Đánh giá thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về nguyên tắc tranh tụng trong xét xử các vụ án hình sự tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảm bảo NGUYÊN tắc TRANH TỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG xét xử của tòa án NHÂN dân từ THỰC TIỄN TỈNH đăk NÔNG (Trang 37 - 45)

tụng hình sự về nguyên tắc tranh tụng trong xét xử các vụ án hình sự tại Đăk Nơng

Tranh tụng tại phiên tịa vừa phải bảo đảm được tính dân chủ, cơng khai nhưng vẫn theo đúng quy định và thể hiện được sự nghiêm minh của pháp luật. Mục đích của tranh tụng tại phiên tòa là bên buộc tội và bên gỡ tội đưa ra những quan điểm và lập luận của mình để làm sáng tỏ sự thật khách

quan của vụ án thông việc đối đáp qua lại giữa các bên. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là bên buộc tội và bên gỡ tội chủ động tranh luận tại phiên tòa về từng chi tiết của vụ án, vấn đề nào đã được chứng minh làm rõ, vấn đề nào chưa được chứng minh. Tuy nhiên, trên thực tế quá trình tranh tụng tại các phiên tịa hình sự hiện nay chưa có đủ các điều kiện và yêu cầu trên. Pháp luật tố tụng hình sự ở nước ta từ 1945 đến nay, qua các thời kỳ vẫn còn tồn tại những quy định chưa cụ thể, nên cơ chế cho quá trình tranh tụng của các bên chưa hoàn toàn được đầy đủ.

Thứ nhất, sự độc lập, vai trò trọng tài của Hội đồng xét xử chưa được thực hiện đầy đủ.

Thứ hai, Trước khi Bộ luật TTHS 2015 được thi hành, vị thế giữa Kiểm

sát viên và Luật sư trong thực tế vẫn chưa đạt được sự bình đẳng với nhau.

Thứ ba, chưa có những quy định cụ thể đối với Kiểm sát viên để bảo

đảm thực hiện tranh tụng với các bên tham gia tranh tụng.

Thứ tư, tính pháp lý bắt buộc đối với mọi chủ thể giam gia vào quá

trình tranh tụng chưa được thể hiện rõ. Ví dụ như: Kết luận số 290 của Tòa án nhân dân tối cao về hội thảo "Tranh tụng tại phiên tịa hình sự". Vì thế, dẫn đến quá trình tranh tụng tại phiên tịa cịn mang nhiều tính hình thức, nhiều khi vi phạm tinh thần tranh tụng đã được nêu trong Nghị quyết 08/NQ-TW. Dẫn đến nhiều sai sót trong việc xét xử, làm cho nhiều bản án phải hủy, sửa nghiêm trọng. Những nguyên nhân và tồn tại phân tích ở trên đang là những địi hỏi cấp bách phải có những giải pháp, những quy định mang tính bắt buộc và đồng bộ để tranh tụng tại phiên tịa thực sự được diễn ra có chất lượng, hiệu quả, có chiều sâu trên thực tế.

Trước khi tham gia phiên tòa, kiểm sát viên nghiên cứu, chuẩn bị kỹ hồ sơ là việc làm hết sức quan trọng, giúp cho người đó đưa ra bản luận tội tại phiên tịa đều đáp ứng được yêu cầu về tính bao quát, sâu sắc, cụ thể để làm căn cứ phân hóa tội phạm, đánh giá được nhân thân, nêu và đánh giá đầy đủ

các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; nhận định, phân tích căn cứ giải quyết việc bồi thường trách nhiệm dân sự và xử lý vật chứng.

Hoạt động xét hỏi tại phiên tòa là một trong những hoạt động quan trọng có tính quyết định đến kết quả giải quyết vụ án.Kiểm sát viên tham gia xét hỏi nhằm làm rõ thêm cá tình tiết mà Hội đồng xét xử hỏi chưa rõ, để khẳng định thêm tính có căn cứ của quyết định truy tố của Viện Kiểm sát, từ đó có cơ sở tranh luận với Luật sư và những người tham gia tố tụng khác. Do vậy, các kiểm sát viên đã tham gia xét hỏi các vụ án một cách tích cực.

