Cây phát sinh loài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân loại rong câu vùng tây nam bộ bằng chỉ thị phân tử (Trang 47)

Chƣơng 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.3.3 Cây phát sinh loài

31 trình tự Nucleotid đƣợc chỉnh sửa và sắp xếp thành hàng với các vị trí nucleotide tƣơng ứng (alignment) bằng phần mềm Bioedit V7.0. Các chuỗi trình tự sau khi đƣợc sắp xếp đƣợc sử dụng để xây dựng cây phân loại.

Cây phân loại đƣợc xây dựng dựa trên phƣơng pháp Maximum Likelihood và mơ hình Tamura-Nei model. Các trình tự nucleotid giống nhau đƣợc sắp xếp trong cùng một nhánh, các trình tự nucleotid có khác biệt nhau ít sẽ đƣợc sắp xếp cạnh nhau theo từng nhánh. Cây ban đầu đƣợc tìm kiếm theo phƣơng pháp heuristic đƣợc thu thập tự động bằng cách áp dụng thuật toán Neighbor-Join và BioNJ cho một ma trận khoảng cách theo cặp trình tự nucleotid và đƣợc ƣớc tính bằng cách sử dụng phƣơng pháp khả năng tổng hợp tối đa (MCL), sau đó chọn cấu trúc liên kết có giá trị sự lặp lại cao nhất. Cây đƣợc vẽ theo tỷ lệ, với chiều dài nhánh đƣợc đo bằng số lần thay thế trên mỗi vị trí. Các vị trí mã hóa đƣợc bao gồm là 1 + 2 + 3 + khơng mã. Có tổng cộng 620 vị trí trong tập dữ liệu cuối cùng. Các phân tích tiến hóa đƣợc thực hiện trong MEGA X [36].

Hình 3.7. Cây phát sinh loài xây dựng bằng phƣơng pháp Maximum Likelihood và thuật tốn Tamura-Nei [24]

Từ hình 3.7 cho thấy có 3 loài rong Câu đƣợc ghi nhận phù hợp với phân loại hình thái, gồm lồi G. blodgettii, G. tenuistipitata, G. salicornia.

Loài G. tenuistipitata đƣợc ghi nhận kết quả 1 mẫu thu tại Trà Vinh (TV1), 5 mẫu thu tại Cà Mau (CM1, CM3, CM5, CM13, CM19) và 4 mẫu thu tại tỉnh

Bạc Liêu (BL2, BL3, BL4,BL5). Loài G. salicornia ghi nhận kết quả 5 mẫu thu tại Tp. Hà Tiên và Tp. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Loài G. blodgettii ghi nhận kết quả từ 3 mẫu thu đƣợc tại Tp. Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.

3.4 ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI MƠI TRƢỜNG VÀ PHÂN BỐ MỘT SỐ LỒI

RONG CÂU

Đặc điểm môi trƣờng các thủy vực gồm các điều kiện khí hậu, thủy văn, tính chất nền đáy và hóa lý của nƣớc là các yếu tố quan trọng quyết định đến sự đa dạng sinh học trong các thủy vực [31]. Rong Câu phân bố cả ở vùng nhiệt đới và ôn đới, các nghiên cứu ghi nhận về sự sinh trƣởng của rong câu cho thấy vùng nhiệt đới có điều kiện thích hợp nhất cho sự sinh trƣởng và phát triển của chi rong câu. Sự đa dạng loài, đa dạng sinh cảnh phân bố và không gian sinh trƣởng của rong câu cho thấy tiềm năng lớn trong nghiên cứu khai thác và sử dụng nguồn lợi tự nhiên này [2, 32].

3.4.1 Đặc điểm phân bố rong Câu Chỉ G. tenuistipitata

Khí hậu vùng Tây Nam Bộ đƣợc chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mƣa và mùa khơ, cùng với đó các điều kiện thủy văn thay đổi mạnh mẽ theo mùa đã tác động rất lớn đến cơ hội sinh trƣởng, phát triển và khơng gian phân bố lồi

G. tenuistipitata trong tự nhiên. Khu vực phía Đơng của Tây Nam Bộ, nơi hàng năm tiếp nhận lƣợng nƣớc và phù sa lớn từ thƣợng nguồn sông Mekong đổ về đã tác động sâu sắc đến các tính chất lý hóa mơi trƣờng vùng cửa sơng ven biển, vùng đất ngập nƣớc mở hoặc các kênh nối với các chi lƣu của sơng Mekong, đây có lẽ là yếu tố quan trọng quyết định tới đặc điểm phân bố của

G. tenuistipitata khu vực này.

Kết quả điều tra thu thập dữ liệu về phân bố cho thấy rong Câu Chỉ G.

tenuistipitata hiện diện ở 3/8 tỉnh thành ven biển của vùng Tây Nam Bộ.

