3.2.1. Đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa và hoàn thiện pháp luật
Đối với việc áp dụng HP của TA, đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa được thể hiện qua việc áp dụng HP của TA phải căn cứ vào các quy định của BLHS và theo trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định, qua việc áp dụng HP phải bảo đảm trừng trị cũng như giáo dục người phạm tội ý thức chấp hành pháp luật, phòng ngừa họ phạm tội mới. Do vậy, các biện pháp nhằm đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa trong việc áp dụng HP gồm các biện pháp:
- Đẩy mạnh công tác xây dựng pháp luật và hướng dẫn thi hành pháp luật.
Qua đó, rà soát, loại bỏ những văn bản quy phạm pháp luật không còn thích hợp với thực tế. Việc xây dựng pháp luật phải theo đúng thẩm quyền đã được quy định trong Hiến pháp, trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia vào quá trình thảo luận xây dựng pháp luật. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành pháp luật hình sự, đặc biệt là BLHS và BLTTHS. Tăng cường công tác hướng dẫn, triển khai pháp luật nhằm bảo đảm sự thống nhất nhận thức và thực hiện từ Trung ương đến địa phương.
- Tổ chức tốt công tác thực hiện pháp luật cũng như tổng kết xét xử. Đẩymạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, giải thích pháp luật, nhằm hình thành và nâng cao ý thức pháp luật cho mọi thành viên trong xã hội. TAND tối cao cần quan tâm nhiều hơn về công tác tổng kết thực tiễn xét xử và áp dụng thống nhất pháp luật
cho TAND các cấp, thực hiện đúng nguyên tắc tranh tụng trong xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hình sự; triển khai hiệu quả việc công khai bản án, quyết định có hiệu lực của TA trên Cổng thông tin điện tử. Tiến hành họp nhằm đánh giá, nhận xét những sai lầm và kịp thời rút kinh nghiệm, kiểm điểm đối với cá nhân vi phạm trong các vụ án bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của cơ quan tiến hành tố tụng.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật. Cần phải kiện toàn tổ chức và đẩy mạnh hoạt động thanh tra, giám sát, có kế hoạch cụ thể
phối hợp với Chánh án TAND các cấp để việc thanh tra, giám sát việc thực hiện pháp luật được hiệu quả. TAND cấp tỉnh phải có trách nhiệm giám sát, kiểm tra công tác nghiệp vụ của TAND cấp huyện nhằm phát hiện kịp thời các vi phạm để tổ chức họp kiểm điểm rút kinh nghiệm hay có những giải pháp thích hợp. Kết thúc mỗi đợt kiểm tra, các đoàn kiểm tra phải tổ chức buổi rút kinh nghiệm chung đối với đối tượng kiểm tra, phải chỉ ra những hạn chế, thiếu sót cần rút kinh nghiệm; đề xuất với cấp có thẩm quyền xem xét xử lý đối với những trường hợp có sai lầm nghiêm trọng; yêu cầu đối tượng kiểm tra báo cáo kết quả khắc phục các hạn chế, thiếu sót sau một thời gian nhất định [58].
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng.Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Các cấp bộ Đảng, cơ quan của Đảng từ Trung ương tới địa phương phải thường xuyên lãnh đạo, tăng cường cán bộ có phẩm chất và năng lực cho lĩnh vực pháp chế và kiểm tra chặt chẽ hoạt động thực hiện pháp luật của tất cả các cơ quan nhà nước, đặc biệt là TA trong việc áp dụng HP. Mọi cơ quan, tổ chức, Đảng viên của Đảng phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, không can thiệp, làm thay thẩm quyền của TA, ban hành quy định về sự lãnh đạo của đảng đối với công tác xét xử theo hướng Đảng lãnh đạo công tác xét xử về đường lối, chủ trương mà không được can thiệp vào hoạt động xét xử, áp dụng HP của TA [42].
