Điều kiện kinh tế, xã hội và tổ chức bộ máy thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk ảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cưỡng chế thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh đắk lắk (Trang 36 - 41)

Lắk ảnh hưởng thi hành án dân sự.

2.2.1Điều kiện kinh tế xã hội ở tỉnh Đắk Lắk

Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, có vị trí địa lý: Phía bắc giáp tỉnh Gia Lai; Phía đông giáp các tỉnh Phú Yên, Khánh Hoà; Phía nam giáp các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông; Phía tây giáp Campuchia với đường biên giới dài 193 km.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Đắk Lắk năm 2019 đạt 9,23%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp, dịch vụ, xây dựng làm nồng cốt cho tăng trưởng, huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt 33.795 tỷ đồng.

Cơ cấu sản xuất nông nghiệp từng bước được chuyển biến theo hướng đa chuyên sâu, áp dụng công nghệ cao vào sản xuất theo tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ, sản xuất bền vững theo chuỗi, sản xuất nông nghiệp sạch theo chuẩn vietGAP, Ogarnit …

Đến nay, hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới chủ động cho 80,5% diện tích cây trồng có nhu cầu tưới; giao thông nhựa hóa, bê tông hóa đường tỉnh lộ đạt hơn 96%, đường huyện lộ 88%, đường liên xã 60,7%; có 99% thôn, buôn có điện và 99% số hộ được sử dụng điện; 92,5% dân cư nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh.

Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (số liệu năm 2019) đạt và vượt kế hoạch đề ra cụ thể: tổng thu ngân sách nhà nước đạt 6.910 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 49 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo năm 2019 giảm 3,46%, giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh xuống còn 9,35%; công tác bảo đảm an sinh xã hội được chú trọng; có 52 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Các hoạt động văn hóa, giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, Quốc phòng - An ninh được tăng cường...

Tuy nhiên, nền kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk bộc lộ một số hạn chế, khuyết điểm như giá một số mặt hàng nông sản chủ lực như cà phê, hồ tiêu, cao su của tỉnh giảm thấp, khó tiêu thụ. Tình hình thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi diễn biến phức tạp. An ninh trật tự trên một số địa bàn, lĩnh vực có thời điểm xảy ra phức tạp. Việc giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, mâu thuẫn trong nhân Phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những khó khăn, hạn chế trong năm 2019. Năm 2020 tỉnh Đắk Lắk phấn đấu tăng

trưởng kinh tế đạt 11%. Tuy nhiên, hiện nay do tình hình dịch bệnh Co vid 19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế năm 2020, cụ thể là khó có khản năng đạt được như kế hoạch đề ra. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ, công nghiệp-xây dựng, nông-lâm nghiệp bền vững. Thu ngân sách Nhà nước khoảng 8.480 tỷ đồng. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 650 USD. Thu nhập bình quân đầu người đạt 54,6 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 4,36%-4,49%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS giảm từ 4%-4,5%; giải quyết việc làm cho 30.200 lao động; 61 xã đạt chuẩn nông thôn mới, có một đến hai đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Bên cạnh kết quả mà tỉnh Đắk Lắk đạt được tỉnh Đắk Lắk vẫn là tỉnh nghèo, nhiều tiềm năng, thế mạnh vẫn chưa được khai thác; đời sống của nhân dân, nhất là nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào DTTS vẫn còn gặp nhiều khó khăn, số hộ nghèo vẫn còn cao. Vì vậy, Đắk Lắk cần đề ra các giải pháp có tính đột phát, đổi mới, phát huy nội lực để thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra. Trong đó, quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, huy động các nguồn lực trong và ngoài tỉnh để khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương, nhất là chế biến nông, lâm sản, năng lượng tái tạo như điện năng lượng mặt trời, điện gió; đẩy mạnh phát triển nông nghiệp bền vững, hiệu quả theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung. Việc phát triển kinh tế phải gắn với công tác bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, gia đình chính sách; phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội, tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, chú trọng giảm nghèo nhanh và bền vững. Tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

2.2.2 Thực trạng tổ chức bộ máy thi hành án dân sự ở tỉnh Đắk Lắk

Hệ thống Thi hành án dân sự của tỉnh Đắk Lắk gồm có Cục Thi hành án dân sự tỉnh và 15 Chi cục Thi hành án dân sự trực thuộc.

Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk là cơ quan trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự, thực hiện chức năng thi hành án dân sự, có nhiệm vụ giúp Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự quản lý một số mặt công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan thi hành án dân sự địa phương và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Cơ cấu bộ máy tổ chức của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk gồm có 05 phòng chuyên môn và tương đương thuộc Cục, gồm:

1) Văn phòng.

