Kết quả xác định thành phần và hàm lượng các lớp chất lipid

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần, hoạt tính sinh học của lipid trong loài rong lục việt nam (Trang 52 - 53)

lipid tổng của các mẫu rong nghiên cứu

Kết quả phân tích hàm lượng các lớp chất lipid được thể hiện tại bảng 3.2 dưới đây.

Bảng 3.2. Hàm lượng các lớp chất trong lipid tổng

STT hiệu

Thành phần các lớp lipid

Pol ST DG FFA TG MADG HW Khác

1 5KT 25 13,9 - 5,3 34,4 12,9 8,5 - 2 15KT 22,7 3,4 - 38,2 11,5 11,1 2,8 10,3 3 4KT 17,5 12,2 - 15,9 36,6 11,5 6,3 - 4 4A 20,1 4,2 13,6 19,5 25,9 9,6 7,2 - 5 4B 18,1 11,4 - 26 23,4 - 21,2 - 6 15B 18,1 18,3 20,4 23,0 5,0 - 8 7,2 7 3B 14,4 8,8 - 33,5 19,9 - 16,7 6,6 8 5B 21,9 9,9 - 23,5 22,8 - 19,2 2,6 9 TSL 33,7 15,6 - 31,1 10,8 - 8,8 -

Trong tất cả các mẫu rong lục nghiên cứu, lipid phân cực (Pol) chiếm ưu thế với hàm lượng 14,4–33,7% lipid tổng (bảng 3.2). Đây là dấu hiệu cho thấy hầu hết các lipid được liên kết cấu trúc trong màng tế bào. ST dao động từ 3,4% đến 18,3%, mẫu 15B có hàm lượng ST cao nhất. Có 4 mẫu có hàm lượng ST thấp hơn 10% là 4A, 5B, 15KT và 3B. Ngoài Pol và ST, hai thành phần là acid béo tự do và triglyceride cũng có hàm lượng cao từ 5,3% đến 38,2% (FFA) và 5,0% đến 36,6% (TG). Kết quả này tương tự với công bố trước đây với các chi Sargassum, Egregia, Chondracanthus và Ulva [66,70].

Đáng chú ý là sự xuất hiện của diacyl glycerol (DG) trong thành phần của 4A và 15B với tỷ lệ lần lượt là 13,6% và 20,4%. TG, DG và FFA là ba thành

Trừ 3 mẫu 3B, 4B và 5B có tỷ lệ sáp và hydrocacbon cao hơn 10% với giá trị lần lượt là 21,2%, 19,2% và 16,7%; các mẫu còn lại có hàm lượng HW thấp từ 2,8% đến 8,8%. Các thành phần khác của 4 trong số 8 mẫu thay đổi từ 2,6% đến 10,3%. Đây là những thành phần chưa được xác định và cần nghiên cứu sâu hơn để xác nhận tên chính xác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần, hoạt tính sinh học của lipid trong loài rong lục việt nam (Trang 52 - 53)