Kiểm sát viên sẽ tham gia việc xét hỏi trong các trường hợp: Hội đồng xét xử chưa hỏi, có mâu thuẫn chứng cứ, vấn đề chưa được làm rõ qua việc xét hỏi của Hội đồng và xét hỏi để chuẩn bị cho tranh tụng. Thơng qua đó, Kiểm sát viên đã có thể suy luận ra những vấn đề, những tình huống mà người bào chữa sẽ dựa vào để tranh luận. Do vậy, việc xét hỏi về những vấn đề quan trọng liên quan đến vụ án nhằm tìm ra những tình tiết mới, và đó cũng là cơ sở để tranh luận với Luật sư bào chữa. Thơng qua đó, thể hiện sự nghiêm minh pháp luật, cũng như quyền con người, quyền công dân được pháp luật bảo vệ. Quy định bắt buộc là hoạt động tranh tụng phải thực hiện theo đúng pháp luật.

Tranh tụng tại phiên tịa khơng chỉ thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật mà cịn phải bảo đảm tính dân chủ, cơng khai. Làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án thông qua quan điểm giữa các lập luận, ý kiến của các bên chính là mục đích của tranh tụng. Thơng qua tranh tụng, các tình tiết, diễn biến của vụ án được các bên tham gia chủ động tranh luận tại phiên tòa. Trong thực tế hiện nay, tranh tụng tại phiên tịa khơng có đủ các điều kiện và thực hiện được các yêu cầu trên.

Trước khi tham gia phiên tòa, việc làm hết sức cần thiết là chuẩn bị đầy đủ hồ sơ. Tất cả các bản luận tội tại phiên tòa đều đáp ứng được yêu cầu như nêu tóm tắt được nội dung vụ án, viện dẫn chứng cứ chứng minh khẳng định

được tính có căn cứ của quyết định truy tố, phân tích được nguyên nhân, động cơ, điều kiện phạm tội, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; phân tích vai trị, tính chất hành vi phạm tội của từng bị cáo, đánh giá được nhân thân, nêu và đánh giá đầy đủ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; nhận định, phân tích căn cứ giải quyết việc bồi thường, xử lý vật chứng.

Việc bổ sung và trình bày luận tội tại phiên tòa cũng là vấn đề quan trọng, nhiều Kiểm sát viên rèn luyện tác phong chững chạc, tự tin, cách trình bày quan điểm mềm dẻo, thấu tình đạt lý, thái độ đúng mực. Nhiều phiên tịa, dư luận, báo chí và người tham dự phiên tịa đánh giá cao năng lực, trình độ của Kiểm sát viên thơng qua việc xây dựng, trình bày bản luận tội.

Tuy nhiên trong tranh tụng tại phiên tòa, trên thực tế vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định. Quá trình nghiên cứu, đánh giá chứng cứ, xây dựng hồ sơ, chuẩn bị các nội dung như đề cương xét hỏi, dự thảo luận tội, dự kiến các tình huống có thể phát sinh tranh luận và các việc khác có tác động rất lớn đến hiệu quả công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên tịa. Một số vụ án cơng tác chuẩn bị cho hoạt động xét xử của kiểm sát viên chưa thật sự tốt, chưa chuẩn bị đủ các tài liệu phục vụ cho việc tranh tụng, trích dẫn cá bút lục khơng đầy đủ, thiếu trích dẫn các chứng cứ quan trọng, việc sắp xếp hồ sơ thiếu khoa học đã ảnh hưởng đến chất lượng tranh tụng, làm giảm chất lượng của một số phiên tòa.

Một số phiên tòa chất lượng xét hỏi chưa cao. Nhằm kiểm tra các tài liệu được, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, làm rõ các mâu thuẫn của các chứng cứ cũng như để kiểm tra các chứng cứ mới được cung cấp được công khai tại phiên tồ là thủ tục tố tụng thơng qua việc xét hỏi tại phiên tồ. Về trình tự xét hỏi, Điều 307 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định Chủ toạ phiên tồ hỏi trước, đến Hội thẩm, Kiểm sát viên và sau đó là những người tham gia tố tụng khác như Luật sư bào chữa… Do vậy, khi đến lượt Kiểm sát viên tham gia xét hỏi thì có hai khả năng xảy ra: Khả năng thứ nhất là Hội đồng xét xử

