Thí nghiệm 7: Khảo sát ảnh hƣởng của điều kiện chiếu sáng lên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển vi củ sâm ngọc linh (panaxvietnamensis ha et grushv ) từ nuôi cấy phôi soma (Trang 66 - 69)

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.2 NỘI DUNG 2: NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN

3.2.1 Thí nghiệm 7: Khảo sát ảnh hƣởng của điều kiện chiếu sáng lên

lên khả năng hình thành vi củ sâm Ngọc Linh

Sau tám tuần nuôi cấy, kết quả đƣợc quan sát, ghi nhận và so sánh hiệu quả khi nuôi cấy phôi soma sâm Ngọc Linh dƣới sự ảnh hƣởng của các điều

kiện chiếu sáng khác nhau đƣợc thể hiện ở các bảng 3.7.

Bảng 3.7: Ảnh hƣởng của điều kiện chiếu sáng lên sự hình thành vi củ từ mẫu phôi soma sâm Ngọc Linh

Điều kiện Số vi củ Đƣờng kính vi củ (cm) Khối lƣợng tƣơi vi củ (g) Hình thái vi củ ĐL 2,13a 0,31a 0,05a Củ hình chóp bầu, nhỏ, xanh HQ 1,67b 0,21b 0,03a Củ hình chóp nhọn, to, xanh Ftính 24,50** 23,27** 18,00* CV (%) 6,08 10,42 13,32

Ghi chú: Những chữ cái khác nhau (a, b, …) trong cùng một cột biểu diễn sự khác biệt có ý nghĩa với α = 0,01 bằng phép thử Duncan’s test.

ns: không khác biệt; *: Sự khác biệt rất có ý nghĩa ở mức α = 0,05; **: Sự khác biệt rất có ý nghĩa ở mức α = 0,01.

Chú thích: ĐL: đèn LED, HQ: đèn huỳnh quang.

Hình 3.7: Ảnh hƣởng của ánh sáng lên sự hình thành vi củ sâm Ngọc Linh a: Đèn huỳnh quang b: Đèn LED.

Các kết quả trình bày trong bảng 3.7 cho thấy sự hình thành vi củ sâm Ngọc Linh cũng chịu tác động của ánh sáng. Sau tám tuần nuôi cấy, kết quả ở bảng 3.7 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nghiệm thức sử dụng đèn LED và nghiệm thức sử dụng đèn huỳnh quang. Mẫu thu đƣợc ở thí nghiệm đèn LED có màu xanh, tƣơi và không bị xốp còn ở đèn huỳnh quang thì mẫu bị vàng tuy nhiên mẫu không bị xốp. Ở nghiệm thức sử dụng đèn LED số vi củ hình thành 2,13 vi củ/mẫu cao hơn so với nghiệm thức đèn huỳnh quang 1,67 vi củ/mẫu. Đƣờng kính vi củ ở nghiệm thức sử dụng đèn LED cũng cho giá trị cao hơn (0,31 cm) so với nghiệm thức sử dụng đèn huỳnh quang (0,21 cm). Tuy nhiên, ở chỉ tiêu còn lại là khối lƣợng tƣơi vi củ của cả 2 điều kiện chiếu sáng không có khác biệt gì về mặt thống kê (đèn LED 0,05 g và đèn huỳnh quang 0,03 g). Ánh sáng là yếu tố quan trọng trong sự sinh trƣởng của thực vật nhƣ ánh sáng tác động đến quá trình quang hợp, quang phát sinh hình thái và đáp ứng hƣớng sáng [80];[81]. Thông thƣờng, nguồn chiếu sáng đƣợc sử dụng trong nuôi cấy là ánh sáng đèn điện quang, các loại đèn halogen kim loại, natri cao áp, dây tóc đƣợc sử dụng nhằm tăng cƣờng độ sáng. Tuy nhiên những nguồn ánh sáng này bao gồm cả những bƣớc sóng không cần thiết cho sự sinh trƣởng của cây trong nuôi cấy in vitro

[82];[83]. Ánh sáng đơn sắc chỉ bao gồm các bƣớc sóng có lợi cho quá trình sinh lý cần thiết, từ đó ảnh hƣởng đến quá trình sinh trƣởng và phát triển của cây, cũng nhƣ quá trình nhân nhanh in vitro [84]. Kết quả nghiên cứu có sự tƣơng tự với nghiên cứu của Cybularz-Urban và cộng sự đã phân tích ảnh hƣởng của bƣớc sóng ánh sáng lên sự phát sinh cơ quan của lan Cattleya hybrid trong nuôi cấy in vitro đã ghi nhận tác dụng tích cực của ánh sáng đỏ lên quá trình tạo chồi và nhân chồi [85]. Ngoài ra, Dƣơng Tấn Nhựt và Nguyễn Bá Nam (2009) cho thấy khả năng sinh trƣởng của cây cúc khi đƣợc nuôi cấy dƣới điều kiện ánh sáng LED tốt hơn so với ánh sáng huỳnh quang [86].

Bên cạnh đó việc có sự chênh lệch số lƣợng vi củ hình thành có thể do vai trò ức chế hoặc kích thích dƣới các điều kiện chiếu sáng khác nhau phụ

thuộc vào mối quan hệ giữa các điểm thụ thể ánh sáng đỏ/xanh, đặc điểm sinh trƣởng của từng loài, từng loại mẫu và ngay cả độ tuổi của mẫu cấy [87].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển vi củ sâm ngọc linh (panaxvietnamensis ha et grushv ) từ nuôi cấy phôi soma (Trang 66 - 69)