KẾT QUẢ VỀ ĐỊNH LƯỢNG HỢP CHẤT PHENOLIC TỔNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát hoạt tính ức chế enzyme thủy phân tinh bột và kháng oxy hóa của cao chiết rau càng cua (peperomia pellucida) (Trang 35 - 36)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.2. KẾT QUẢ VỀ ĐỊNH LƯỢNG HỢP CHẤT PHENOLIC TỔNG

CAO CHIẾT ETHANOL TỪ RAU CÀNG CUA

Hợp chất phenolic là một trong những nhóm chất chuyển hóa phổ biến với nhiều cấu trúc hóa học khác nhau hiện diện hầu hết trong các bộ phận của thực vật [46]. Các hợp chất phenolic đã được chứng minh trên các mơ hình thí nghiệm khác nhau và cho thấy được nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe như kháng viêm, kháng ung thư, kháng khuẩn, kháng oxi hóa… [47]. Đặc biệt, các hợp chất này còn được biết đến với tác dụng làm giảm đường huyết sau ăn và kích thích sinh tiết insulin [48]. Các cơ chế tham gia kháng ĐTĐ của chúng được biết thơng qua hạn chế q trình chuyển hóa carbohydrate trong hệ tiêu hóa, kích thích tuyến tụy tăng cường tiết insulin và kích hoạt hấp thu glucose vào trong các tế bào cơ và gan [48]. Thêm vào đó, khả năng kháng oxy hóa cao của chúng đã hỗ trợ đáng kể trong việc phòng ngừa các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường chẳng hạn như bệnh võng mạc, bệnh thận và bệnh thần kinh [49]. Chính vì vai trị kháng ĐTĐ nổi bật của hợp chất phenolic, nghiên cứu này cũng tiến hành định lượng thành phần phenolic tổng trong cao chiết rau càng cua. Kết quả khảo sát hàm lượng phenolic tổng trong cao chiết ethanol rau càng cua dựa theo đường chuẩn axit galic (Hình 3.1) và được biểu thị theo đương lượng axit galic với đơn vị là mg/g cao chiết. Kết quả khảo sát cho thấy, hàm lượng phenolic tổng là 25,7 ± 3,4 mg/g cao chiết. Hàm lượng phenolic tổng trong cao chiết rau càng cua được nhận thấy là tương đương so với một số loại dược liệu khác như đinh lăng (27,6mg/g), mã đề (21,4mg/g), và trái khổ qua (24,7mg/g) [50]. Với hàm lượng phenolic tổng như thế, cao chiết rau càng cua cũng có thể được mong đợi là có hoạt tính kháng ĐTĐ như được biết đến ở đinh lăng, mã đề và khổ qua. Các thử nghiệm tiếp theo trong nghiên cứu này sẽ được khảo sát liên quan đến hoạt tính kháng ĐTĐ và kháng oxi hóa của cao chiết rau càng cua.

Hình 3. 1. Đường chuẩn axit galic

3.3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH ỨC CHẾ ENZYME ALPHA-AMYLASE VÀ ALPHA-GLUCOSIDASE

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát hoạt tính ức chế enzyme thủy phân tinh bột và kháng oxy hóa của cao chiết rau càng cua (peperomia pellucida) (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)