Những vi phạm sai lầm trong áp dụng hình phạt tại Tòa án nhân dân huyện Chư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng hình phạt từ thực tiễn huyện chư sê, tỉnh gia lai (Trang 46 - 63)

2.2.1. Áp dụng sai điểm, khoản, điều luật đối với hành vi của bị cáo

Ví dụ: Bản án số 32/2018/HS-ST ngày 28/11/2018 của TAND huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai: Vào khoảng 15 giờ 20 phút ngày 06/8/2018, tại quán nước của bà Huỳnh Thị Tâm ở tổ dân phố 4, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, Nguyễn Công Hoan có hành vi tàng trữ trái phép 04 tép ma túy, loại Methamphetamin, khối lượng 0,8086 gam. Hoan khai đây là 04 tép ma túy do Nguyễn Thị Khánh giao cho Hoan để đi bán cho người khác nhưng chưa kịp bán thì bị bắt. Cơ quan Công an đã tiến hành niêm phong 04 tép ma túy đựng trong 04 gói nilon cùng một số tài sản, đồ vật khác.

Quá trình điều tra, tại biên bản bắt quả tang và trên cơ sở lời khai của Nguyễn Công Hoan đều khai nhận số ma túy trên Hoan tàng trữ nhằm mục đích bán giúp

cho đối tượng tên Nguyễn Thị Khánh để lấy tiền công, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an huyện Chư Sê đã tiến hành xác minh, điều tra làm rõ hành vi của Nguyễn Thị Khánh nhưng do Nguyễn Thị Khánh đã bỏ đi khỏi địa phương nên chưa xác định được.

Tại Bản Cáo trạng số 29/CTr-VKS ngày 14/11/2018 của VKS nhân dân huyện Chư Sê đã truy tố Nguyễn Công Hoan về tội “Mua bán trái phép chất ma túy” theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 251 của BLHS năm 2015. Tại phiên tòa sơ thẩm, bị cáo Nguyễn Công Hoan đều khai nhận bị cáo tàng trữ số ma túy trên nhằm mục đích bán giúp cho đối tượng Nguyễn Thị Khánh để lấy tiền công, đại diện VKS nhân dân huyện Chư Sê rút một phần Quyết định truy tố, chỉ truy tố bị cáo Nguyễn Công Hoan về tội “Mua bán trái phép chất ma túy” theo quy định tại khoản 1 Điều 251 BLHS.

Tại Bản án hình sự số 32/2018/HS-ST ngày 28/11/2018 của TAND huyện Chư Sê đã quyết định: căn cứ khoản 1 Điều 249, điểm s khoản 1 Điều 51, Điều 38 của BLHS năm 2015, tuyên bố bị cáo Nguyễn Công Hoan phạm tội “Tàng trữtrái phép chất ma túy”. Xửphạt bịcáo Nguyễn Công Hoan03 năm tù.

Nhận thấy trong vụ án này thể hiện: tại biên bản bắt quả tang, lời khai tại cơ quan điều tra, quá trình xét xử sơ thẩm, bị cáo Nguyễn Công Hoan đều khai nhận bị cáo tàng trữ số ma túy trên nhằm mục đích bán giúp cho đối tượng Nguyễn Thị Khánh để lấy tiền công. Căn cứ vào hành vi mà bị cáo đã thực hiện, vật chứng và nhân thân của bị cáo, đủ cơ sở để khẳng định lời khai của bị cáo về việc tàng trữ trái phép chất ma túy để bán là phù hợp với vật chứng là 0,8086 gam ma túy thu giữ được, nên đủ cơ sở kết luận Nguyễn Công Hoan phạm tội “Mua bán trái phép chất ma túy” theo khoản1 Điều 251 của BLHS. Do đó, TA cấp sơ thẩm xét xử bịcáo về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” theo khoản 1 Điều 249 của BLHS là chưa đúng với động cơ, mục đích của hành vi phạm tội mà bị cáo đã thực hiện.