Qua đó, đối với pháp luật hình sự, dù đã qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn còn những bất cập hạn chế so với đòi hỏi của thực tiễn trong công tác đấu tranh
phòng chống tội phạm. BLHS năm 2015 tuy rằng mới được ban hành nhưng cũng không tránh khỏi có những bất cập, hạn chế. Vì vậy, trong thời gian tới đây cần phải tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi một cách khoa học, có hệ thống, đồng bộ, cụ thể và chặt chẽ hơn trong phần chung và phần các tội phạm, trình tự áp dụng HP, bảo đảm quy định của pháp luật vừa chính xác, công bằng, nhân đạo và dễ áp dụng, cụ thể:
- Quy định về khoảng cách tối thiểu và tối đa trong một khung HP. Chế tài quy định đối với các tội phạm cụ thể cần được hoàn thiện theo hướng rút ngắn khoảng cách giữa mức tối thiểu và tối mức tối đa của khung HP, chia nhỏ các khung HP, tăng cường chế tài tùy nghi lựa chọn giữa các HP không phải là HP tù. Bên cạnh đó, cần sửa đổi, bổ sung nâng mức tối thiểu của HP từ 03 tháng lên thành 08 tháng vì quy định mức HP tù có thời hạn tối thiểu là 03 tháng thì người phải chấp hành án không có đủ thời gian để hưởng các chính sách về giảm thời hạn chấp hành HP, học nghề, không khuyến khích được ý thức tự cải tạo của bản thân. Sửa đổi này sẽ góp phần làm giảm tình trạng áp dụng HP trong xét xử quá nhiều, đồng thời đảm bảo được yêu cầu cải cách tư pháp. Ngoài ra, còn khuyến khích chủ thể áp dụng HP xem xét, áp dụng các HP nhẹ hơn HP, tạo nên sự cân đối giữa các loại HP trong hệ thống HP [25].
- Cần ban hành hướng dẫn về cách hiểu tại Điều 54 BLHS năm 2015, theo hướng hai tình tiết giảm nhẹ có thể thuộc hai điểm khác nhau của khoản 1 Điều 51 hoặc cùng thuộc một điểm của khoản 1 Điều 51 [25].
- Quy định về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại điểm x khoản 1 Điều 51 BLHS cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn, đảm bảo người bị áp dụng HP được hưởng quyền lợi phù hợp với chính sách pháp luật của Nhà nước, theo đó cần quy định điểm x như sau: “Người phạm tội làngười có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ chồng, con của liệt sĩ” cầnđược sửađổi, bổsung thành:
“Người phạm tội là người có công với cách mạng; là vợ, chồng, con của người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ chồng, con của liệt sĩ” [25].
- Đối với quy định tại Điều 101 BLHS, xuất phát từ những vướng mắc, bất cập như đã phân tích ở trên thì cần thiết nên sửa đổi, bổ sung Điều 101 BLHS theo
hướng chỉ áp dụng cho trường hợp người chưa thành niên phạm một tội. Theo đó, sửa đổi cụm từ “điều luật được áp dụng” thành “điều khoản được áp dụng” cho phù hợp với thực tiễn áp dụng. Sửa quy định: “không quá ¾ hoặc không quá ½ mức phạt tù mà điều luật quy định” thành “không quá ¾ hoặc không quá ½ mức phạt tù cao nhất của khung HP” để tránh việc nhận thức và áp dụng pháp luật không thống nhất. Như vậy, điều luật mới sẽ có nội dung là: “1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều khoản được áp dụng quy định HP tù chung thân hoặc tử hình, thì mức HP cao nhất được áp dụng không quá mười tám năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức HP cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù cao nhất của khung HP được áp dụng. 2. Đối với người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều khoản được áp dụng quy định HP tù chung thân hoặc tử hình, thì mức HP cao nhất được áp dụng không quá mười hai năm tù, nếu là tù có thời hạn thì mức HP cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù cao nhất của khung HP được áp dụng” [74].
