Xây dựng cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu 49_LeThiThuyLinh_VHL301 (Trang 66 - 68)

- Chùa Kim Trúc:

thống Bát Tràn g Hà Nội 3.1 Một số giải pháp phát triển du lịch tại làng gốm Bát Tràng

3.1.2.1 Xây dựng cơ sở hạ tầng

Xây dựng, sửa chữa, nâng cấp mở rộng tuyến đường bộ dài khoảng 10km từ chân cầu Chương Dương đến làng gốm Bát Tràng. Cùng với nó là việc xây dựng hệ thống đèn cao áp chiếu sáng trên đoạn đường này.

Nâng cấp cảng đường sông tại làng gốm Bát Tràng thành cảng du lịch. Dự kiến cảng du lịch Bát Tràng sẽ khởi cơng xây dựng đầu năm 2008 và hồn thành vào năm 2009 với tổng vốn đầu tư lên tới 15,7 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách thành phố. Đây sẽ là cảng du lịch cấp 2 với bến tàu dài 30m có kè bảo vệ và các

cơng trình phụ trợ đủ khả nằng đón tàu chứa 150 khách. Ước tính nếu cảng đưa vào khai thác sẽ đón khoảng 200.000 lượt khách một năm. Cảng Bát Tràng sẽ là một trong những bến đỗ của tour du lịch sinh thái, văn hóa di chuyển bằng tàu thủy trên sông Hồng. Từ trung tâm Hà Nội, nếu theo đường thủy có thể xuất phát từ bến Chương Dương dọc theo sơng Hồng đến bến Đình Bát Tràng (nơi xây cảng du lịch Bát Tràng).

Phải có các kế hoạch và dự án cụ thể xây dựng bờ kè sơng Hồng phía Tây làng để ngăn xói lở vì dịng sơng Hồng đã gây ra sự xói mịn, sạt lở rất nghiêm trọng cho làng gốm Bát Tràng khiến cho diện tích của làng đã hẹp nay lại càng bị thu hẹp hơn.

Đường làng ngõ xóm đã được bê tơng hóa nhưng chưa có một hệ thống cống rãnh phù hợp nên đường xá vẫn thường xuyên bị úng ngập, nước thải bị ứ đọng. Chính vì vậy cần phải tiến hành nâng cấp hệ thống cống rãnh thốt nước để giải quyết tình trạng úng ngập nhất là vào mùa mưa.

Xây dựng hệ thống xử lý rác thải trong quá trình sản xuất gốm làm giảm mức độ ô nhiễm môi trường tại làng gốm Bát Tràng. Sử dụng các thiết bị chụp hút khí thải và bụi như: Thiết bị lọc tĩnh, lọc túi tùy theo mức độ công suất của làng nghề mà sử dụng cơng suất hợp lý đảm bảo lượng khí thải khơng vượt q 50mg/m3N. Xây dựng ống khói hợp lý đảm bảo khí phát tán đều ra mơi trường.

Tiến hành cải tiến kỹ thuật trong sản xuất gốm, đặc biệt là q trình nung gốm chuyển từ nung bằng lị than sang nung bằng ga để làm giảm thiểu đến mức thấp nhất những tác động xấu đến mơi trường, từ đó sẽ góp phần thu hút khách du lịch đến với Bát Tràng. Và tới đây, làng gốm Bát Tràng sẽ liên kết với trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh áp dụng phương pháp mới “dùng dầu hỏa” để nung gốm thay cho gas và than vừa đảm bảo môi trường, giá thành hợp lý nên dễ áp dụng đối với thực tế làng gốm Bát Tràng.

Xây dựng một bãi đỗ xe với quy mơ lớn hơn và có tổ chức, quản lý quy củ hợp lý hơn.

Xây dựng, nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc tại làng như xây dựng các điểm truy cập internet công cộng, các cột điện thoại công cộng, các phương tiện truyền thông đại chúng: Đài phát thanh của thơn, phát hành theo định kì các ấn phẩm giới thiệu về làng gốm Bát Tràng....

Xây dựng và mở rộng cơ sở y tế của xã Bát Tràng nói chung và nên mở thêm một vài trung tâm y tế tại làng gốm Bát Tràng để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch trong những trường hợp cần thiết.

Đây không chỉ là những cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho phát triển ngành du lịch nói riêng mà nó cịn phục vụ cho những nhu cầu phát triển kinh tế xã hội chung của làng gốm Bát Tràng và xã Bát Tràng.

Đề xuất phục dựng lại không gian làng gốm cổ, quy hoạch như hiện nay không thể hiện được nét truyền thống của làng nghề đã có từ thế kỷ 15-16.

Xây dựng hoàn chỉnh một bảo tàng trưng bày gốm hiện đại để lưu giũ lại những sản phẩm độc đáo của làng nghề.

Phục dựng lại một số lò gốm cổ để du khách có thể đến tham quan, tìm hiểu về những giá trị cổ xưa cịn lưu giữ đến ngày hơm nay.

Xây dựng, quy hoạch để phát triển tuyến du lịch tham quan làng gốm bằng đường thủy dọc sông Hồng.

Một phần của tài liệu 49_LeThiThuyLinh_VHL301 (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w