Bản án này đã bị VKS nhân dân huyện Chư Sê kháng nghị sửa bản án sơ thẩm về tội danh đối với bị cáo. TAND tỉnh Gia Lai xét xử phúc thẩm đã chấp nhận kháng nghị của VKS nhân dân huyện Chư Sê, tuyên bố bị cáo Nguyễn Công Hoan

phạm tội “Mua bán trái phép chất ma túy” theo quy định tại khoàn 1 Điều 251 BLHS [40].

2.2.2. Đánh giá không đúng tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội

2.2.2.1. Áp dụng hình phạt quá nhẹ đối với người phạm tội

Ví dụ: Bản án số 68/2017/HS-ST ngày 04/8/2017 của TAND huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai: Vào sáng ngày 11/11/2016, Nguyễn Đình Hà cùng vợ và bà Thiều Thị Giang, anh Phí Ngọc Đang cùng một số thành viên gia đình của mình đều đến lô cà phê tại làng Ring, xã H’Bông, huyện Chư Sê. Do giữa vợ chồng Hà đang có mâu thuẫn trong việc tranh chấp vườn cà phê với anh Đang từ lâu nên phía Hà vào can ngăn không cho phía anh Đang thu hoạch cà phê. Trong lúc anh Đang cầm tay bà Giang lôi ra khỏi vườn cà phê thì Hà đã dùng hung khí nguy hiểm là xẻng (dài 1m06, cán làm bằng tre dài 62 cm, lưỡi được làm bằng kim loại dài 44 cm) đánh anh Đang 02 nhát với tỉ lệ phần trăm tổn thương cơ thể là 14%. Sau khi gây thương tích, Hà cho rằng hành vi của Hà là phòng vệ chính đáng, anh Đang xâm phạm tài sản của gia đình Hà nên việc xảy ra Hà không bồi thường.

Tại Bản án số 68/2017/HS-ST ngày 04/8/2017 của TAND huyện Chư Sê đã quyết định: tuyên bố bị cáo Nguyễn Đình Hà phạm tội “Cố ý gây thương tích”. Áp dụng khoản 2 Điều 104, điểm p khoản 1, khoản 2 Điều 46, Điều 60 của BLHS năm 1999, xử phạt bị cáo Nguyễn Đình Hà 24 tháng tù và cho hưởng án treo.

Nhận thấy trong vụ án này thể hiện: bị cáo khai nguyên nhân phía gia đình bị cáo không cho gia đình người bị hại thu hoạch cà phê và dẫn đến bị cáo đánh người bị hại là do người bị hại thu hoạch trên đất đang có tranh chấp và do gia đình bị cáo chăm sóc. Tuy nhiên, hồ sơ vụ án thể hiện giữa phía bị cáo và phía gia đình người bị hại trước đây có tranh chấp nhưng đã được giải quyết bằng bản án số 39/2016/DS- ST ngày 30/6/2016 của TAND tỉnh Gia Lai, theo đó, quyền sử dụng đất thuộc về gia đình người bị hại. Như vậy, về phía bị cáo không cho phía người bị hại thu hoạch là thể hiện bị cáo không có ý thức chấp hành án, thực tế khi phía người bị hại đang thu hoạch thì phía bị cáo vào ngăn cản và bị cáo gây thương tích

cho người bị hại, và việc này gây mấy trật tự địa phương trong thời gian dài. Không những thế, việc bị cáo quanh co không thừa nhận hành vi phạm tội, ngoan cố cho rằng bản thân đang bảo vệ tài sản và không xin lỗi hay bồi thường gì cho phía người bị hại làm cho người bị hại bức xúc và thể hiện thái độ của bị cáo không biết ăn năn hối cải, không thể tự sửa chữa lỗi lầm. Như vậy, cần thiết phải xử bị cáo mức án nghiêm khắc mới đủ tác dụng giáo dục bị cáo nhưng TA cấp sơ thẩm xử bị cáo mức 24 tháng tù, khởi điểm của khung HP là chưa nghiêm khắc, chưa phù hợp với tính chất, mức độ hành vi phạm tội của bị cáo.