đã xét hỏi rất kỹ, rất đầy đủ về các vấn đề của vụ án trường hợp này Kiểm sát viên không cần hỏi lại; khả năng thứ hai là Hội đồng xét xử chỉ hỏi sơ sài, qua loa cịn nhiều vấn đề chưa được làm rõ. Vì vậy, trường hợp này cần xác định rõ việc Kiểm sát viên tham gia xét hỏi tại phiên toà là để làm rõ những vấn đề của vụ án nhằm để có cơ sở bảo vệ hoặc kiểm tra quan điểm truy tố thể hiện trong bản cáo trạng. Về nguyên tắc, Kiểm sát viên có trách nhiệm tham gia xét hỏi để làm rõ những vấn đề mà Hội đồng xét xử đã xét hỏi nhưng chưa rõ, chưa hỏi, hoặc hỏi khi có mâu thuẫn giữa chứng cứ trong hồ sơ với lời khai tại phiên tồ. Kiểm sát viên có thể tổng hợp và khẳng định lại các vấn đề đã hỏi để làm cơ sở cho việc bảo vệ quan điểm của mình. Trên thực tế, còn một số trường hợp hoạt động xét hỏi có được thực hiện nhưng hạn chế về chất lượng như: lặp lại câu hỏi, khơng trọng tâm, khơng có mâu thuẫn hoặc những vấn đề chưa làm rõ về nhân thân, sự ăn năn hối cải để xây dựng cơ sở đề nghị áp dụng với bị cáo các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Chất lượng tranh tụng trong nhiều phiên tòa chưa thực sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp do còn một số hạn chế như: bị cáo khơng tranh luận, khơng có người bào chữa. Đối với phiên tịa như trên thì việc tranh luận thực tế khơng diễn ra, chỉ là hình thức. Ngồi ra, còn một số hạn chế khác như: Kiểm sát viên chưa thực hiện đầy đủ vai trị của mình; thiếu sót trong việc theo dõi, ghi chép các thơng tin, tình tiết mới phát sinh tại phiên tòa…dẫn đến việc tranh tụng chưa đạt hiệu quả, ảnh hưởng tới chất lượng của phiên tịa.

Thực tế hiện nay, có rất ít bị cáo có luật sư bào chữa hoặc nếu có thì hầu hết là luật sư chỉ định theo quy định tại Điều 76 của BLTTHS năm 2015 đối với những bị cáo thuộc trường hợp đặc biệt như chưa thành niên hoặc có nhược điểm về tâm thần, thể chất. Hầu hết các bị cáo khơng có ý kiến tranh luận với đại diện Viện kiểm sát nếu thiếu vắng luật sư. Còn Luật sư chỉ định thì gần như chỉ mang tính hình thức, các ý kiến phát biểu hầu hết đồng ý với quan điểm của Hội đồng xét xử, sau đó xin xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị

cáo. Một số lại có ý kiến phát biểu lệch hướng, khơng đi vào trọng tâm vấn đề…nên luật sư khơng có phản hồi khi Kiểm sát viên có ý kiến tranh luận.

Trong việc thu thập chứng cứ thì bị cáo khơng thể thu thập chứng cứ để chứng minh mình vơ tội hoặc giảm nhẹ mức độ vi phạm của mình để tranh luận tại phiên tịa vì trong khoảng thời gian đó đang bị tạm giam chờ điều tra, xét xử. Vậy nên cần có quy định cho những người bị buộc tội thu thập bằng chứng do họ không tự thu thập được.

Trong những năm qua, tại phiên tịa xét xử các vụ án hình sự cho thấy Hội đồng xét xử đã bảo đảm quyền cung cấp tài liệu, chứng cứ và yêu cầu triệu tập người làm chứng, đồ vật, tài liệu ra xem xét hoặc việc xác định tư cách tham gia tố tụng. Hội đồng xét xử thẩm tra các tài liệu, chứng cứ được cung cấp, triệu tập thêm người làm chứng, tập hợp các ý kiến khác nhau về xác định tư cách tham gia tố tụng của một người đều được công khai, làm rõ để từ đó có hướng xử lý đúng đắn.

Trong q trình tiến hành việc xét hỏi, các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ đã được thẩm tra đầy đủ và công khai tài liệu tại phiên tòa. Những vấn đề còn mâu thuẫn đã được chú trọng xét hỏi để làm rõ nhằm bảo đảm cho việc đề ra quyết định hình phạt sau này.

Tuy nhiên, khi Hội đồng xét xử thơng qua xét hỏi làm rõ tồn bộ các tình tiết khách quan trong vụ án, có khi hỏi vấn đề khơng liên quan đến vụ án và cũng có vấn đề có liên quan đến vụ án thì khơng được hỏi hoặc hỏi khơng đầy đủ, sự chủ động trong việc đặt vấn đề, chuyển sang vấn đề cần làm rõ để Kiểm sát viên và người bào chữa tham gia hỏi nên nhiều vụ kiểm sát viên khơng hỏi gì.

Trong q trình diễn ra hoạt động tranh luận, các bên tham gia được trình bày các ý kiến tranh luận tại phiên tịa, khơng hạn chế thời gian tranh luận. Hội đồng xét xử đã bảo đảm những vấn đề trên cũng như đã định hướng vấn đề để các bên tranh luận đi vào trọng tâm của vụ án.

