II. KINH TẾ VÀ QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ 1 Chỉ số kinh tế vĩ mô
6. Đầu tư trực tiếp nước ngoà
Đầu tư vào Estonia
Nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn một trong số những loại hình sau để kinh doanh tại Estonia: công ty cổ phần hữu hạn, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh hoặc dưới hình thức chi nhánh. Theo quy định chung, hệ thống lập pháp của Estonia không thừa nhận hình thức văn phòng đại diện. Bên cạnh đó, một cơ sở kinh doanh thường trú cũng không phải đăng ký với cơ quan đăng ký thương mại nhưng vẫn phải đăng ký với Cơ quan thuế và hải quan Estonia. Tuy nhiên, nếu cơ sở kinh doanh đó hoạt động dưới hình thức chi nhánh thì thủ tục đăng ký kinh doanh là bắt buộc. Bên cạnh các chính sách ưu đãi về môi trường đầu tư nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, Estonia còn đưa ra một loạt các kế hoạch trợ cấp quốc gia như trợ cấp về tài chính, hỗ trợ đào tạo, bảo đảm các khoản vay hay hỗ trợ về tài chính khi thành lập doanh nghiệp.
Đầu tư vào Latvia
Nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào Latvia, nhất là các lĩnh vực sản xuất, công nghệ thông tin, phần mềm máy tính, các lĩnh vực phụ trợ kho
bãi và vận tải; Chính phủ Latvia chủ trương ưu đãi miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đến 25% đối với các khoản đầu tư đến 35 triệu LVL (tương đương 65 triệu USD) và nếu đầu tư trên 35 triệu LVL được miễn tiếp 15% đối với phần vượt trội này. Tổng số tiền trợ cấp từ Quỹ EU trong giai đoạn từ 2007 đến 2013 lên đến 242,83 triệu Lat với các hình thức hỗ trợ như: hỗ trợ đổi mới công nghệ, cấp tín dụng và bảo đảm các khoản vay… Tuy nhiên, để được nhận ưu đãi trên các nhà đầu tư phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Đầu tư tối thiểu 3 triệu LVL (tương đương 5,6 triệu USD);
- Nhà đầu tư phải thực hiện trong vòng 5 năm kể từ ngày Chính phủ Latvia cấp phép;
- Phải đầu tư vào một trong các đặc khu kinh tế được hỗ trợ;
- Đầu tư vào lĩnh vực mới hoặc đổi mới/mở rộng lĩnh vực kinh doanh đã có.
Hiện nay, Latvia đang kêu gọi đầu tư vào bảy lĩnh vực triển vọng như sau:
a. Gia công gỗ
Gia công đồ gỗ là một ngành công nghiệp xuất khẩu quan trọng nhất của Latvia bởi vì có đến 50% diện tích đất rừng (bằng 1,6 lần mức trung bình của thế giới). Gia công đồ gỗ chiếm 20% kim ngạch xuất khẩu của Latvia và chiếm 80% sản phẩm đầu ra của các ngành xuất khẩu khác. Gia công đồ gỗ là một lĩnh vực truyền thống lâu đời của Latvia, với vùng nguyên liệu thô sẵn có, đội ngũ nhân công lành nghề, tập trung nghiên cứu và phát triển theo chiều sâu cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ. Đây được coi là một trong bảy ngành triển vọng cho các nhà đầu tư đầu tư vào Latvia.
b. Công nghiệp cơ khí và kim loại
Ngành công nghiệp cơ khí và kim loại giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế Latvia, chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này. Latvia có cơ sở hạ tầng thuận lợi, giá nhân công cạnh tranh, giá điện rẻ nhất EU
và là nước áp dụng công nghệ cao vào sản xuất được coi là những lợi thế để đầu tư vào lĩnh vực này.
c. Vận tải và kho bãi
Latvia giữ một vị trí địa lý quan trọng trong khu vực. Là cửa ngõ nối giữa Đông và Tây Âu, có đường sắt hiện đại nối với Nga cùng với ba cảng biển được coi là nơi chung chuyển hàng hóa giữa Nga với các nước Đông và Trung Á và Châu Âu. Hiện nay, lĩnh vực này đóng góp vào GDP hơn các ngành công nghiệp sản xuất cộng lại. Với sự hoàn thiện của cơ sở hạ tầng và sự phát triển của các dự án khác, lĩnh vực vận tải và kho bãi trở thành một trong những lĩnh vực triển vọng của nền kinh tế Latvia
d. Công nghệ thông tin
Latvia bắt đầu áp dụng công nghệ thông tin từ cuối những năm 1950 với một số viện nghiên cứu được thành lập và phát triển cho đến nay, lĩnh vực này đóng góp 1% GDP. Ngày nay có rất nhiều doanh nghiệp mới thành lập trong lĩnh vực này, nhiều doanh nghiệp lớn chỉ sử dụng dưới 9 nhân viên.