Bản án này đã bị người bị hại là anh Phí Ngọc Đang kháng cáo đề nghị tăng nặng HP đối với bị cáo. TAND tỉnh Gia Lai xét xử phúc thẩm đã chấp nhận kháng cáo của người bị hai, xử phạt Nguyễn Đình Hà 30 tháng tù [38].

2.2.2.2. Áp dụng hình phạt quá mức nghiêm khắc đối với người phạm tội

Ví dụ: Bản án số 20/2017/HS-ST ngày 13/3/2017 của TAND huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai: Vào lúc 22 giờ ngày 31/10/2016, Kpă Klach (sinh năm: 1997) rủ Kpă Klanh (sinh năm: 2000) và Kpă Suên (sinh năm: 2001) đi 02 xe mô tô để trộm mủ cao su ở nông trường cao su Ia Tiêm, huyện Chư Sê. Khi trộm cắp được 50 kg mủ cao su chở về được khoảng 01 km thì có người đàn ông chặn lại, Kpă Klach và Kpă Klanh nhầm tưởng là bảo vệ của nông trường cao su nên bỏ lại phương tiện xe mô tô và mủ cao su trộm được để bỏ chạy. Sau đó, Kpă Klanh rủ Kpă Klach, Kpă Suên quay lại để tìm lấy lại xe mô tô và bao mủ cao su bị thu giữ, Kpă Klanh chuẩn bị cây tuýt sắt, Kpă Suên chuẩn bị dao làm công cụ quay lại chặn đánh anh Hoàng Minh Hiếu và Trịnh Văn Nam là bảo vệ nông trường nhằm chiếm đoạt lại xe mô tô và mủ cao su. Anh Hiếu và anh Nam bị tấn công nên buộc phải bỏ chạy, Kpă Klach cùng đồng bọn đã chiếm đoạt xe mô tô, điện thoại di động có tổng trị giá 20.432.000 đồng.

Tại Bản án số 20/2017/HS-ST ngày 13/3/2017 của TAND huyện Chư Sê đã quyết định: tuyên bố các bị cáo Kpă Klach, Kpă Klanh, Kpă Đông, Kpă Suên phạm tội “Cướp tài sản”. Áp dụng điểm d khoản 2 Điều 133, điểm p khoản 1, 2 Điều 46 BLHS 1999, xử phạt Kpă Klach 08 năm tù. Áp dụng điểm d khoản 2 Điều 133,

điểm p khoản 1, 2 Điều 46, Điều 69, 74 BLHS 1999, xử phạt Kpă Klanh 07 năm tù, Kpă Suên 07 năm tù.

Nhận thấy trong vụ án này thể hiện: mặc dù bị cáo Kpă Klanh là người khởi xướng quay lại để tìm lấy lại xe mô tô và bao mủ cao su bị thu giữ, cùng như chuẩn bị công cụ để thực hiện tội phạm và là người trực tiếp dùng dao rượt đuổi, chém các nạn nhân, nhưng bị cáo Kpă Klanh khi thực hiện tội phạm ở độ tuổi dưới 16 tuổi. Bị cáo Kpă Suên tham gia thực hiện tội phạm ít tích cực hơn so với các đồng phạm khác và là người có độ tuổi dưới 16 tuổi khi thực hiện tội phạm. TA cấp sơ thẩm xử phạt mỗi bị cáo 07 năm tù là đánh giá tính chất, mức độ nguy hiển cũng như phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa HP đối với các bị cáo chưa phù hợp với chế định người phạm tội dưới 18 tuổi, quy định tại các Điều 69 và Điều 74 của BLHS năm 1999.

