Tổng quan kết quả áp dụng hình phạt tại Tòa án nhân dân huyện Chư Sê, tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng hình phạt từ thực tiễn huyện chư sê, tỉnh gia lai (Trang 36 - 46)

2.1. Tổng quan kết quả áp dụng hình phạt tại Tòa án nhân dân huyệnChư Sê, tỉnh Gia Lai Chư Sê, tỉnh Gia Lai

2.1.1. Thực trạng tội phạm trên địa bàn huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai

Huyện Chư Sê là một huyện miền núi của tỉnh Gia Lai, được thành lập vào ngày 17/08/1981 trên cơ sở tách một phần của huyện Mang Yang. Đến ngày 27/08/2009, huyện Chư Sê được tách thành huyện Chư Sê và huyện Chư Pưh. Huyện Chư Sê có diện tích tự nhiên 64.296,27 ha, với 15 đơn vị hành chính gồm: 01 thị trấn (Chư Sê) và 14 xã với dân số của huyện Chư Sê là 11.580 người, trong đó đồng bào thiểu số chiếm tới 50% dân số của huyện. Huyện Chư Sê cách thành phố Pleiku 40 km về phía nam, có Quốc lộ 14 và Quốc lộ 25 chạy qua, nối ngã ba huyện Chư Sê với các tỉnh Đắk Lắk, tỉnh Đắk Nông, tỉnh Bình Phước, tỉnh Bình Dương, tỉnh Phú Yên và thành phố Hồ Chí Minh [68].

Với vị trí giao thông thuận lợi cho sự phát triển kinh tế cũng như có nguồn tài nguyên đất bazan rộng lớn, khí hậu ôn hòa, tạo điều kiện phát triển các cây công nghiệp dài ngày mang lại giá trị cao: hồ tiêu, cao su, cà phê, bông. Những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện tăng lên nhanh chóng, thu ngân sách trên địa bàn hàng năm đứng thứ hai trong tỉnh. Với mật độ dân số cao, dân số trẻ, số người ở trong độ tuổi lao động đông đảo, không ít người trong độ tuổi lao động không có được việc làm đã có những tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế xã hội, đây cũng chính là nguồn “bổ sung” cho tội phạm. Tình hình an ninh chính trị tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, các đối tượng fulro lưu vong hoạt động ngày càng ranh ma tìm cách móc nối với các thành phần bên trong, bên cạnh đó, “tin lành Đê – ga” luôn rình rập, tìm cách chống phá. Cùng với đó, các loại tôi phạm hình sự và tệ nạn xã hội có xu hướng diễn biến ngày càng tinh vi và phức tạp nên khó khăn chồng chất khó khăn.

giảm, có thể thấy được điều này qua bảng thống kê sau:

Bảng 2.1: Thống kê tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai

Năm Năm Năm Năm 06 tháng

Tội phạm đầu năm

2015 2016 2017 2018

2019

Tội phạm về trật tự xã hội 52 47 37 27 7 Tội phạm về xâm phạm sở hữu 47 52 47 49 24 Tội phạm về ma túy 5 4 8 2 2 Tội phạm về kinh tế - 1 1 - 1 Tội phạm về môi trường - - 2 1 2 Tội phạm xâm phạm hoạt động

2 1 - - - tư pháp Tội phạm về tham nhũng, chức 1 1 1 2 1 vụ Tổng số (vụ) 107 106 96 81 37

Nguồn: Viện kiểm sát nhân dân huyện Chư Sê (2019), “Thống kê kết quả khởi tố, truy tố, xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự”, Gia Lai.

Theo bảng thống kê, có thể thấy các vụ phạm pháp hình sự về xâm phạm sở hữu xảy ra nhiều nhất qua 05 năm (từ năm 2015 đến 06 tháng đầu năm 2019). Tính chất thực hiện hành vi phạm tội về sở hữu mang tính táo bạo, manh động, như tội phạm cướp giật tài sản, trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cướp tài sản, v.v.. mức độ xâm hại về tính mạng sức khỏe và tài sản của công dân diễn biến phức tạp. Trong thời gian qua, tội phạm xâm phạm trật tự xã hội xét về tính chất, mức độ thiệt hại của loại tội phạm này xảy ra rất nghiêm trọng, manh động hơn, nhất là các vụ án giết người, cố ý gây thương tích, v.v… Bên cạnh đó mức độ nghiêm trọng của các

ma túy tổng hợp ngày càng gia tăng, tập trung vào lứa tuổi thanh thiếu niên. Đối với tội phạm về tham nhũng, chức vụ: xảy ra ít, chủ yếu là vi phạm về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản và giả mạo trong công tác.

