Các yếu tố tác động đến áp dụng hình phạt đúng khi xét xử vụ án hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng hình phạt từ thực tiễn huyện chư sê, tỉnh gia lai (Trang 63 - 67)

3.1. Các yếu tố tác động đến áp dụng hình phạt đúng khi xét xử vụ ánhình sự hình sự

3.1.1. Quy định của pháp luật

Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, pháp luật là công cụ thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, là công cụ thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động và là công cụ để quản lý của Nhà nước. Do đó, pháp luật là một trong các yếu tố có vai trò quan trọng, quyết định trong việc bảo đảm việc áp dụng HP đúng.

Khi áp dụng HP, TA căn cứ vào quy định của BLHS và BLTTHS, bảo đảm xét xử đúng người, đúng tội, chính xác, khách quan, bảo đảm không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của TA. Do vậy, để bảo đảm áp dụng HP đúng thì yếu tố quan trọng đầu tiên là pháp luật. Khi có các quy định của pháp luật về HP thì TA mới căn cứ vào đó để áp dụng HP. Đồng thời, việc áp dụng HP của TA phải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục nhất định quy định chặt chẽ tại BLTTHS. Tuy nhiên, BLHS năm 2015 bên cạnh việc quy định các chế tài áp dụng đối với hành vi phạm tội theo trình tự thủ tục nhất định theo quy định của BLTTHS thì quá trình thực hiện vẫn còn nhiều vướng mắc, khó khăn, do vậy, BLHS, BLTTHS năm 2015 cần có những văn bản hướng dẫn chi tiết việc thực hiện hoặc những thay đổi nhất định, những hoàn thiện nhằm giải quyết những vướng mắc, khó khăn đó để đáp ứng được yêu cầu đấu tranh, phòng, chống tội phạm, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước trong giai đoạn mới.

3.1.2. Yếu tố về con người

Để bảo đảm việc áp dụng HP, yếu tố thực hiện quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật để áp dụng HP là yếu tố con người. Nếu nói yếu tố pháp luật mang

tính chất quy phạm, được quy định rõ ràng tại Điều luật cụ thể, thì yếu tố con người là yếu tố mang tính chủ động, sáng tạo.

Theo quy định tại Luật tổ chức TAND 2014 tại Điều 65 về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán thì “Thẩm phán là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Luật này được Chủ tịch nước bổ nhiệm để làm nhiệm vụ xét xử”. Như vậy, người bảo đảm việc áp dụng HP đúng chính là Thẩm phán, người được bổ nhiệm để làm nhiệm vụ xét xử, tiến hành hoạt động tố tụng. Đồng thời, việc xét xử của TA có HTND tham gia (trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn do BLHS quy định) (Điều 22 BLHS) và phải đảm bảo nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm.

Để bảo đảm việc áp dụng HP đúng Thẩm phán và Hội thẩm là những người phải có trình độ chuyên môn, năng lực, đạo đức và trách nhiệm để áp dụng HP một cách khách quan, đúng theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, KSV và người bào chữa cũng đóng vai trò quan trọng với vị trí một bên buộc tội, một bên gỡ tội trong quá trình tranh tụng tại phiên tòa sẽ giúp Thẩm phán, Hội thẩm đưa ra được mức HP tương ứng hành vi phạm tội của bị cáo. Đồng thời, với chức năng kiểm sát xét xử, KSV cũng kiểm sát tính hợp pháp của các quyết định của Thẩm phán và Hội thẩm, góp phần bảo đảm cho việc áp dụng HP đúng.

3.1.3. Kết quả điều tra truy tố đúng và đầy đủ

Theo quy định của pháp luật hình sự, Cơ quan điều tra sẽ áp dụng các biện pháp do pháp luật quy định để xác định tội phạm và người đã thực hiện hành vi phạm tội. VKS có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát đối với các hoạt động tư pháp và TA thực hiện hoạt động xét xử. Đồng thời, để tuyên bố một người phạm tội và áp dụng HP đối với người phạm tội thì phải trải qua ba giai đoạn: khởi tố điều tra, truy tố và xét xử tương ứng với thẩm quyền của ba hệ thống cơ quan tiến hành tố tụng là Cơ quan điều tra, VKS và TA. Các giai đoạn tố tụng có quan hệ chặt chẽ với nhau, giai đoạn trước là tiền đề, cơ sở để giai đoạn sau tiếp tục thực hiện.

người có phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội của mình hay không từ việc khởi tố bị can và thu thập các tài liệu nhằm chứng minh cho hành vi phạm tội đó là có căn cứ và đúng sự thật.

Truy tố là một trong những nhiệm vụ, quyền hạn quan trọng của VKS nhằm xem xét, đánh giá lại toàn bộ tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ đề nghị truy tố do Cơ quan điều tra thu thập có được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định hay không để quyết định việc truy tố bị can ra TA để xét xử, tránh việc truy tố oan sai, bỏ lọt tội phạm.

