CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.11. Khảo sát độc tính của cao chiết lên tế bào
Nguyên tắc: muối 3-(4, 5-dimethylthiazol-2-yl)-2, 5-diphenyl tetrazolium bromide (MTT) được chuyển hóa vào trong tế bào sống và sẽ bị khử bởi enzyme mitochondria reductase, tạo ra sản phẩm là muối formazan. Khi xử lý tế bào với DMSO thì formazan trong tế bào sẽ được giải phóng ra và được hịa tan trong DMSO, tạo thành dung dịch có màu tím có độ hấp thụ cực đại ở bước sóng 540nm [43]. Nếu độ hấp thụ có giá trị càng cao thì chứng tỏ số lượng tế bào sống sót càng nhiều, từ đó có thể biết được mức độc tính của mẫu thử trên dòng tế bào thử nghiệm.
Tiến hành: quy trình được tiến hành theo mơ tả của Hansen và cộng sự với một số điều chỉnh. Tế bào gan được nuôi cấy trên đĩa 96 giếng với mật độ 5 x 104 trong môi trường DMEM chứa 10% FBS, 5% CO2 và ở nhiệt độ 37OC. Tế bào được xử lý với cao chiết ở các nồng độ khác nhau (100, 200, 400, 600, 800, 1000 µg/ml) trong 24 giờ. Mơi trường sau đó được loại bỏ và thêm vào mỗi giếng 50µL dung dịch MTT (0,5mg/ml). Sau 4 giờ, 50µL DMSO đươc thêm vào để hòa tan muối formazan, và độ hấp thụ được đo ở bước sóng 540nm bằng máy đọc quang phổ 96 giếng. Khả năng gây độc tế
bào của mẫu thử được xác định thông qua so sánh với các giếng đối chứng không được xử lý với mẫu thử.
Phần trăm tế bào sống được tính bằng cơng thức: % tế bào sống =
Trong đó:
- As là độ hấp thu ở bước sóng 540nm của giếng có xử lý mẫu cao chiết - Ab là độ hấp thu ở bước sóng 540nm của giếng chứng, không xử lý
mẫu cao chiết.