KẾT QUẢ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG OXI HÓA CỦA CAO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát hoạt tính ức chế enzyme thủy phân tinh bột và kháng oxy hóa của cao chiết rau càng cua (peperomia pellucida) (Trang 39 - 43)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.5. KẾT QUẢ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG OXI HÓA CỦA CAO

Hình 3. 3. Khả năng kích thích chuyển hóa glucose vào trong tế bào gan của cao chiết rau càng cua.

Các chữ cái khác nhau (a-c) thể hiện sự khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm tại p < 0.05.

3.5. KẾT QUẢ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG OXI HÓA CỦA CAO CHIẾT RAU CÀNG CUA CHIẾT RAU CÀNG CUA

Để chứng minh hoạt tính kháng oxi hóa của cao chiết rau càng cua, trước hết cần phải khảo sát năng lực khử của nó. Năng lực khử là một trong những đặc tính quan trọng thể hiện khả năng kháng oxy hóa của mẫu, cho

thấy có sự hiện diện của các chất khử cũng như khả năng nhường nguyên tử hydrogen hoặc electron để tạo nên các sản phẩm ổn định hơn nhằm kết thúc phản ứng chuỗi điện tử tự do. Khảo sát năng lực khử của các cao chiết rau càng cua được thể hiện qua giá trị OD của bước sóng 593nm tại một dải nồng độ của mẫu thử 125, 250, 500, và 1000 µg/ml. Kết quả khảo sát năng lực khử của cao chiết rau càng cua được thể hiện ở Hình 3.4. Kết quả đã cho thấy rằng cao chiết rau càng cua có thể khử được Fe3+ thành Fe2+và năng lực khử của nó phụ thuộc vào nồng độ. Nồng độ cao chiết xử lý càng cao thì giá trị OD càng tăng, chứng tỏ lượng F2+ tạo thành càng nhiều. Kết quả này có thể đưa đến khẳng định rằng, cao chiết rau càng cua có thể nhường nguyên tử hydrogen hoặc electron, từ đó có thể trung hòa được gốc tự do.

Hình 3. 4. Năng lực khử của cao chiết rau càng cua.

Các chữ cái khác nhau (a-d) thể hiện sự khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm tại p < 0,05.

Từ kết quả năng lực khử trên, tiếp tục khảo sát hoạt tính kháng oxi hóa thông qua bắt gốc tự do DPPH và ABTS+. Các gốc tự do là những chất hóa học phản ứng mạnh có khả năng gây hại cho tế bào. Chúng được tạo ra khi

một nguyên tử hoặc một phân tử giảm hay mất một electron. Các gốc tự do được hình thành một cách tự nhiên trong cơ thể và đóng một vai trò quan trọng trong nhiều hoạt động của tế bào bình thường. Tuy nhiên, trong cơ thể sinh vật, hàm lượng gốc tự do sinh ra nhiều trong các quá trình chuyển hóa có thể gây tổn thương các đại phân tử sinh học như DNA, protein, và lipit của tế bào, từ đó gián tiếp gây ra nhiều rối loạn sinh lí và bệnh lí nghiêm trọng khác nhau [58]. Đặc biệt, gốc oxi hóa cũng được cho là góp phần gây ra các biến chứng ở bệnh nhân ĐTĐ [59]. Vì vậy, các sản phẩm thiên nhiên có khả năng kháng oxi hóa có thể góp phần đáng kể trong việc ngăn chặn bệnh, trong đó có bệnh ĐTĐ [60]. Trong nghiên cứu này, hoạt tính kháng oxi hóa của cao chiết rau càng cua cũng được khảo sát thông qua phương pháp bắt gốc tự do DPPH và ABTS+ (Bảng 3.4 và 3.5 và Hình 3.5). Kết quả khảo sát cho thấy cao chiết rau càng cua có thể bắt gốc tự do DPPH và ABTS+ tại các giá trị IC50 lần lượt là 144µg/ml và 131 ± µg/ml. Hoạt tính bắt gốc tự do DPPH và ABTS+ của rau càng cua thấp hơn so với vitamin C khoảng 7 lần, và thấp hơn 2 lần so với cao chiết rau càng cua ở Thái Lan (IC50 = 74 µg/ml) [61] và Malaysia (83 µg/ml) [62]. Tuy nhiên, hoạt tính bắt gốc tự do của rau càng cua được nhận thấy là cao hơn so với rau khổ qua rừng (IC50 = 430 µg/ml) [62]. Với khả năng bắt gốc tự do như thế, rau càng cua cũng có thể góp phần hạn chế tác hại do gốc oxi hóa gây ra.

Bảng 3.4. Hoạt tính bắt gốc tự do DPPH của cao chiết rau càng cua Cao chiết rau càng cua Vitamin C

Nồng độ (µg/ml) 0 25 50 100 200 0 5 10 15 20 25 % bắt gốc tự do 0 8 16 46 64 0 12 23 36 52 67 Phương trình hồi quy y = 0,3361x + 1,5643 y = 2,6654x - 1,6529 IC50 144 ± 3 µg/ml 19 ± 0,3 µg/ml

Bảng 3.5. Hoạt tính bắt gốc tự do ABTS+ của cao chiết rau càng cua Cao chiết rau càng cua Vitamin C

Nồng độ (µg/ml) 0 25 50 100 200 0 5 10 15 20 25 % bắt gốc tự do 0 9 28 49 68 0 14 32 45 49 66 Phương trình hồi quy y = 0,3446x + 4,9353 y = 2,5564x + 2,4674 IC50 131 ± 4 µg/ml 18 ± 0,1 µg/ml

Hình 3. 5. Giá trị IC50 về khả năng bắt gốc tự do của cao chiết rau càng cua và vitamin C.

Các chữ cái khác nhau (a-b) thể hiện sự khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm tại p < 0,05.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát hoạt tính ức chế enzyme thủy phân tinh bột và kháng oxy hóa của cao chiết rau càng cua (peperomia pellucida) (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)