Với sự phát triển về hạ tầng viễn thông và sự áp dụng công nghệ thông tin một cách sâu rộng trong nước, Latvia đang xếp trong 5 nước dẫn đầu thế giới về tốc độ đường truyền internet.
e. Công nghệ môi trường
Latvia là một nước xuất khẩu đi đầu trong việc sử dụng năng lượng thay thế ở Châu Âu, đóng góp hơn ¼ tổng giá trị xuất khẩu năng lượng thay thế trong khu vực. Latvia có truyền thống sử dụng năng lượng thủy điện, sau khi giành độc lập từ Liên xô vào năm 1991, năng lượng xanh vẫn tiếp tục được sử dụng, điều đó có nghĩa rằng nước này giảm dần sự phụ thuộc nhập khẩu nguồn năng lượng từ Nga.
Tại Latvia, thị phần sử dụng năng lượng thay thế hiện nay của người tiêu dùng là 30%, cao hơn 3,5 lần so với mức trung bình của EU. Là một nước có tỷ lệ rừng bao phủ lớn nhất trong các nước thành viên EU, Latvia có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển năng lượng nói chung và nguồn
năng lượng thay thế nói chung, đặc biệt là nguồn sinh vật như gỗ. Là một nhà xuất khẩu chính trong EU về các giải pháp môi trường thì đây là một lĩnh vực tiềm năng cho các nhà đầu tư.
f. Chăm sóc sức khỏe
Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe của Latvia đang trải qua thời kỳ tái cơ cấu và cắt giảm ngân sách để tăng hiệu quả dịch vụ y tế tư nhân. Việc giảm từ 134 bệnh viện năm 2003 xuống còn 78 bệnh viện năm 2008 và cắt giảm biên chế trong các cơ quan hành chính của Bộ Y tế từ 1.319 người xuống còn 593 người là một cơ hội cho các nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực y tế tư nhân, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch y tế. Bởi vì Latvia là nước chi cho y tế từ ngân sách nhà nước ở mức thấp nhất EU, phần lớn các dịch vụ y tế cá nhân phải chi trả chiếm 29%, điều này làm cho các dịch vụ y tế tư nhân phát triển được dễ dàng và thuận tiện hơn.
g. Sinh học và các ngành liên quan
Ngành công nghiệp hóa chất của Latvia là ngành công nghiệp nền tảng của nền kinh tế. Nhà khoa học của Latvia, ông Wilhelm Ostwald đã được nhận giải Nobel hóa học vào năm 1909 và Paul Valden đã từng 2 lần nhận được giải Nobel này. Trong ba nước Baltic thì Latvia là nước dẫn đầu trong ngành công nghiệp này với lực lượng lao động cạnh tranh. Ngày nay, lĩnh vực này đóng góp 1% vào nền kinh tế Latvia và vẫn tiếp tục phát triển.
Đầu tư vào Litva
Theo quy định của Luật Đầu tư, các hình thức đầu tư vào Litva bao gồm:
- Thiết lập một cơ sở kinh doanh, sở hữu vốn hoặc một phần vốn của một cơ sở kinh doanh có đăng ký kinh doanh tại Litva;
- sở hữu cổ phần dưới mọi hình thức; - xây dựng, sở hữu tài sản cố định;
- cho vay vốn hoặc các loại tài sản khác đối với các doanh nghiệp mà ở đó nhà đầu tư sở hữu một phần vốn có giá trị kiểm soát hoặc có ảnh hưởng quan trọng đối với doanh nghiệp đó.
- ký kết và thực hiện nhượng quyền khai khác kinh doanh, các hợp đồng thuê mua và các hợp đồng hợp doanh giữa chính phủ và nhà đầu tư tư nhân.