Theo thống kê nêu trên, có thể thấy số lượng tội phạm của các năm, tội phạm có xu hướng giảm dần, từ năm 2015 xảy ra 107 vụ phạm pháp hình sự, đến 06 tháng đầu năm 2019 xảy ra 37 vụ, giảm 34,6%. Điều này cho thấy sự quan tâm lãnh, chỉ đạo tích cực của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở, đặc biệt là sự vào cuộc quyết liệt của Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc huyện và các xã, thị trấn tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện Chư Sê cơ bản ổn định và giữ vững, các vụ phạm pháp hình sự được phát hiện và xử lý kịp thời và có xu hướng giảm.

2.1.2. Kết quả áp dụng hình phạt tại Tòa án nhân dân huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai

Hiện nay, TAND huyện Chư Sê có 15 cán bộ, công chức gồm 06 Thẩm phán, 07 Thư ký, 01 kế toán và 02 lao động hợp đồng. Tất cả đội ngũ đều có trình độ chuyên môn cử nhân luật trở lên và được đào tạo, tập huấn kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ.

TAND huyện Chư Sê là đơn vị duy nhất trong hệ thống TAND hai cấp tỉnh Gia Lai hiện có 100% cán bộ, công chức, người lao động là Đảng viên. Điều đó đã huy động được cả hệ thống chính trị cơ quan, Chi bộ, cơ quan luôn làm tốt công tác lãnh đạo, giáo dục về chính trị, tư tưởng cho Đảng viên, cán bộ công chức.

TAND huyện Chư Sê 05 năm liền liên tục đạt “Tập thể lao động xuất sắc”, được tặng thưởng nhiều Bằng khen của ngành, của địa phương. Nhiều cá nhân được trao tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”, được tặng Bằng khen của ngành, của địa phương, các tổ chức đoàn thể khác. Đặc biệt trong năm 2015, đơn vị đã được trao tặng “Cờ thi đua Chính phủ” [55].

Theo quy định của BLTTHS, TAND huyện Chư Sê có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những tội phạm mà BLHS quy định HP từ 15 năm tù trở xuống, trừ những tội quy định tại điểm nêu trên Điều 268 BLTTHS. Như vậy, đối với những tội phạm

mà BLHS quy định HP chung thân và tử hình thì TAND huyện Chư Sê không có thẩm quyền xét xử.

Có thể thấy được số liệu xét xử cụ thể qua bảng thống kê sau đây:

Bảng 2.2: Thống kê số liệu xét xử tại Tòa án nhân dân huyện Chư Sê Thống kê tội phạm (vụ/bị cáo)

Tội phạm Tội phạm Tội

Tội phạm Tội Tội xâm phạm về

Năm về xâm

về trật tự phạm về phạm về phạm tham phạm sở

xã hội ma túy kinh tế hoạt động nhũng, hữu

tư pháp chức vụ

Vụ Bị Vụ Bị Vụ Bị Vụ Bị Vụ Bị Vụ Bị cáo cáo cáo cáo cáo cáo 2015 38 78 36 76 6 8 - - 1 1 - - 2016 32 54 36 67 5 8 - - 1 3 - - 2017 30 49 36 66 6 7 1 1 - - - - 2018 27 53 38 76 4 7 - - 2 2 06 tháng 6 7 6 17 1 1 1 1 - - 1 1 đầu 2019 Tổng 133 241 152 302 22 31 2 2 2 4 3 3 314/583 Số % 42,4 41,3 48,4 51,8 7 5,3 0,6 0,4 0,6 0,7 1 0,5 Nguồn: Tòa án nhân dân huyện Chư Sê (2019), “Thống kê kết quả xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự”, Gia Lai.

chiếm 0,6%, số bị can chiếm 0,7%; tội phạm về tham nhũng, chức vụ với số vụ chiếm 1%, số bị can chiếm 0,5%; tội phạm về kinh tế với số vụ chiếm 0,6%, số bị can chiếm 0,4%.

Qua thống kê số liệu HP chính được áp dụng tại TAND huyện Chư Sê thì HP tù có thời hạn được áp dụng nhiều nhất trong số các HP được áp dụng.

