành án, kết quả xác minh cho thấy người phải thi hành án có nhà xây kiên cố trên thửa đất lấn chiếm, đất hành lang giao thông, hành lang sông hoặc hành lang bảo vệ công trình thủy…

Ví dụ: Theo Quyết định Công nhận sự thỏa thuận số 22/2015/QĐ-STDS của Tòa án nhân dân huyện K thì bà A giao lại cho ông B căn nhà diện tích ngang 05 m dài 30 m,

tọa lạc tại số 01, đường Ama Pui, huyện K, tại giấy thỏa thuận sang nhượng nhà đất lập ngày 01/01/2011 với số tiền là 500.000.000đ; bà A đã trả cho ông B số tiền 400.000.000đ, số tiền còn lại 1000.000.000đ bà A cam kết trả cho ông B vào ngày 31/12/2015; Bà A được tiếp tục sử dụng căn nhà nêu trên.

Quá trình thi hành án, do bà A không tự nguyện thi hành án nên Chấp hành viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cưỡng chế thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh đắk lắk (Trang 41 - 59)