3.2.2. Nâng cao năng lực của người áp dụng hình phạt
Thứ nhất, nâng cao chất lượng của đội ngũ Thẩm phán
- Kiện toàn tổ chức và đội ngũ cán bộ Tòa án các cấp. Lãnh đạo TA phải tổ chức thực hiện tốt quy chế tuyển chọn, đào tạo và sử dụng cán bộ, công chức và
Thẩm phán TA. Quá trình tuyển chọn này phải được sàng lọc và chứng minh từ thực tế xét xử, từ chất lượng các bản án hình sự đã xét xử, được sự đánh giá cao của đồng nghiệp, cấp trên và kể cả cơ quan tố tụng khác, Luật sư, Hội thẩm, v.v.., kịp thời phát hiện những công chức, Thẩm phán có năng khiếu, năng lực sở trường về xét xử án hình sự để giúp đỡ, bồi dưỡng, đào tạo chuyên sâu họ xét xử án hình sự.
- Nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học, các ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ Thẩm phán. Có chính sách khuyến khích
Thẩm phán tích cực học tập để nâng cao trình độ của mình, đáp ứng với nhiệm vụ được giao. Kịp thời cập nhật các văn bản pháp luật chuyên ngành, văn bản pháp luật liên quan lên website của ngành để Thẩm phán, công chức thuận lợi tra cứu, cập nhật văn bản mới.
- Thường xuyên tổ chức tập huấn chuyên ngành về pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ khi xét xử, áp dụng HP. Tích cực nghiên cứu xây dựng các đề tài khoa học, các chuyên đề về xét xử như phương pháp nghiên cứu hồ sơ, kỹ năng xét hỏi, v.v.. tại
phiên tòa để áp dụng đúng mức HP đối với hành vi phạm tội. Thường xuyên tổ chức hội thảo chuyên môn, rút kinh nghiệm xét xử với nhiều phạm vi đối tượng khác nhau. Tổ chức các phiên tòa mẫu, yêu cầu các Thẩm phán khác dự và đóng góp ý kiến.
- Có chế độ đãi ngộ thỏa đáng và sử dụng hợp lý đội ngũ Thẩm phán. Chỉ khi mức lương của Thẩm phán đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của bản thân và gia đình thì họ mới yên tâm công tác, đầu tư thời gian nghiên cứu pháp luật, nghiên cứu hồ sơ vụ án, hạn chế bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tiêu cực, vô tư, khách quan trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình.
- Thực hiện chế độ khen thưởng bằng vật chất tương xứng với hiệu quả công tác, chất lượng, số lượng các vụ án đã xét xử hàng năm. Xây dựng các danh hiệu, như Thẩm phán nhân dân, Thẩm phán ưu tú, v.v.. để xã hội tôn vinh những Thẩm
phán mẫu mực.
- Phân công nhiệm vụ phù hợp với trình độ và năng lực thực tế của từng Thẩm phán. Có cơ chế tạo áp lực để Thẩm phán phải luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thay thế những Thẩm phán không đáp ứng được yêu cầu như: xử oan người vô tội, xử sai tội danh, bỏ lọt tội phạm, v.v.. Kỷ luật nghiêm những Thẩm phán thiếu tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân, có thái độ dọa nạt, vòi vĩnh, đòi hối lộ, v.v.. Thực hiện tốt các biện pháp như: tích cực luân chuyển cán bộ, tạo điều kiện cho cán bộ được trực tiếp tham gia hoạt động thực tiễn, mạnh dạn giao cho Thẩm phán nhất là Thẩm phán mới được bổ nhiệm làm Chủ tọa phiên tòa để từng bước nâng cao trình độ của họ, thường xuyên tổ chức các phiên tòa xét xử điển hình do Thẩm phán có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm xét xử để các Thẩm phán khác học tập rút kinh nghiệm.
