- Chùa Kim Trúc:
thống Bát Tràn g Hà Nội 3.1 Một số giải pháp phát triển du lịch tại làng gốm Bát Tràng
3.1.5.1 Nguồn nhân lực cho phát triển hoạt động du lịch tại làng
Đào tạo một đội ngũ thợ thủ công lành nghề, trẻ, năng động, sáng tạo, tâm huyết với nghề. Hầu hết các làng nghề của Việt Nam nói chung và tại làng gốm Bát Tràng nói riêng đội ngũ thợ lành nghề được đào tạo theo phương pháp “cầm tay chỉ việc”, “vừa làm vừa học”. Cứ như thế các thế hệ thợ thủ công lành nghề kế tiếp, đan xen nhau, hết lớp này đến lớp khác, đời sau nối tiếp đời trước. Để làm được điều này việc cần làm trước mắt là phải giáo dục lòng yêu nghề cho thế hệ trẻ trong làng, để họ thấy được những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của mỗi sản phẩm để từ đó họ thấy yêu làng, yêu nghề truyền thống của quê hương hơn và sẽ có những việc làm thiết thực để giữ gìn, phát huy nghề. Chỉ có vậy thì họ mới lĩnh hội được hết những tinh hoa của nghề gốm, mới có những sáng tạo riêng của bản thân mình và mới có đủ nhiệt huyết để biến “nghề gốm trở thành cái nghiệp của mình”. Và như thế họ mới trở thành một người thợ gốm thực thụ.
Làng gốm cần khuyến khích sự hợp tác giữa các nghệ nhân, các trường dạy nghề, công ty hợp tác với các nghệ nhân để truyền nghề cho lớp trẻ: đào tạo thế hệ trẻ tiếp tục sự nghiệp phát triển nghề gốm truyền thống, khôi phục kĩ thuật sản xuất truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hóa của làng nghề. Bên cạnh việc truyền nghề cho con cháu trong dịng họ, trong làng là chính cũng nên khuyến khích truyền dạy nghề cho con em vùng khác - những người yêu thích, đam mê với nghề gốm truyền thống. Đây sẽ là một giải pháp trước mắt giải quyết nguồn nhân lực có trình độ chun mơn cho làng gốm Bát Tràng trong quá trình phát triển nghề của mình.
Nhà nước nên mở trường chuyên đào tạo các thợ thủ cơng truyền thống với đủ các ngành nghề trong đó có nghề gốm như trường dưới thời Pháp thuộc gọi là trường “mỹ nghệ” hay trường Bôda.