Doanh nghiệp nhà nước và tư nhân hóa

Một phần của tài liệu GIỚI THIỆU THỊ TRƯỜNG BA LAN, ESTONIA, LATVIA VÀ LITVA (Trang 26 - 28)

Doanh nghiệp nhà nước-DNNN: Quá trình cải cách DNNN được thực hiện từ những năm 1989 đến nay. Thời điểm 31/12/1990, Ba Lan có 8.453 DNNN và được lập kế hoạch để thực hiện tư nhân hóa. Đến thời điểm 31/12/2012 còn hơn 1.000 doanh nghiệp có vốn nhà nước

với tỷ lệ khác nhau (trong đó có hơn 100 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoạt động trong các ngành như đài phát thanh, đường sắt, cảng biển, xổ số....).

Hình thức tư nhân hóa của Ba Lan

- Bán công ty và bán tài sản; - Giải thể, phá sản;

- Bán một phần vốn và tài sản tại công ty.

Cơ quan quản lý vốn Nhà nước

- Hầu hết các doanh nghiệp có 100% vốn Nhà nước và doanh nghiệp còn vốn nhà nước tham gia sau khi tư nhân hóa do Bộ Ngân khố (Bộ Tài chính) thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn (chỉ có duy nhất Tổng công ty Hàng không do Bộ giao thông, Hạ tầng và Kinh tế biển trực tiếp thực hiện chức năng chủ sở hữu nhưng Bộ Ngân khố vẫn thực hiện việc giám sát về tài chính).

- Một số doanh nghiệp đã tư nhân hóa còn vốn Nhà nước hoạt động trong một số lĩnh vực như thương mại, đóng tàu, cảng biển.. được giao cho Cơ quan phát triển công nghiệp (mô hình Quỹ đầu tư) thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn. Cơ quan phát triển công nghiệp là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và do Bộ Ngân khố thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn.

- Tiền thu từ quá trình tư nhân hóa và cổ tức của phần vốn nhà nước góp tại doanh nghiệp được tập trung tại một tài khoản đặc biệt và đưa vào cân đối trong Ngân sách nhà nước hàng năm. Quỹ này tuy cân đối vào Ngân sách nhà nước nhưng không được dùng để chi tiêu thường xuyên mà để đầu tư vào những nội dung cụ thể như: hỗ trợ phục vụ quá trình tư nhân hóa các doanh nghiệp thua lỗ (trả nợ, xóa lỗ…); xử lý lao động dôi dư; an sinh xã hội….

- Quá trình tư nhân hóa các nhà đầu tư trong và ngoài nước được mua cổ phần không hạn chế tỷ lệ theo đúng thông lệ quy định của EU.

- Để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của DNNN, Ba Lan cũng thành lập một cơ quan hoạt động như doanh nghiệp trực thuộc Bộ Ngân khố (Cơ quan Phát triển công nghiệp) có chức năng tương tự như SCIC và DATC của Việt Nam, cụ thể: tái cấu trúc và tư nhân hóa các DNNN,

cung cấp các khoản vay ưu đãi cho các DNNN gặp khó khăn, cung cấp các khoản vay thương mại cho các doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, đầu tư (như một Quỹ đầu tư), quản lý một số đặc khu kinh tế tại những vùng chịu ảnh hưởng nặng nề của quá trình chuyển đổi.

Tóm lại, quá trình tư nhân hóa của Ba Lan diễn ra từ lâu và là một trong những nước có tăng trưởng dương trong EU, một phần do Nhà nước tiếp tục nắm giữ và duy trì hiệu quả các DNNN nòng cốt để điều hành nền kinh tế. Tuy nhiên, Chính phủ vẫn có kế hoạch tiếp tục tư nhân hóa để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Cơ chế giám sát, điều hành và xử lý doanh nghiệp có vốn nhà nước được thực hiện khách quan, minh bạch nên hầu hết các DNNN này đáp ứng được các yêu cầu được giao. Đây cũng là lĩnh vực mà Việt Nam có thể học hỏi về quản lý DNNN.

Việc tư hữu hoá các công ty nhà nước vừa và nhỏ và luật tự do thành lập các công ty mới đã cho phép lĩnh vực tư nhân có bước phát triển mạnh mẽ và hiệu quả (khu vực kinh tế tư nhân tạo ra gần 80% GDP và thu hút gần 73% lao động).

Một phần của tài liệu GIỚI THIỆU THỊ TRƯỜNG BA LAN, ESTONIA, LATVIA VÀ LITVA (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w