Viêm là phản ứng tại chỗ của cơ thể để chống lại các yếu tố gây bệnh như vi khuẩn, virus, các phân tử lạ (các chất độc vô cơ, hữu cơ) và các mô cơ quan cấy ghép. Viêm (cấp tính, mạn tính) là một quá trình bệnh lý phức tạp đặc trưng bởi các hiện tượng: sưng, nóng đỏ, đau, tế bào tăng sinh. Viêm được đánh giá qua các đích như khả năng ức chế NO, TNFα, NF-kβ, COX-2, các cytokin như interleukin-1β (IL1-β)., interleukin 2 (IL-2), interleukin 6 (IL-6), IL-8, IL-10.
Trên thế giới, cho đến nay mô hình in silico cho các đích kháng viêm đã được nghiên cứu khá nhiều. Năm 2017, Bhimapaka China Raju và cộng sự đã tiến hành docking phân tử gắn kết giữa hợp chất (1-((1-(3,4-Dimethylphenyl)-3-
protein 1ALU và 2AZ5 tương ứng. Kết quả phân tích gắn kết hợp chất này có khả năng ức chế cytokin IL-6 (PDB: 1ALU) và TNF- (PDB: 2AZ5) do hiển thị năng lượng liên kết âm nhiều hơn so với các chất chuẩn. Đồng thời, các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm hoạt động chống viêm in vitro và in vivo trên cytokin IL- 6 và TNF- của hợp chất (1-((1-(3,4-Dimethylphenyl)-3-phenyl-1H-pyrazol-4- yl) methyl)-1H-1,2,3-triazol-4-yl)methanol cho thấy rằng hợp chất này có hiệu quả thử nghiệm chống lại IL-6 (IC50 6.23 lM). Để chứng minh hợp chất (1-((1- (3,4-Dimethylphenyl)-3-phenyl-1H-pyrazol-4-yl) methyl)-1H-1,2,3-triazol-4- yl)methanol có hoạt động kháng viêm, các nhà nghiên cứu đã thưc hiện thử nghiệm in vivo của hợp chất đối với mô hình chuột gây ra LPS chỉ ra rằng hợp chất trên làm giảm đáng kể yếu tố viêm TNF-[34].
Đặc biệt trong đầu năm 2020, sự bùng phát của đại dịch mang tên COVID- 19 đã làm thiệt hại lớn về người và của. Trước tình hình đó, các nhà khoa học nhanh chóng thực hiện các phương pháp sàng lọc trên các loại thuốc kháng HIV, sốt rét, virut, một số hợp chất thiên nhiên trên các đích khác nhau với hi vọng tìm ra loại thuốc có hiệu quả trong điều trị, hạn chế bệnh nhân tử vong do SARS - CoV-2 [35]. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, trên những người nhiễm virus SARS-CoV-2 có mối liên hệ giữa sự tiến triển của bệnh viêm phổi cấp tính gây tử vong với dấu hiệu cơ thể bị cơn bão viêm dẫn đến các phản ứng miễn dịch quá mẫn của cơ thể, nó thể hiện qua sự thay đổi đáng kể các chỉ số viêm/miễn dịch trong huyết tương người bệnh. Trong đó, các yếu tố TNFα và các cytokin (IL1-β, IL-6, IL-8, IL-10) tăng lên. Đặc biệt, chỉ số interleukin 6 (IL-6) có sự khác biệt rõ ràng ở bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 thể nhẹ, nặng, rất nặng, phải thở máy với nồng độ IL-6 (pg/mL) là <7, 7-30, 31-100 và > 100, tương ứng. Theo nghiên cứu của Zhou và cộng sự [36] đã chỉ ra nồng độ IL-6 trong máu ở những bệnh nhân tử vong so với bệnh nhân sống sót trong suốt quá trình điều trị lâm sàng của bệnh COVID-19. Một thí nghiệm khác tại Trung Quốc đã thử nghiêm lâm sàng dòng kháng thể nhắm mục tiêu đến thụ thể IL-6, và đã có báo cáo cải thiện chức năng hô hấp và kiểm soát sốt nhanh ở 21 bệnh nhân mắc COVID-19. Chính vì vậy, điều trước mắt là tìm những hợp chất tách được từ cây Đại hoàng có khả
năng ức chế IL-6, TNF-α bằng phương pháp in silico để đánh giá sơ bộ hoạt tính kháng viêm.