Vùng phân bố của rong G. tenuistipitata khá hẹp, tập trung chủ yếu ở khu vực ven biển phía Đơng thuộc các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Trà Vinh (Hình 3.8).

Hình 3.8. Phân bố của G. tenuistipitata ở vùng Tây Nam Bộ

Kết quả điều tra các loại hình thủy vực tiềm năng phù hợp với đặc điểm sinh thái và sinh trƣởng của chi rong Câu cho thấy rong Câu Chỉ G. tenuistipitata chỉ xuất hiện ở 5/11 loại hình thủy vực gồm: kênh rạch cấp/xả

thải nuôi trồng thủy sản (NTTS), ao nuôi tôm quảng canh, ao bỏ hoang, đầm nuôi tôm sinh thái. Kết quả khảo sát ghi nhận sinh trƣởng của rong G. tenuistipitata ở các loại hình thủy vực điển hình khu vực Tây Nam Bộ đƣợc

thể hiện ở Bảng 3.6.

Kết quả ghi nhận sinh lƣợng thể hiện ở bảng 3.6 là kết quả cao nhất có thể ghi nhận đƣợc ở mỗi loại hình thủy vực thuộc các địa phƣơng có sự phân bố của rong Câu Chỉ là tỉnh Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau. Trong đó, tỉnh Trà Vinh chỉ ghi nhận đƣợc rong Câu Chỉ xuất hiện đƣợc ở 2 loại hình thủy vực là ao ni tơm quảng canh và kênh tiếp nhận nƣớc thải nuôi trồng thủy sản; Tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau ghi nhận ở cả 5 loại hình thủy vực là kênh cấp nƣớc nuôi trồng, kênh tiếp nhận nƣớc thải nuôi trồng thủy sản, ao nuôi tôm quảng canh, ao bỏ hoang, đầm nuôi tôm sinh thái. Sinh lƣợng của rong G. tenuistipitata

ghi nhận đƣợc ở cùng một địa điểm hay loại hình thủy vực có sự khác nhau theo các đợt thu mẫu.

Bảng 3.6. Các loại hình thủy vực ghi nhận sự sinh trƣởng của G. tenuistipitata

Loại hình thủy vực

Thời điểm khảo sát

2/2019 4/2019

8/2019 11/2019 2/2020 4/2020 8/2020 11/2020 Bãi triều ven

biển 0 0 0 0 0 0 0 0

Cửa sông 0 0 0 0 0 0 0 0

Kênh giao thông 0 0 0 0 0 0 0 0

Kênh cấp nƣớc NTTS 0 * 0 0 * * 0 0 Kênh tiếp nhận nƣớc thải NTTS * ** * * ** ** * 0 Ao nuôi cá 0 0 0 0 0 0 0 0 Ao nuôi tôm công nghiệp 0 0 0 0 0 0 0 0 Ao nuôi tôm quảng canh ** *** * ** ** ** ** ** Ao bỏ hoang ** *** * 0 ** * 0 * Đầm nuôi tôm sinh thái * ** 0 * ** * * 0 Rừng ngập mặn 0 0 0 0 0 0 0 0

Ghi chú: 0: khơng ghi nhận được, * có ghi nhận với sinh lượng thấp, ** có ghi nhận với sinh lượng trung bình, ***có ghi nhận với sinh lượng cao.

Sinh thái mơi trƣờng

Kết quả thu thập dữ liệu qua các đợt khảo sát năm 2019 và năm 2020 về một số đặc điểm sinh thái môi trƣờng cơ bản nơi ghi nhận đƣợc sự hiện diện của loài G. tenuistipitata ở khu vực Tây Nam Bộ đƣợc thể hiện ở Bảng 3.7.

