Phương hướng đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách thủ tục hành chính về hải quan, từ thực tiễn tỉnh đắk lắk (Trang 61 - 64)

- Nguyên nhân của những thành tựu

3.1. Phương hướng đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan.

TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN TỪ THỰC TIỄN

TỈNH ĐẮK LẮK

3.1. Phương hướng đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tronglĩnh vực hải quan. lĩnh vực hải quan.

Những đổi mới về hải quan sẽ tiếp tục bao quát mối liên hệ với mọi bên có liên quan để đảm bảo rằng bất kỳ thay đổi nào cũng phản ánh yêu cầu của Nhà nước, của nền kinh tế, của cộng đồng doanh nghiệp, của xã hội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Để thực hiện đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan, việc cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan cần đáp ứng các yêu cầu sau:

- Rà soát, kiến nghị, đề xuất sửa đổi hệ thống pháp luật hải quan và pháp luật có liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về hải quan, quy trình nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

-Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và đồng thời tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho cá nhân, tổ chức thực hiện xuất nhập khẩu; thực hiện các chuyên đề tuyên truyền, hình thức, phương thức tuyên truyền phổ biến pháp luật như tổ chức thông báo, phát tờ rơi hoặc tuyên truyền trên website, trên phương tiện thông tin đại chúng đối với những thay đổi của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, quy trình thủ tục, phương pháp quản lý, mơ hình quản lý...

-Rà sốt, tham gia góp ý xây dựng chuẩn hóa quy trình thủ tục đáp ứng u cầu mở rộng, nâng cấp Hệ thống thông quan điện tử VNACCS/VCIS và các hệ thống liên quan; kịp thời báo cáo các vướng mắc, bật cập, đề xuất sửa

đổi bổ sung. Rà sốt những bất cập trong quy trình giám sát và các quy định khơng cịn phù hợp, kiến nghị sửa đổi cho phù hợp với thực tế.

- Tăng cường đào tạo, hướng dẫn cho cơng chức trong tồn đơn vị, cộng đồng doanh nghiệp về sử dụng hệ thống VNACCS/VCIS, đảm bảo thực hiện đúng qui trình, chức năng, nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng hệ thống VNACCS/VCIS.

- Vận hành, khai thác một số hệ thống công nghệ thông tin vệ tinh phiên bản mới nâng cấp đáp ứng yêu cầu quy định mới và theo kiến trúc hướng dịch vụ (SOA), phù hợp với kiến trúc tổng thể cơng nghệ thơng tin ngành Tài chính.

- Rà sốt, đề xuất với các Bộ, Ngành sửa đổi hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm tra chuyên ngành theo Quyết định 2026/QĐ-TTg ngày 17/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ; Tham gia ý kiến, định kỳ rà soát sửa đổi, bổ sung Danh mục hàng hóa rủi ro về chính sách quản lý trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu phục vụ cơng tác kiểm tra, kiểm sốt, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

-Phối hợp với các cơ quan quản lý chuyên ngành xây dựng, ký kết quy chế phối hợp nhằm tăng cường cơng tác quản lý hàng hóa chun ngành tại địa bàn nhằm rút ngắn thời gian thơng quan hàng hóa, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất, nhập khẩu của doanh nghiệp. Đẩy mạnh thực hiện thủ tục của các cơ quan kiểm tra chuyên ngành trên cổng thông tin một cửa quốc gia (NSW).

-Cải cách thủ tục hành chính phải phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế về hải quan:

Kể từ Đổi mới (1986), Việt Nam đã liên tục nỗ lực thúc đẩy hợp tác với tất cả các nước với các thể chế chính trị khác nhau, đồng thời đã khai thơng được quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế như IMF, WB, ADB…

Trong quá trình hội nhập, Việt Nam đã tham gia vào các tổ chức, diễn đàn kinh tế khu vực và quốc tế như Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC)...Trong lĩnh vực hải quan, Hải quan Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO - mà tiền thân là Hội đồng hợp tác Hải quan) từ năm 1993. Những chương trình cải cách thủ tục hải quan đều dựa trên những điều ước quốc tế quan trọng về Hải quan như Cơng ước Kyoto về đơn giản và hài hịa thủ tục hải quan, Công ước về Hệ thống thống nhất phân loại và mã hóa hàng hóa (Cơng ước HS), Hiệp định trị giá hải quan (Hiệp định thực hiện Điều 7 GATT)...Việt Nam đã tham gia Công ước Kyoto vào tháng 10 năm 1997 với mức độ chấp nhận 3 phụ lục A1, B1, C1, chỉ bảo lưu một số điều.

Trong khuôn khổ ASEAN, Việt Nam cùng 6 nước thành viên khác đã ký kết Hiệp định Hải quan ASEAN ngày 1-3-1997 và hàng năm đều tổ chức hội nghị cấp cao về Hải quan các nước ASEAN. Hải quan các nước ASEAN đã hợp tác trong nhiều lĩnh vực và thực hiện những chương trình hành động chung về thuế quan, đơn giản hóa thủ tục để thực hiện Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và đẩy nhanh tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như trên đặt ra yêu cầu cấp thiết với Ngành Hải quan phải cố gắng cải cách thủ tục hành chính, sớm hồn thiện pháp luật hải quan.

-Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan phải tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu:

Thủ tục hải quan cần phải bảo đảm việc thơng quan nhanh chóng đúng chính sách và đúng theo quy định của pháp luật; phục vụ kịp thời hoạt động kinh doanh, sản xuất; nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, góp phần tạo thuận tiện cho hoạt động XNK, du lịch, đầu tư phát triển; phát hiện, ngăn chặn kịp

thời các hành vi buôn lậu, vận chuyển hàng cấm, gian lận thương mại, trốn thuế. Chống các biểu hiện gây phiền hà sách nhiễu, tiêu cực. Thực hiện các thủ tục hải quan công khai, minh bạch, thống nhất, đúng pháp luật, vừa tạo thuận tiện, nhanh chóng góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư du lịch phát triển, vừa có tác dụng quản lý chặt chẽ, kiểm tra phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về hải quan, giữ vững kỷ cương pháp luật, vừa hạn chế tệ quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu, tham nhũng tiêu cực.

- Cải cách thủ tục hành chính cần nâng cao chất lượng bộ máy và đội ngũ cán bộ công chức hải quan

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói, cán bộ là gốc của phong trào, cán bộ tốt thì phong trào mạnh, cán bộ xấu thì phong trào khơng thể phát triển. Cụ thể, cải cách cần tạo chuyển biến rõ rệt ở từng cấp, từng đơn vị, từng cán bộ, công chức hải quan, thúc đẩy đội ngũ cán bộ hải quan nâng cao không chỉ năng lực chuyên môn mà cả phẩm chất đạo đức, vươn lên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hải quan của đất nước trong thời kỳ mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách thủ tục hành chính về hải quan, từ thực tiễn tỉnh đắk lắk (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)