Ứng dụng phương pháp khối phổ trong phân tích lipid

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần, hoạt tính sinh học của lipid trong loài rong lục việt nam (Trang 25)

Sử dụng phương pháp phổ khối cùng với sự hỗ trợ của các thiết bị phân tích hiện đại trong những năm gần đây đã giúp khoa học về lipid thu được những thành công trong việc phân tích dạng phân tử của các lớp chất lipid trong các đối tượng sinh vật khác nhau. Thành phần của các phospholipid và các glycolipid đã được tác giả Nguyễn Thị Phương Lan, Phạm Thu Huế và các cộng sự phân tích bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao sử dụng nguồn ion hóa phun mù điện tử ghép nối khối phổ (HPLC/ESI-MS) trên đối tượng cua biển Scylla paramamosain và rong biển Lobophora sp. Báo cáo của các tác giả đã thu được

kết quả phân tích của rất nhiều dạng phân tử lipid cụ thể từ hai phân lớp phospholipid và glycolipid [25,26].

Lipid từ thực vật trên cạn vốn dĩ rất khiêm tốn về thành phần acid béo, đồng nghĩa với việc thành phần dạng phân tử lipid của chúng đơn giản hơn trong đối tượng sinh vật khác. Có lẽ vì vậy, dạng phân tử của các lớp chất lipid từ thực vật trên cạn sớm được các nhà khoa học nghiên cứu. Thông tin về thành phần “dạng phân tử” của lipid có nguồn gốc từ thực vật biển cho tới nay rất ít được công bố. Các nghiên cứu của các nhà khoa học về rong biển từ những năm 1980 đã ghi nhận sự có mặt của các phân tử lipid trong các loài rong biển như phospholipid, glycolipid. Với sự tiến bộ lớn trong các kỹ thuật phân tích, phổ khối giúp làm sáng tỏ các thông tin về dạng phân tử của lipid, mở ra những hiểu biết mới trong nghiên cứu sinh hóa lipid.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần, hoạt tính sinh học của lipid trong loài rong lục việt nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)