Chƣơng 2 VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Khảo sát thực địa thu thập mẫu
Trên cơ sở xác định biên độ mặn của các tỉnh ven biển ĐBSCL, chúng tôi tiến hành khảo sát các vùng ngập mặn ven biển từ khu vực có độ mặn
>5ppt trở ra biển. Khảo sát thu thập mẫu vật theo các hệ sinh thái đất ngập mặn chính gồm: hệ sinh thái vùng triều, hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh thái ao nuôi thủy sản (ao nuôi cá, ao nuôi tôm công nghiệp, ao nuôi tôm quảng canh, ao bỏ hoang), hệ sinh thái kênh rạch (kênh giao thông, kênh cấp nƣớc nuôi trồng thủy sản, kênh tiếp nhận nƣớc thải nuôi trồng thủy sản), hệ sinh thái đầm (đầm nuôi tôm, đầm nuôi cá) và hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Đối với hệ sinh thái vùng triều: khảo sát đƣợc thực hiện theo các mặt cắt vng góc với bờ biển, mỗi địa điểm thu mẫu xác định 3 mặt cắt có chiều dài 100m khoảng cách giữa các mặt cắt giao động trong khoảng 100m – 200m tùy vào địa hình và độ rộng của khu vực khảo sát. Mẫu vật đƣợc thu thập bằng cách đi bộ dọc theo mặt cắt, lặn sử dụng Snorkeling hoặc bình khí.
Đối với hệ sinh thái cửa sông: khảo sát đƣợc thực hiện ở 3 cửa sông đại diện cho các vùng sinh cảnh khác nhau của ĐBSCL gồm Cửa Đại, Cửa Định An và Cửa Bảy Háp. Khảo sát đƣợc thực hiện dọc theo cửa sông ngƣợc về thƣợng nguồn 10 km. Mẫu vật đƣợc thu thập bằng quan sát rong bám trên các giá thể ven bờ.
Đối với các hệ sinh thái ao hồ, đầm phá, kênh rạch thực hiện thu thập mẫu theo khu vực, ở mỗi địa phƣơng ven biển việc điều tra đƣợc tiến hành ở 3 địa điểm khác nhau trên mỗi kiểu hệ sinh thái. Mẫu vật đƣợc thu thập trên cơ sở quan sát các giá thể bám ven bờ và thu thập mẫu đáy ngẫu nhiên.
Tiến hành thu thập dữ liệu theo các địa điểm có sự phân bố rong gồm các lớp dữ liệu về môi trƣờng: Nhiệt độ nƣớc (bằng máy đo môi trƣờng HANA 6 chỉ tiêu), pH (bằng máy đo môi trƣờng HANA 6 chỉ tiêu), Độ mặn (bằng máy đo môi trƣờng HANA 6 chỉ tiêu), Độ sâu (bằng thƣớc cuộn Tolsen 36006), Tốc độ dòng chảy (bằng lƣu tốc kế LS68), Loại nền đáy, cấp hạt (phân tích theo TCVN 6862-2012). Sinh lƣợng của rong đƣợc đánh giá theo đơn vị diện tích (kg/m2
) bằng khung định lƣợng có kích thƣớc 50 × 50 cm. Dữ liệu về sinh lƣợng và tần suất xuất hiện của rong đƣợc ghi nhận qua mỗi đợt khảo sát ở các thủy vực điển hình.
Hình ảnh các lồi rong và đặc điểm nền đáy đƣợc ghi nhận bằng máy chụp hình OLYMPUS (Nhật bản). Tọa độ các các điểm nghiên cứu đƣợc ghi nhận bằng GPS Garmin 76CSX.
Mẫu vật thu thập đƣợc, đƣợc rửa sạch loại bỏ bùn cát, sinh vật biểu sinh, giữ lạnh và chuyển về phịng thí nghiệm thuộc Phịng Sinh Thái, Viện Sinh học nhiệt đới, 85 Trần Quốc Toản, P. Võ Thị Sáu, Q.3, Tp. HCM phục vụ cho việc làm tiêu bản mẫu và phân tích định danh.