Bảng 2.3: Thống kê số liệu hình phạt chính được áp dụng tại Tòa án nhân dân huyện Chư Sê

Bị cáo Số liệu HP chính được áp dụng

Năm Cảnh Phạt Cải tạo Trục Tù có Cho không thời hưởng

cáo tiền xuất

giam giữ hạn án treo

2015 163 - - 4 - 138 21 2016 132 - - 3 - 115 14 2017 122 - 5 - 106 11 2018 138 - - 4 - 119 15 06 tháng đầu 27 - - - - 25 2 năm 2019 Tổng 582 - 5 11 - 503 63 Số % 100 - 0,9 1,9 - 86,4 10,8

Nguồn: Tòa án nhân dân huyện Chư Sê (2019), “Thống kê hình phạt chính”, Gia Lai.

Qua bảng trên chúng ta thấy tỷ lê áp dụng HP tại huyện Chư Sê như sau: áp dụng HP tiền đối với 05 bị cáo chiếm tỷ lệ 0,9%; áp dụng HP cải tạo không giam giữ đối với 11 bị cáo chiếm 1,9%; áp dụng HP tù có thời hạn đối với 503 bị cáo chiếm 86,4%; áp dụng HP tù nhưng cho hưởng án treo đối với 63 bị cáo chiếm 10,8%. Trong đó, HP tù có thời hạn chiếm tỷ lệ 86,4%, là HP chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các HP được áp dụng.

Bảng 2.4: Thống kê số liệu HP bổ sung được áp dụng tại TAND huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai

Số liệu HP bổ sung được áp dụng Cấm đảm Tước nhiệm chức Tịch Bị Cấm một số Năm vụ, v.v.. Quản thu Phạt Trục cáo quyền

hoặc làm chế tài tiền xuất

trú công công việc sản dân nhất định 2015 163 - - - 24 - 2016 132 - - - - 1 19 - 2017 122 - - - - 2 15 - 2018 138 2 - - - 1 21 - 06 tháng đầu 27 1 - - - - 1 - năm 2019 Tổng số 87 3 - - - 4 80 - Số % 100 3,4 - - - 4,6 92 - Nguồn: TAND huyện Chư Sê (2019), “Thống kê hình phạt bổ sung”, Gia Lai. Trong

cơ cấu HP bổ sung được áp dụng tại TAND huyện Chư Sê, tỉnh Gia

Lai, HP giai đoạn từ năm 2015 đến 06 tháng đầu năm 2019, HP tiền chiếm phần lớn nhất là 92%, sau đó là HP tịch thu tài sản chiếm tỷ lệ 4,6%, HP cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định chiếm tỷ lệ 3,4%, các HP bổ sung khác như cấm cư trú, quản chế, tước một số quyền công dân, trục xuất (khi không là HP chính) là không có. HP bổ sung là HP tiền được áp dụng để bổ trợ cho

bị cáo phạm tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc phạm tội về ma túy nhằm hỗ trợ cho HP chính đã áp dụng với họ. Đối với HP tịch thu tài sản chủ yếu áp dụng với các tội phạm cố ý gây thương tích để bảo đảm tài sản của họ khi thực hiện nghĩa vụ bồi thường đối với bị hại. HP cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được áp dụng “khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó thì có thể gâu nguy hại cho xã hội”

(Điều 41 BLHS), HP này áp dụng không nhiều, chỉ với 03 trường hợp, chủ yếu được áp dụng liên quan đến các tội phạm về tham nhũng, chức vụ.

Từ những số liệu trên có thể thấy chất lượng xét xử của TA đã được nâng cao rõ rệt, TA áp dụng đúng các quy định của pháp luật, các bản án được tuyên bảo đảm đúng người, đúng tội và đúng pháp luật, đảm bảo việc áp dụng HP tương xứng với mức độ, tính chất nguy hiểm của hành vi. HP được áp dụng đã giúp trừng phạt những đối tượng có hành vi nguy hiểm, không có ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng tính mạng, sức khỏe, tài sản của con người, bên cạnh đó, còn thể hiện được tính nhân đạo của pháp luật cho những người biết nhận thức được sai lầm của mình mà cố gắng sửa chữa, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra.

2.2. Những vi phạm sai lầm trong áp dụng hình phạt tại Tòa án nhân dânhuyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng hình phạt từ thực tiễn huyện chư sê, tỉnh gia lai (Trang 36 - 46)