2) Phòng Tổ chức cán bộ.

3) Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án dân sự. 4) Phòng kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo. 5) Phòng Tài chính – Kế toán.

Tính đến thời điểm hiện nay, toàn ngành Thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk được Tổng cục Thi hành án dân sự giao 186 biên chế (đã thực hiện 186/186 biên chế được giao), trong đó Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk được giao 34 biên chế, các Chi cục Thi hành án dân sự trực thuộc được giao 152 biên chế (nguồn: báo cáo kết quả công tác thi hành án dân sự 06 tháng đầu năm năm 2020, [28, tr.6].

Cơ cấu đội ngũ công chức của ngành gồm 121 nam, 65 nữ, trong đó, 163 người có trình độ đại học, 02 người có trình độ cao đẳng, 21 người có trình độ trung cấp.

Về trình độ chính trị, 01 người có trình độ cử nhân giáo dục chính trị, 20 người có trình độ cao cấp lý luận chính trị.

Toàn ngành có 35 Chấp hành viên Trung cấp, 61 Chấp hành viên sơ cấp, 08 Thẩm tra viên, 43 Thư ký thi hành án, 03 Thư ký trung cấp thi hành án, 03 chuyên viên, 18 kế toán, 15 công chức khác nhân viên.

Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý gồm có Cục trưởng, 03 Phó Cục trưởng, 05 Trưởng phòng, 07 Phó trưởng phòng và tương đương, 15 Chi cục trưởng và 28 Phó Chi cục trưởng.

Trước khi tìm hiểu về kết quả tổ chức thi hành án ở tỉnh Đắk Lắk, để thuận lợi cho việc theo dõi các nội dung liên quan đến số liệu thống kê kết quả thi hành án được nêu trong phần này, tác giả thông tin về cách tính thống kê kết quả thi hành án dân sự như sau:

1. Việc thi hành án dân sự: Mỗi quyết định thi hành án được tính là một việc. 2. Việc cưỡng chế: Mỗi quyết định cưỡng chế thi hành án được tính là một việc cưỡng chế.

3. Việc có điều kiện thi hành: 4. Việc chưa có điều kiện thi hành:

Việc chưa có điều kiện thi hành được xác định là trường hợp Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án theo quy định tại Điều 44a của Luật Thi hành án dân sự [57, tr.27],

5. Việc thi hành xong:

Kết quả tổ chức thi hành án dân sự giai đoạn 2016 – tháng 6/2020 của tỉnh Đắk Lắk đạt được cụ thể như sau (Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác thi hành án dân sự năm 2016, 2017, 2018, 2019, tháng 6/2020 của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk).

- Kết quả thi hành án về việc:

Năm 2016: Tổng số việc còn phải thi hành là 17.448 việc, trong đó: 14.819 việc có điều kiện giải quyết (chiếm tỷ lệ 84,93%) và 2.629 việc chưa có điều kiện giải quyết (chiếm tỷ lệ 15,07%). Trong số có điều kiện, đã giải quyết xong 12.276 việc, đạt tỷ lệ 82,84%.

Năm 2017: Tổng số việc còn phải thi hành là 18.602 việc, trong đó: 14.769 việc có điều kiện giải quyết (chiếm tỷ lệ 80,11%) và 3.666 việc chưa có điều kiện giải quyết (chiếm tỷ lệ 19,89%). Trong số có điều kiện, đã giải quyết xong 12.507 việc, đạt tỷ lệ 84,68%.

Năm 2018: Tổng số việc còn phải thi hành là 19.931 việc, trong đó: 15.166 việc có điều kiện giải quyết (chiếm tỷ lệ 76,78%) và 4.587 việc chưa có điều kiện giải quyết (chiếm tỷ lệ 23,22%). Trong số có điều kiện, đã giải quyết xong 13.044 việc, đạt tỷ lệ 86,01%.

Năm 2019: Tổng số việc còn phải thi hành là 19.665 việc, trong đó: 14.540 việc có điều kiện giải quyết (chiếm tỷ lệ 74,45%) và 4.990 việc chưa có điều kiện giải quyết (chiếm tỷ lệ 25,55%). Trong số có điều kiện, đã giải quyết xong 11.383 việc, đạt tỷ lệ 78,29%.

06 tháng năm 2020: Tổng số việc còn phải thi hành là 13.113 việc, trong đó: 11.021 việc có điều kiện giải quyết (chiếm tỷ lệ 84,05%) và 2.092 việc chưa có điều kiện giải quyết (chiếm tỷ lệ 15,95%). Trong số có điều kiện, đã giải quyết xong 7.092 việc, đạt tỷ lệ 64,35%.