Bảng 3.7. Một số đặc điểm sinh thái môi trƣờng cơ bản khu vực có rong G.

tenuistipitata

Nhiệt độ (0C) 28,2 ±1,5 – 34,4 ±2,5 28,5 ±1,2 – 35,3 ±2,2 29,1 ±1,3 – 35,5 ±1,8 Độ mặn (ppt) 8,3 ±1,1 – 20,5 ±3,2 8,5 ±1,6 – 28,2 ±0,9 9,2 ±2,1 – 26,0 ±1,8 pH 7,3 ±0,4 – 8,6 ±0,2 7,4 ±0,4 – 8,5 ±0,3 7,6 ±0,6 – 8,4 ±0,5 Độ sâu (cm) 30 – 70 20 – 90 20 – 90 Dòng chảy m/s 0,01 – 0,05 <0,01 <0,01 Loại nền đáy Cát bùn Bùn, bùn cát Bùn, bùn cát

Nhiệt độ ghi nhận đƣợc trong các đợt khảo sát thấp nhất là 28,2 ±1,50C vào tháng 11 tại tỉnh Trà Vinh và cao nhất là 35,5 ±1,80C vào tháng 8 tại tỉnh Bạc Liêu. Khoảng nhiệt độ này nằm trong giải nhiệt độ trung bình của khu vực Tây Nam Bộ vào mùa mƣa 27 – 320C và mùa khô 33 – 360C. Độ mặn ghi nhận đƣợc các khu vực có sự phân bố của loài G. tenuistipitata dao động

trong khoảng 8,3 ±1,1 ppt đến 28,2 ±0,9 ppt. Trong các khu vực có sự phân bố lồi G. tenuistipitata thì ở khu vực Trà Vinh rong sinh trƣởng ở độ mặn

trung bình thấp hơn ở tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Kiên Giang.

Chỉ số pH ghi nhận đƣợc ở các vùng khá ổn định nằm trong khoảng 7,3 ±0,4 – 8,6 ±0,2; khoảng chênh lệch pH trong các đợt khảo sát và các loại hình thủy vực có sự phân bố ở các địa phƣơng chênh lệnh không nhiều.

Loài G. tenuistipitata sinh trƣởng ở các thủy vực có cấu tạo nền đáy

bùn và bùn cát, các nền đáy này thƣờng có hàm lƣợng hữu cơ tích lũy khá cao. Dữ liệu thực địa ghi nhận độ sâu có sự sinh trƣởng của loài G. tenuistipitata trong khoảng 20 – 90 cm. Ở các thủy vực ao bỏ hoang rong G. tenuistipitata ƣa sinh trƣởng ở độ sâu cạn hơn so với các ao nuôi tôm sinh thái

và ao nuôi tôm quảng canh. Đối với hệ kênh cấp nƣớc hoặc tiếp nhận nƣớc thải NTTS, có những thời điểm rong G. tenuistipitata bị phơi cạn do nƣớc

triều rút. Tuy vậy, cũng có những thời điểm nƣớc ngập sâu đến hơn 70 cm. Dòng chảy các khu vực ghi nhận sự phân bố rong G. tenuistipitata rất nhỏ,

phần lớn dữ liệu ghi nhận tại hiện trƣờng thể hiện rong G. tenuistipitata ƣa

sống trong các thủy vực có dịng chảy dƣới 0,01m/s.

Ở vùng Tây Nam Bộ, G. tenuistipitata đƣợc ghi nhận có sự hiện diện hầu nhƣ quanh năm. Tuy vậy trong các đợt khảo sát tháng 2 và tháng 4 ghi

nhận đƣợc rong sinh trƣởng tốt và sinh khối thƣờng giảm vào tháng 8 và 11. Rong sinh trƣởng theo từng cụm, G. tenuistipitata ở các hệ sinh thái ao nuôi tôm rong phát triển nhanh và tạo thành từng cụm lớn.

Hình 3.9. Một số loại hình thủy vực ghi nhận sự hiện diện loài G. tenuistipitata a) Rong trong kênh tiếp nhận nƣớc thải NTTS; b&c) Rong trong ao nuôi quảng canh,

d) Rong trong ao nuôi bỏ hoang, e&f) Rong trong đầm nuôi sinh thái.

3.4.2 Phân bố rong Câu Đốt G. saliconia

Khu vực Tây Nam Bộ, G. saliconia ghi nhận đƣợc sự phân bố ở vùng

biển Tây trên địa phận thuộc tỉnh Kiên Giang gồm các khu vực sau: Quần đảo Bà Lụa (Kiên Lƣơng), Núi Đèn (Tp. Hà Tiên), Quần Đảo Nam Du (Kiên Hải), Phú Quốc (Tp. Phú Quốc), Quần đảo Thổ Chu (Tp. Phú Quốc).