Ví dụ: Vụ án Nguyễn Văn A và đồng bọn bị xét xử về tội Gây rối trật

tự công cộng và Hủy hoại tài sản. Q trình tranh tụng có các bên tham gia gồm: 02 Kiểm sát viên, 09 bị cáo và 03 người bào chữa được xét xử trong hai ngày. Việc tranh tụng được diễn ra công khai, minh bạch, công bằng, không giới hạn về thời gian, được kiểm sát viên và các luật sư hài lòng.

Tuy nhiên, tranh luận trong phần tranh tụng cũng có hạn chế là Chủ tọa phiên tòa để cho các bên tranh luận lặp đi, lặp lại về cùng một vấn đề nhiều lần, nhiều vấn đề đã được các bên đã đối đáp nhưng chủ tọa phiên tịa khơng “cắt” những ý kiến này.

Về bản án, Hội đồng xét xử đã phân tích, nhận xét, đánh giá, lập luận về các tài liệu, chứng cứ và được thẩm tra cơng khai tại phiên tịa, vấn đề nào chấp nhận hoặc khơng chấp nhận đều phân tích rõ nên bản án có tính thuyết phục.

Tuy vậy, bản án, quyết định của Hội đồng xét xử trong nhiều trường hợp vẫn còn hạn chế, nhiều trường hợp đánh giá chứng cứ, các tình tiết trong vụ án một cách chung chung, lập luận chặt chẽ lý do chấp nhận hoặc không chấp nhận quan điểm của người bào chữa, hoặc có bản án ghi “chấp nhận một phần ý kiến của luật sư” mà không ghi rõ một phần ý kiến là ý kiến gì, như thế nào về tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ, về hình phạt hay vấn đề bồi thường trách nhiệm dân sự.

Đối với Kiểm sát viên, khi tham gia phiên tịa đã có sự chuẩn bị đề cương xét hỏi, một số vấn đề đã được làm rõ và có ý nghĩa trong xem xét giảm nhẹ hình phạt dành cho người phạm tội.

Ví dụ: Trong vụ án Gây rối trật tự công cộng và Hủy hoại tài sản nêu trên, khi kiểm sát viên hỏi đã làm rõ được mặc dù gia đình bị cáo A rất nghèo (Có sổ hộ nghèo) nhưng bị cáo đã tích cực tác động gia đình và lấy số tiền tiết kiệm của mình để bồi thường tịa bộ thiệt hại cho người bị hại nên bị cáo được hưởng tình tiết giảm nhẹ tại điểm b khoản 1 khoản 2 Điều 51 của Bộ

luật hình sự. Tuy nhiên, kiểm sát viên phụ thuộc vào hội đồng xét xử, việc tranh luận giữa kiểm sát viên với bị cáo chưa mang tính thực chất.

Ví dụ: Trong vụ án Cố ý gây thương tích: bị cáo khơng thừa nhận hành vi cố ý gây thương tích và cho rằng hành vi của bị cáo mang tính tự vệ nhưng kiểm sát viên đã khơng chủ động và tích cực tham gia tranh luận để làm rõ hành vi của bị cáo không mang tính tự vệ.

Trong tranh luận và đối đáp: Các tình tiết, diễn biến mới của vụ án khác với nội dung cáo trạng đã luận tội đã được Kiểm sát viên kiểm tra, xem xét phù hợp với các chứng cứ, tài liệu được thẩm tra. Khi tranh luận, nhiều kiểm sát viên đã thể hiện tinh thần có trách nhiệm trong tranh tụng, chú ý lắng nghe những lập luận, quan điểm mà bị cáo, người bào chữa đưa ra để đối đáp về từng vấn đề, phân tích việc chấp nhận hay khơng chấp nhận những lập luận, quan điểm mà bị cáo, người bào chữa đưa ra.

Trong xét hỏi, người bào chữa và người bảo vệ quyền lợi của đương sự (luật sư đóng vai trị chủ yếu) đã phát huy trách nhiệm chủ động của mình. Họ đề xuất với chủ tọa để tham gia xét hỏi nhằm làm rõ thêm tình tiết liên quan đến thân chủ đã nhận bào chữa. Một số luật sư đã thể hiện được năng lực giải quyết vấn đề của mình, góp phần cho Hội đồng xét xử ra phán quyết đúng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảm bảo NGUYÊN tắc TRANH TỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG xét xử của tòa án NHÂN dân từ THỰC TIỄN TỈNH đăk NÔNG (Trang 37 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)