- Kết quả thi hành án về tiền:

Năm 2016: Tổng số phải thi hành 1.098.639.914.000 đồng, trong đó: kết quả xác minh, phân loại: 906.852.835.000 đồng có điều kiện giải quyết (chiếm tỷ lệ 82,54%) và 191.787.079.000 đồng; chưa có điều kiện giải quyết (chiếm tỷ lệ 17,46%). Trong số có điều kiện, đã giải quyết xong 359.095.578.000 đồng, đạt tỷ lệ 39,60%

Năm 2017: Tổng số phải thi hành 1.813.762.577.000 đồng, trong đó: kết quả xác minh, phân loại: 895.048.365.000 đồng có điều kiện giải quyết (chiếm tỷ lệ 51,87%) và

830.390.387.000 đồng chưa có điều kiện giải quyết (chiếm tỷ lệ 48,13%). Trong số có điều kiện, đã giải quyết xong 438.300.496.000 đồng, đạt tỷ lệ 48,97%

Năm 2018: Tổng số phải thi hành 1.705.763.787.000 đồng, trong đó: kết quả xác minh, phân loại: 737.857.583.000 đồng có điều kiện giải quyết (chiếm tỷ lệ 47,76%) và 809.834.678.000 đồng chưa có điều kiện giải quyết (chiếm tỷ lệ 52,33%). Trong số có điều kiện, đã giải quyết xong 349.121.354.000 đồng, đạt tỷ lệ 47,32%

Năm 2019: Tổng số phải thi hành 1.771.294.064.000 đồng, trong đó: kết quả xác minh, phân loại: 794.212.990.000 đồng có điều kiện giải quyết (chiếm tỷ lệ 45,29%) và 959.394.231.000 đồng chưa có điều kiện giải quyết (chiếm tỷ lệ 54,71%). Trong số có điều kiện, đã giải quyết xong 265.505.560.000 đồng, đạt tỷ lệ 33,43%.

06 tháng năm 2020: Tổng số phải thi hành 1.416.519.886.000 đồng, trong đó: kết quả xác minh, phân loại: 836.878.202.000 đồng có điều kiện giải quyết (chiếm tỷ lệ 59,08%) và 579.641.684.000 đồng chưa có điều kiện giải quyết (chiếm tỷ lệ 40,92%). Trong số có điều kiện, đã giải quyết xong 151.448.606.000 đồng, đạt tỷ lệ 18,10%.

Mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn và nhất là bất cập về trình tự, thủ tục thi hành án dân sự, nhưng toàn Ngành Thi hành án dân sự của tỉnh đã nỗ lực, phấn đấu khắc phục mọi khó khăn, tích cực đẩy mạnh các mặt công tác và đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.

Nhưng thực tế số lượng việc tồn cần phải giải quyết hàng năm vẫn còn một số lượng lớn. Có nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan dẫn đến tình trạng án tồn đọng kéo dài không thi hành được, một trong những nguyên nhân là quá trình áp dụng biện pháp cưỡng chế, xử lý tài sản thi hành án, bên cạnh mặt tích cực cũng có những hạn chế nhất định dẫn đến án tồn đọng như tài sản kê biên, bán đấu giá, hạ giá nhiều lần bán không thành, thủ tục kê biên, xử lý tài sản chung phức tạp, kéo dài; đương sự cố tình dây dưa; khi kê biên pháp luật yêu cầu phải kê biên tương ứng nhưng khi xử lý thì giá trị tài sản bị hạ giá nhiều lần nên không đủ để thi hành án, chấp hành viên lại phải tiếp tục kê biên; thời gian cho việc cưỡng chế, xử lý tài sản phải phải mất hàng năm do vậy số vụ việc cưỡng chế tồn chưa xử lý xong chuyển từ năm này sang năm khác dồn lại là một số lượng đáng kể. Theo số liệu của biểu số 2 cho thấy, số quyết định cưỡng chế không nhiều nhưng số việc phải áp dụng biện pháp cưỡng chế nhiều, do án chùm, một người phải thi hành án phải thi hành nhiều nghĩa vụ, thi hành cho nhiều người; qua phân tích trong số quyết định cưỡng chế thi hành án hàng năm thì tỷ lệ áp

dụng giữa các biện pháp cưỡng chế có sự chênh lệch, biện pháp chủ yếu và thường xuyên áp dụng là biện pháp cưỡng kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ, tiếp đến là biện pháp trừ vào thu nhập của người phải thi hành án; cũng có biện pháp chưa được áp dụng tại Chi cục THADS thành phố Buôn Ma Thuột như biện pháp khai thác tài sản của người phải thi hành án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cưỡng chế thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh đắk lắk (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)