(a) (b)

(c) (d)

Hình 3.10. Bản đồ phân bố rong G. salicornia khu vực Tây Nam Bộ

Đặc điểm sinh học và Sinh thái mơi trƣờng

G. salicornia đƣợc tìm thấy ở vùng triều khu vực có nền đáy cứng đƣợc

hình thành bởi đá gốc hoặc san hơ chết (Hình 3.4). Rong sinh trƣởng ở cả khu vực nƣớc trong và nƣớc có độ đục cao điển hình nhƣ khu vực Hà Tiên. Ở khu vực đảo xa bờ, rong thƣờng sinh trƣởng tốt hơn, các đốt phân nhánh dài hơn. Ngƣợc lại, ở khu vực gần bờ, các đốt phân nhánh thƣờng ngắn và rong thƣờng bị các sinh vật khác nhƣ cá và ốc ăn từng phần thân cây (Hình 3.5). Ngồi ra, rong có thể mọc ở các đầm nƣớc mặt và hệ thống kênh cấp xả thải ao nuôi thủy sản ven biển.

Hình 3.11. Giá thể bám của rong G. salicornia. a) Rong trên san hô chết; b) Rong bị động vật biển ăn

Kết quả điều tra các loài thủy vực tiềm năng phù hợp với đặc điểm sinh thái và sinh trƣởng của họ rong câu cho thấy G. saliconia đƣợc tìm thấy ở vùng triều, chỉ xuất hiện ở loại hình thủy vực bãi triều ven biển có khu vực nền đáy cứng đƣợc hình thành bởi đá gốc hoặc san hô chết. Rong sinh trƣởng ở cả khu vực nƣớc trong và nƣớc có độ đục cao điển hình nhƣ khu vực Hà Tiên. Ở khu vực đảo xa bờ, rong thƣờng sinh trƣởng tốt hơn, các đốt phân nhánh dài hơn. Ngƣợc lại ở khu vực gần bờ, các đốt phân nhành thƣờng ngắn và rong thƣờng bị sinh vật khác nhƣ cá, ốc ăn từng phần thân cây (hình 3.11b).

Bảng 3.8. Các loại hình thủy vực ghi nhận sự sinh trƣởng của G. salicornia

Loại hình thủy vực

Thời điểm khảo sát

2/2019 4/2019

8/2019 11/2019 2/2020 4/2020 8/2020 11/2020 Bãi triều ven

biển ** ** * * ** *** * *

Cửa sông 0 0 0 0 0 0 0 0

Kênh giao thông 0 0 0 0 0 0 0 0

Kênh cấp nƣớc NTTS 0 0 0 0 0 0 0 0 Kênh tiếp nhận nƣớc thải NTTS 0 0 0 0 0 0 0 0 Ao nuôi cá 0 0 0 0 0 0 0 0 Ao nuôi tôm công nghiệp 0 0 0 0 0 0 0 0 Ao nuôi tôm quảng canh 0 0 0 0 0 0 0 0 Ao bỏ hoang 0 0 0 0 0 0 0 0 Đầm nuôi tôm sinh thái 0 0 0 0 0 0 0 0

Rừng ngập mặn 0 0 0 0 0 0 0 0

Ghi chú: 0: khơng ghi nhận được, * có ghi nhận với sinh lượng thấp, ** có ghi nhận với sinh lượng trung bình, ***có ghi nhận với sinh lượng cao.

Bảng 3.9. Một số đặc điểm sinh thái môi trƣờng cơ bản khu vực có G. saliconia

Thơng số Hà Tiên Phú Quốc Thổ Chu

Nhiệt độ (0C) 29,5 – 35,5 29,5 – 35,5 29,5 – 35,5

Độ mặn (ppt) 25 – 28 27 – 29 29 - 30

pH 7,8 7,9 8,0

Độ sâu (cm) 20 – 120 20 – 210 20 – 250

Dòng chảy m/s 0,01 – 0,05 <0,01 <0,01 Loại nền đáy Đá Đá, san hô chết Đá, san hô chết

3.1.2. Phân bố rong Câu Thắt G. blodgettii Harvey, 1853

G. blodgettii đƣợc ghi nhận phân bố tại khu vực Hà Tiên, Kiên Giang.

Rong bám trên đá ở vùng triều giữa đến triều thấp, nơi có ít sóng hoặc sóng vừa. Rong thƣờng mọc vào khoảng tháng 1 đến tháng 4 hàng năm.

