Khách du lịch đến với làng gốm Bát Tràng

Một phần của tài liệu 49_LeThiThuyLinh_VHL301 (Trang 37 - 38)

- Chùa Kim Trúc:

Chương 2: Thực trạng khai thác hoạt động du lịch ở làng nghề Bát Tràng

2.1.2 Khách du lịch đến với làng gốm Bát Tràng

Khách quốc tế đến với Hà Nội năm 2009 và 2010 chủ yếu là khách Châu Á với hơn 50% tổng lượng khách và ít nhất là khách Châu Phi với chưa đến 1%.

Trong số khách quốc tế đến Hà Nội thì lượng khách đến với Bát Tràng chiếm khoảng 6 - 7%. Mỗi năm làng gốm Bát Tràng đón khoảng 6000 - 7000 khách quốc tế đến đây để chiêm ngưỡng các sản phẩm và thực hiện các giao dịch thương mại với các nhà sản xuất và người bán lẻ. Và hàng vạn khách du lịch nội địa đến đây tham quan mua sắm, nghiên cứu tìm hiểu. Theo Ban quản lý chợ gốm sứ Bát Tràng cho biết: trung bình hàng tháng, chợ gốm Bát Tràng đón 25 - 30 nghìn lượt khách trong nước, 5 - 6 nghìn lượt khách quốc tế 2.

Khách nội địa chủ yếu là học sinh, sinh viên; các chuyên gia, nhà nghiên cứu tìm hiểu về gốm Bát Tràng chiếm khoảng 60% và các doanh nhân, một số khách đến tham quan mua sắm đơn thuần chiếm 40%.

Khách quốc tế đến với Bát Tràng cũng vô cùng đa dạng với nhiều quốc tịch khác nhau chủ yếu là Châu Âu (Anh, Pháp, Đức…) Nhật Bản và Trung Quốc.

1Theo Tạp chí du lịch Việt Nam, số 4/ năm 2011, Trang 48,49

Khách du lịch lịch Châu Á (như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan...) họ ưa chuộng những sản phẩm tinh tế, hoa văn cầu kỳ, chi tiết. Khách châu Âu lại thích những sản phẩm đơn giản, hoạ tiết gọn ghẽ, thẳng thắn, sang trọng và đặc biệt quan tâm đến độ an tồn của sản phẩm, như chất liệu có độc hại khơng, sản phẩm có dễ bong tróc trong điều kiện thời tiết lạnh không…

Khách quốc tế đến đây chủ yếu là tham quan làng nghề gốm sứ truyền thống đơn thuần kết hợp mua sắm đồ gốm sứ như một mặt hàng lưu niệm chiếm 85%. Khách đến đây tham quan tìm hiểu đặt quan hệ làm ăn bằng các đơn đặt hàng chiếm khoảng 25%.

Tùy vào mục đích của khách mà họ có thể đến và lưu lại tại Bát Tràng với thời gian dài ngắn khác nhau. Hầu hết, khách du lịch đến với Bát Tràng trong chương trình du lịch kéo dài nửa ngày (chủ yếu vẫn là thăm quan các xưởng làm gốm sứ, bảo tàng gốm sứ và mua sắm đồ lưu niệm), một số ít khách du lịch tham gia vào chương trình học và nặn, vẽ đồ gốm sứ dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân. Khách du lịch đến Bát Tràng thường tập trung đông vào dịp cuối tuần, các ngày lễ, tết và có thể diễn ra vào các ngày trong tuần tùy thuộc vào chương trình du lịch. Lượng khách lưu lại qua đêm hoặc sử dụng dịch vụ lưu trú, ăn uống tại Bát Tràng không đáng kể do dịch vụ du lịch ở đây chưa đáp ứng được nhu cầu và do khoảng cách từ trung tâm Hà Nội đến Bát Tràng quá gần, nên Bát Tràng chỉ là điểm thăm quan thuần túy còn các dịch vụ khác được phục vụ khách tại Hà Nội. Do đó, chi tiêu của khách tại Bát Tràng chủ yếu vẫn là mua sắm đồ gốm sứ thủ công, thăm quan hoặc chi tiêu cho các chương trình học nặn vẽ đồ gốm sứ….

Một phần của tài liệu 49_LeThiThuyLinh_VHL301 (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w