- Các tổ chức Đảng ở TA các cấp phải hết sức coi trọng công tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng, thường xuyên giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện tốt lời Bác Hồ dạy: “Phụng côngthủpháp, chí công,
vô tư”, quántriệt quanđiểm đường lối của Đảng, chủ trương chính sáchcủaNhà nước cho đội ngũ cán bộ, Thẩm phán TA.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ công tác xét xử của TA như xây dựng trụ sở, mở rộng phòng xử án, trang bị đầy đủ các phương tiện phục vụ và hỗ trợ cho công tác xét xử, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phấn đấu đến năm 2020 triển khai Đề án TA điện tử để ngày càng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xét xử trong tiến trình cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay.
Thứ hai, nâng cao chất lượng đội ngũ Hội thẩm nhân dân
- Lãnh đạo TA hàng năm cần phải có kế hoạch quan tâm đầu tư kinh phí để bồi dưỡng nâng cao trình độ pháp lý cho đội ngũ HTND. Vì khi HTND có sự am hiểu pháp lý như Thẩm phán thì chắc chắn rằng, trong quá trình giải quyết vụ án, HTND sẽ không lúng túng, khi phán quyết bản án sẽ khách quan, khoa học, giải quyết tốt được vấn đề Thẩm phán và HTND ngang quyền nhau trong quá trình giải quyết vụ án.
- Quy định rõ ràng hơn về tiêu chuẩn lựa chọn HTND vì điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xét xử; quy định rõ về cách thức lựa chọn, cách thức thành lập đoàn HTND, quy định một cách rõ ràng quyền và nghĩa vụ pháp lý cho Hội thẩm; sáu tháng hoặc một năm, TA cần có hội nghị tổng kết tình hình xét xử của Hội thẩm. Thông qua các cuộc hội nghị để đánh giá chất lượng hoạt động của HTND, Đoàn Hội thẩm, từ đó có hướng giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của HTND.
- Pháp luật cần quy định trước thời gian khai mạc phiên tòa yêu cầu HTND phải có thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ án mới được tham gia xét xử.
- Một điều hết sức quan trọng nữa là cần phải cải thiện thu nhập của HTND để khuyến khích HTND nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực nghiên cứu hồ sơ,
tham gia xét xử. Kinh phí hoạt động của Đoàn HTND cần phải độc lập không phụ thuộc vào TA như hiện nay, để đoàn Hội thẩm chủ động chi trực tiếp cho các Hội thẩm tham gia nghiên cứu hồ sơ và xét xử. Mặt khác cũng là để tạo điều kiện cho HTND độc lập khi xét xử, giao việc bố trí Hội thẩm tham gia phiên tòa cho Đoàn
Hội thẩm. Tránh tình trạng Hội thẩm không theo định hướng của Thẩm phán khi nghị án thì ít được mời tham gia xét xử hoặc để tiết kiệm kinh phí, thời gian TA bố trí cho Hội thẩm nghiên cứu hồ sơ quá ít so với yêu cầu.
Thứ ba, nâng cao chất lượng đội ngũ Kiểm sát viên
- Lãnh đạo VKS phải quán triệt, triển khai cho đội ngũ cán bộ, công chức tham dự các phiên tòa rút kinh nghiệm để học tập, có kinh nghiệm thực tiễn, cử
KSV có năng lực, kinh nghiệm hướng dẫn, kèm cặp công chức mới tuyển dụng nhằm từng bước nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức. Thường xuyên có chuyên đề tổng kết rút kinh nghiệm về công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát tại phiên tòa như: án tham nhũng, ma túy, người chưa thành niên phạm tội, v.v..
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ KSV nhằm nâng cao trình độ chuyên môn.
- Xử lý nghiêm minh, kịp thời những cán bộ, KSV có vi phạm pháp luật trong hoạt động thực hành quyền công tố.
- Cấp trên cần quan tâm, đầu tư các phương tiện vật chất, kỹ thuật để phục vụ tốt hơn cho công tác chuyên môn cho mỗi cán bộ KSV.
- Xây dựng định mức lương và chế độ đãi ngộ phù hợp để cải thiện hơn đời sống vật chất và tinh thần của KSV đồng thời cần phát hiện, bồi dưỡng, trọng dụng,
đãi ngộ người có tài trong ngành.