G. blodgettii sống bám trên đá, mảnh sị hoặc mảnh san hơ ở vùng triều

giữa đến triều thấp, nơi có sóng ít hoặc sóng vừa. Rong thƣờng mọc nhiều vào khoảng tháng 10 – 7. Rong đƣợc trồng phổ biến ở các đầm nƣớc lợ ven biển.

Độ mặn là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của G. blodgettii,

rong có thể phát triển ở độ mặn từ 4 – 35 ‰ nhƣng phạm vi tối ƣu là từ 12 – 24 ‰ ở độ sâu 20 – 60 cm.

Hình 3.12. Bản đồ phân bố G. blodgettii khu vực Tây Nam Bộ

Qua kết quả phân tích trên cho thấy, vùng biển thuộc khu vực Tây Nam Bộ, Việt Nam xuất hiện 03 loài rong Câu là G. salicornia, G. tenuistipitata, G. blodgettii đƣợc phân bố: loài G. salicornia và G. blodgettii khu vực phân

bố hẹp, chỉ xuất hiện tại vùng biển thuộc tỉnh Kiên Giang; loài G. tenuistipitata khu vực phân bố tƣơng đối rộng hơn so với G. salicornia; G. tenuistipitata phân bố tại khu vực ven biển thuộc tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Trà

Vinh. Các loài rong này ghi nhận có sự hiện diện hầu nhƣ quanh năm, tuy nhiên trong đợt khảo sát vào những tháng đầu năm chúng có sự sinh trƣởng tốt hơn những đợt khảo sát vào những tháng cuối năm.

Chƣơng 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1 KẾT LUẬN

Đã tiến hành khảo sát tại 8 tỉnh khu vực ven biển thuộc Khu vực ĐBSCL gồm: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang. Qua khảo sát thực địa đã thu đƣợc 18 mẫu rong tại 04 tỉnh Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang.

Đã phân loại thành cơng hình thái đặc trƣng của 3 lồi G. tenuistipitata và G. salicornia và G. blodgettii.

Đã xây dựng thành công cây phát sinh chủng loại dựa trên chỉ thị phân tử COI-5P của 18 mẫu rong Câu. Xác định đƣợc có 03 lồi gồm G. tenuistipitata và G. salicornia và G. blodgettii thuộc chi Gracilaria.

4.2 KIẾN NGHỊ

Tiếp tục thu thập các mẫu rong Câu ở Việt Nam để đánh giá mối quan hệ di truyền của các loài thuộc chi rong câu nói riêng, ngành rong đỏ nói chung.

Mở rộng phân tích thêm một số chỉ thị phân tử khác để cung cấp thêm thông tin về quan hệ di truyền và tiến hóa nguồn gen rong câu.

Trên cơ sở đã xác định đƣợc loài rong câu phân bố tại vùng biển khu vực Tây Nam Bộ. Đề xuất nghiên cứu sinh trƣởng và giá trị dinh dƣỡng của rong Câu trong điều kiện nuôi trồng tại vùng ĐBSCL để nuôi trồng sinh khối, nghiên cứu về khả năng làm sạch môi trƣờng trong ao nuôi thủy sản của rong câu (đặc biệt là lồi G. tenuistipitata) để thực hiện ni ghép trong ao nuôi

thủy sản và nuôi trong ao lắng dùng trong NTTS nhằm tăng giá trị kinh tế, góp phần làm sạch môi trƣờng, giảm chi phí cải tạo mơi trƣờng, đặc biệt là trong nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh với mức ô nhiễm môi trƣờng cao nhƣ hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyen Van Tu, Le Nhu Hau, Showe-Mei L., Steen, F., Clerck, O. D., 2013, Checklist of the marine macroalgae of Vietnam. Botanica Marina, 56, pp. 207–227.

2. Lê Nhƣ Hậu, Nguyễn Hữu Đại, 2010, Rong câu Việt Nam nguồn lợi và

sử dụng, Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

3. Lê Nhƣ Hậu, Phạm Văn Huyên và Nguyễn Hữu Đại, 2005, Khả năng sử

dụng rong Câu (Gracilariales, Rhodophyta) để xử lý nƣớc thải nuôi tôm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân loại rong câu vùng tây nam bộ bằng chỉ thị phân tử (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)