Xử lý mẫu thực vật và chiết tách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, xác định cấu trúc và đánh giá hoạt tính kháng viêm của một số hợp chất thiên nhiên từ cây đại hoàng (Trang 45 - 49)

Mẫu Đại hoàng thu mua ở dạng khô và được nghiền nhỏ. Sau đó, mẫu được ngâm chiết với methanol ở nhiệt độ phòng (2 lít x 3 lần), mỗi lần 2 ngày. Lọc lấy dịch chiết và loại bỏ dung môi bằng cách cô quay với thiết bị cô quay chân không thu được cao chiết tổng. Cao chiết methanol tổng thu được thêm nước cất và chiết phân bố bằng các dung môi hữu cơ có tính phân cực tăng dần lần lượt: n_hexan 4,6 g), diclomethan (6,9 g), ethyl acetate (50 g), và nước (70 gam).

Từ 6.9 gam cao chiết diclometan sử dụng sắc ký cột pha thường với silica gel (40-63 µm) và hệ dung môi hexan: ethyl acetat (6:1, 4:1, 2:1, 1:1) thu được 3 phân đoạn C1, C2, C3. Tiến hành sắc ký cột pha thường silica gel với phân đoạn C1 (400 mg) trong hệ dung môi hexan: ethyl acetat (50:1, 40:1, 30:1, 20:1, 10:1, 1:1) thu được hợp chất MC565 (13mg). Tiến hành chạy sắc ký cột pha thường với silica gel với phân đoạn C2 (700 mg) trong hệ dung môi hexan: ethyl acetate (8:1, 6:1, 4:1, 3:1, 2:1, 1:1) thu được hợp chất MC567 (10 mg).

Từ 50 gam cao chiết etyl acetat lấy ra 35 gam chạy sắc ký thường với silica gel (40-63 µm) và hệ dung môi hexan: ethyl acetate (3:1, 2:1, 1:1) thu được 5 phân đoạn E1 –E5. Tiếp tục chạy sắc ký cột pha thường silica gel với phân đoạn E3

(900mg) trong hệ dung môi hexan: ethyl acetate (3:1, 2:1, 1:1) thu được hai phân doạn E3.1 và E3.2. Kết tinh lại E3.1 thu được MC566 (12mg)

Hình 2.2: Sơ đồ chiết tách mẫu Đại hoàng

2.3.3. Tính chất vật lý và dữ liệu phổ của các hợp chất phân lập được

2.3.3.1. Hợp chất MC565

Tính chất vật lý: Chất rắn màu vàng nhạt, tan trong dung môi hữu cơ (MeOH, CH2Cl2, …)

Dữ liệu phổ:

C15H10O4(M = 254.24); 1H-NMR (CDCl3,500 MHz, δ ppm): 12,10 (1H, s, 1-OH); 1,99 (1H, s, 8-OH); 7,81 (1H, dd, J=1,0 &7,5 Hz, H-5); 7,64 -7,66 (2H, m, H-6 & H-4);7,28 (1H, dd, J=1,0 & 8,5 Hz, H-7); 7,09 (1H, dd, J=1,0 & 1,5 Hz, H-2); 2,46 (3H, s, 3-CH3).

13C-NMR (CDCl3,125 MHz, δ ppm): 192,58 (s, C-9); 182,01 (s, C-9); 162,76 (s, C-1); 162,46 (C-8); 149,36 (d, C-3); 136,96 (s, C-6); 133,33 (s, C-4a);

124,57 (d, C-7); 124,38 (s, C-2); 121,37 (d, C-4); 115,91 (s, C-8a); 121,37 (d, C- 4); 133,96 (s, C-10a); 113,78 (s, C-9a); 22,27 (q, 3-CH3).

2.3.3.2. Hợp chất MC566

Tính chất vật lý: Chất rắn, kết tinh màu trắng ngà, tan trong các dung môi hữu cơ

Dữ liệu phổ: C15H14O4(M = 258.27): 1H-NMR (CD3OD, 500 MHz ,δ ppm): 7,02 (1H, d, J=2,0Hz, H-2´); 6,94 (3H, m, H-8, H-5´ và H-6´);6,81 (1H, d, J=2,0, H-7); 6,47 (2H, d, J=2Hz, H-2 & H-6); 6,19 (1H, t, J=2,5Hz, H-4 ); 3,87 (3H, s, 4´- OCH3); 13C-NMR (CD3OD, 125 MHz ,δ ppm): 159,66 (s, C-5 & C-3); 147,72 (s, C-4´); 148,99 (s, C-3´); 141,12 (s, C-1); 132,25 (s, C-1´); 129,37 (d, C-7); 127,88 (s, C- 8); 120,02 (s, C-2´); 113,62 (s, C-6´); 112,78 (d, C-5´); 105,88 (d, C-2 & C-6); 102,83 (d, C-4); 56,44 ( 4´-OCH3). 2.3.3.3. Hợp chất MC567

Tính chất vật lý: tinh thể rắn màu cam, tan trong dung môi hữu cơ (MeOH, CH2Cl2)

Tính chất hóa học

C15H10O5(M = 254.24); 1H-NMR (DMSO-d6, 500 MHz ,δ ppm): 12,04 (1H, s, 1-OH); 11,96 (1H, s, 8-OH); 7,43( t, 1H, H-5); 7,11 (1H, dd,J=1.0 & 1.5 Hz, H-7); 7,07 (d, 1H, J=2Hz, H-4); 6,55 (d, J = 2,5Hz); 2,38 (s, 3H, 6-CH3).

13C-NMR (DMSO-d6,125 MHz, ,δ ppm): 189,56 (s, C-9); 181,22 (s, C-10); 165,55 (s, C-3); 164,38 (s, C-1); 161.34 (s, C-8); 148,12 (s, C-6); 134,6 (s, C-4a); 132,7 (s, C-10a); 124,0 (d, C-7); 120.35 ( d, C-5); 113,25 (s, C-8a); 108,82 (s, C-9a); 108.73 (d, C-2); 107,83 (d, C-4); 21,42 (q, 6-CH3).

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, xác định cấu trúc và đánh giá hoạt tính kháng viêm của một số hợp chất thiên nhiên từ cây đại hoàng (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)