Bản án này đã bị VKSND tỉnh Gia Lai kháng nghị giảm HP đối với bị cáo Kpă Klanh, Kpă Suên, đồng thời, Kpă Klanh, Kpă Suên kháng cáo xin giảm nhẹ HP. TAND tỉnh Gia Lai xét xử phúc thẩm đã chấp nhận kháng nghị của VKSND tỉnh Gia Lai và kháng cáo của các bị cáo Kpă Klanh, Kpă Suên, xử phạt Kpă Klanh 05 năm 06 tháng tù, Kpă Suên 04 năm tù [37].

2.2.3. Đánh giá chưa đầy đủ nhân thân người phạm tội

Ví dụ: Bản án số 51/2018/HS-ST ngày 23/10/2018 của TAND huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai: Vào lúc 13 giờ 30 phút ngày 04/7/2018, thấy 01 con bê đang ăn cỏ tại vườn cà phê nhà ông Hai Hoàng ở thôn 1, xã Ia Pal, huyện Chư Sê không có người trông coi, Nguyễn Văn Phương đã cầm theo khúc gỗ cao su dài khoảng 70 cm, to bằng cổ tay người lớn đi sang, dùng khúc gỗ đập vào đầu con bê trị giá 3.750.000 đồng, rồi gọi Rơ Lan Bên đến để khiêng giúp bê về nhà Phương, Rơ Lan Bên biết rõ con bê này không phải của nhà Phương nhưng vẫn đồng ý khiêng con bê về nhà Phương làm thịt và chia nhau.

Tại bản án số 51/2018/HS-ST ngày 23/10/2018 của TAND huyện Chư Sê đã quyết định: tuyên bố các bị cáo Nguyễn Văn Phương, Rơ Lan Bên phạm tội “Trộm cắp tài sản”. Áp dụng khoản 1 Điều 173, các điểm b, s khoản 1, 2 Điều 51 BLHS

năm 2015, xử phạt bị cáo Nguyễn Văn Phương 15 tháng tù. Áp dụng khoản 1 Điều 173, các điểm b, i, s khoản 1, 2 Điều 51 BLHS năm 2015, xử phạt bị cáo Rơ Lan Bên 07 tháng tù.

Nhận thấy trong vụ án này thể hiện: Rơ Lan Bên là người giúp sức tích cực bị cáo Nguyễn Văn Phương, nên phải chịu HP tương xứng. TA sơ thẩm đã xem xét bị cáo có các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: đầu thú, thành khẩn khai báo, bồi thường thiệt hại, phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, được bị hại xin khoan hồng, nên xử phạt 07 tháng tù, chỉ trên mức khởi điểm của HP tù 01 tháng là phù hợp. Tuy nhiên, bị cáo Rơ Lan Bên là người dân tộc thiểu số, có hoàn cảnh gia đình khó khăn, phạm tội với vai trò giúp sức, có rất nhiều tình tiết giảm nhẹ như đã nêu trên, bản thân chưa có tiền án, tiền sự, có nơi cư trú rõ ràng, nên không cần cách ly ra ngoài xã hội, mà giao cho chính quyền địa phương giám sát, giáo dục là đủ tác dụng cải tạo.

Bản án này đã bị kháng cáo của bị cáo Rơ Lan Bên xin giảm nhẹ HP, xin được hưởng án treo. TAND tỉnh Gia Lai xét xử phúc thẩm đã chấp nhận kháng cáo của bị cáo Rơ Lan Bên, xử phạt Rơ Lan Bên 07 tháng tù nhưng cho hưởng án treo [39].

2.2.4. Áp dụng các tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng trách nhiệm hình sự không đúng

Ví dụ: Bản án số 47/2015/HSST ngày 27/7/2015 của TAND huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai: Vào lúc 21 giờ ngày 16/3/2015, Võ Văn Giao cùng Nguyễn Thanh Tâm, Lê Bá Công, Nguyễn Thành Danh và Nguyễn Hữu Trọng về nhà Giao để đánh bài “xì tố” được thua bằng tiền. Đến khoảng 02 giờ ngày 17/3/2015, Tâm, Công, Trọng, Danh nghỉ đánh bài và tất cả ngủ tại nhà Giao đến sáng thì Giao rủ Tâm, Công, Trọng, Danh tiếp tục đánh bài “xì tố” được thua bằng tiền. Đến khoảng

12 giờ cùng ngày thì bị Công an huyện Chư Sê bắt quả tang, thu tại chiếu bạc 7.500.000 đồng cùng những đồ vật, tài liệu liên quan khác.