Xét xử là chức năng cơ bản và đóng vai trò quan trọng nhất trong toàn bộ quá trình tố tụng kể từ khởi tố đến truy tố bị can để TA xét xử nhằm kiểm tra lại toàn bộ những tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án theo đúng trình tự pháp luật quy định do Cơ quan điều tra và VKS thu thập làm căn cứ để quyết định việc một người có tội hay không. Những vi phạm trong quá trình điều tra, truy tố như thiếu chứng cứ chứng minh cho các tình tiết liên quan đến vụ án, vi phạm thủ tục tố tụng, bỏ lọt tội phạm sẽ là một trong căn cứ để TA trả hồ sơ điều tra bổ sung làm kéo dài thời gian tố tụng. Việc điều tra, truy tố đúng sẽ giúp TA căn cứ vào các tài liệu thu thập được ở hai này để đánh giá được tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi, vấn đề nhân thân cũng như các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội được chính xác, tạo tiền đề cho hoạt động tranh tụng tại phiên tòa xét xử để TA có thể áp dụng HP đúng đối với người phạm tội.

3.1.4. Nhiệm vụ đấu tranh, phòng chống tội phạm tại địa phương

Một trong những yếu tố đảm bảo việc áp dụng HP đúng là nhằm thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm tại địa phương. Tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Chư Sê nhìn chung có xu hướng giảm về số lượng nhưng lại tăng về tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội. Nhiều vụ án có sự tham gia của nhiều bị cáo ở nhiều độ tuổi và các địa phương khác nhau trong cả nước, các bị can, bị cáo phạm tội có tổ chức, sử dụng thủ đoạn tinh vi để thực hiện hành vi phạm tội. Bị cáo bị xét xử có nhân thân xấu, phạm tội nhiều lần, thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm còn nhiều, tập trung ở độ tuổi thanh thiếu niên do xu hướng thích thể

hiện, thích ăn chơi, đua đòi theo các trào lưu mới dẫn đến việc nghiện ngập, hút chích ma túy, thích tiêu xài hơn là lao động nên khi dùng hết tiền sẽ nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản của người khác để phục vụ nhu cầu ăn chơi của cá nhân. Đồng thời, việc HP áp dụng đối với bị cáo chưa tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội mà các bị cáo thực hiện không có tác dụng răn đe đối với các đối tượng đang có ý định phạm tội. Trái lại, việc áp dụng HP quá nghiêm khắc với mức HP cao đối với bị cáo sẽ tạo ra khoảng thời gian cách ly họ quá dài với cuộc sống, làm cho họ không có ý chí phấn đấu chấp hành án tốt HP để tái hòa nhập lại với xã hội. Bởi sự đề phòng, coi thường từ người xung quanh, khó khăn để tìm được công việc đảm bảo trang trải được cho cuộc sống và tuổi cũng lớn. Điều đó tác động để họ trở lại con đường cũ, tiếp tục phạm tội [25].

Nhiệm vụ đấu tranh, phòng chống tội phạm nhằm đảm bảo tình hình chính trị tại địa phương là một trong những nhiệm vụ hàng đầu nhằm giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của xã hội, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, phẩm giá của mọi người dân. Đây cũng là một trong những yếu tố bảo đảm cho việc áp dụng HP đúng, căn cứ vào tình hình tội phạm diễn biến tại địa phương, TA sẽ áp dụng mức HP không những để trừng trị mà còn nhằm hướng đến sự giáo dục, ngăn ngừa họ phạm tội mới, giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

3.1.5. Các yếu tố khác

Bên cạnh các yếu tố nêu trên, thì còn các yếu tố sau đây bảo đảm áp dụng HP đúng khi xét xử vụ án hình sự

- Đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp trong thời kỳ mới trên tinh thần Nghị

quyết 49-NQ/TW về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, xác định xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

- Ảnh hưởng của truyền thông, báo chí. Thông qua truyền thông, báo chí, công chúng sẽ biết được về các hoạt động của hệ thống TA, hiểu biết về quá trình đi đến các quyết định pháp lý, để từ đó tôn trọng, tâm phục, khẩu phục đối với mỗi phán

quyết của TA, tạo ra niềm tin vào công lý.

- Sự giám sát của nhân dân. Để áp dụng HP trong quá trình xét xử các vụ án hình sự của TA được thực hiện ngày càng tốt hơn thì tăng cường sự giám sát thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân đối với hoạt động xét xử, áp dụng của TA; tăng cường sự giám sát của các cơ quan thông tấn, báo chí và nhân dân là việc làm cần thiết để cho mỗi cán bộ, Thẩm phán TA có trách nhiệm hơn đối với công việc của

mình, đồng thời giúp phát hiện nhưng vi phạm, sai sót trong công tác xét xử, áp dụng HP để kịp thời chấn chính, khắc phục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng hình phạt từ thực tiễn huyện chư sê, tỉnh gia lai (Trang 63 - 67)