Tại Bản án số 47/2015/HSST ngày 27/7/2015 của TAND huyện Chư Sê đã quyết định: tuyên bố các bị cáo Võ Văn Giao, Nguyễn Thanh Tâm, Lê Bá Công, Nguyễn Thành Danh và Nguyễn Hữu Trọng phạm tội “Đánh bạc”. Áp dụng khoản

1, khoản 3 Điều 248; Điều 33; điểm o, p khoản 1 Điều 46, điểm g khoản 1 Điều 48; Điều 53 BLHS năm 1999; khoản 1 Điều 228 BLTTHS, xử phạt bị cáo Võ Văn Giao 10 tháng tù, xử phạt bổ sung bị cáo Võ Văn Giao 15.000.000 đồng để sung công quỹ Nhà nước. Áp dụng khoản 1, khoản 3 Điều 248; điểm o, p, q khoản 1, khoản 2

Điều 46, điểm g khoản 1 Điều 48; Điều 41; Điều 53; Điều 60 BLHS năm 1999; khoản 4 Điều 227 BLTTHS, xử phạt bị cáo Nguyễn Thanh Tâm 09 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, xử phạt bổ sung bị cáo Nguyễn Thanh Tâm 15.000.000 đồng và truy thu 1.800.000 đồng để sung công quỹ Nhà nước. Áp dụng khoản 1, khoản 3 Điều 248; điểm o, p khoản 1, khoản 2 Điều 46, điểm g khoản 1 Điều 48; Điều 41; Điều 53; Điều 60 BLHS năm 1999, xử phạt bị cáo Nguyễn Thành Danh 10 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Áp dụng khoản 1, khoản 3 Điều 248; điểm o, p, q khoản 1, khoản 2 Điều 46, điểm g khoản 1 Điều 48; Điều 41; Điều 53; Điều 60 BLHS năm 1999, xử phạt các bị cáo Lê Bá Công, Nguyễn Hữu Trọng, mỗi bị cáo 10 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Xử phạt bổ sung các bị cáo Nguyễn Thành Danh, Lê Bá Công, Nguyễn Hữu Trọng, mỗi bị cáo 15.000.000 đồng để sung công quỹ Nhà nước.

Nhận thấy trong vụ án này thể hiện:

- Thứ nhất, việc TA cấp sơ thẩm áp dụng cho các bị cáo Lê Bá Công, Nguyễn Hữu Trọng, Nguyễn Thành Danh được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “tự thú” quy định tại điểm o khoản 1 Điều 46 BLHS là chưa đúng theo hướng dẫn tại Thông tư liên ngành 05/TTLN ngày 02/6/2990 của Bộ Nội vụ, VKSND tối cao, TAND tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn xét xử tại Công văn 81/2002 của

TANDTC. Trường hợp “tự thú” chỉ được áp dụng khi người thực hiện hành vi phạm tội chưa bị phát giác, chưa có ai biết hành vi phạm tội đã xảy ra, chỉ khi người phạm tội tự khai ra thì cơ quan chức năng mới biết. Trong vụ án này, hành vi phạm tội đánh bạc của các bị cáo vào ngày 16/3/2015 đã có người làm chứng Nguyễn Tiến Dũng biết nên đã khai rõ lần phạm tội này của các bị cáo cho cơ quan chức năng nên không thuộc trường hợp tự thú mà việc khai nhận lần phạm tội này của các bị cáo chỉ được xem là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng hình phạt từ thực tiễn huyện chư sê, tỉnh gia lai (Trang 46 - 63)