Khả năng gây độc của cao chiết trên tế bào thường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự ức chế tăng sinh tế bào và cảm ứng apoptosis trên tế bào ung thư của cao chiết cây sâm đá (curcuma singularis) (Trang 48 - 49)

Tương tự, mức độ gây độc của cao chiết cũng được xác định trên cả 1 dòng nguyên bào sợi WS1 và 1 dòng tế bào nội mô HUVEC. Các tế bào WS1 và HUVEC lần lượt được xử lý với cao chiết ở các nồng độ khác nhau. Khả năng sống của tế bào cũng được xác định bằng phương pháp thử WST-1. Kết quả cho thấy, ở các nồng độ và thời điểm xử lý khác nhau, mức độ gây độc 50% quần thể tế bào (IC50) của cao chiết đều cao hơn 200 μg/ml trên cả hai dòng nguyên bào sợi WS1 và HUVEC (Hình 3.3)

Hình 3.3. Ảnh hưởng của cao chiết lên sự tăng sinh của nguyên bào sợi WS1 và tế bào nội mô HUVEC. Sự tăng sinh tế bào được xác định bằng WST-1 sau khi xử lý với cao chiết ở các nồng độ khác nhau. Kết quả biểu thị bằng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn của ba lần lặp lại thí nghiệm. **p < 0,01 và *p < 0,05 khi so sánh với đối chứng.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, cao chiết ethanol từ củ rễ cây Sâm Đá cho thấy các tác dụng ức chế tăng sinh trên các dòng tế bào ung thư khác nhau, chẳng hạn như tế bào MCF7, tế bào A375, tế bào Caco2 và tế bào HepG2. Trong số đó, cao chiết ethanol từ củ rẽ cây Sâm Đá thể hiện tác dụng chống tăng sinh mạnh nhất đối với tế bào Caco2 với IC50 là 76,48 ± 2,84 μg/ml. Theo nghiên cứu của Geran và cộng sự, cao chiết tổng củ rễ cây Sâm Đá của chúng tôi thể hiện hoạt động chống ung thư ở mức trung bình [48]. Cao chiết ức chế

sự tăng sinh của tế bào Caco2 phù thuộc vào nồng độ sử dụng. Những kết quả này cũng được ghi nhận bởi sự thay đổi hình thái tế bào và hình thái nhân như sự co rút tế bào chất và không bào quan sát được trong các tế bào được xử lý cao chiết. Một nghiên cứu trước đây đã báo cáo rằng chiết xuất ethanol của cây

Curcuma phaeocaulis Valeton làm giảm đáng kể sự gia tăng của các tế bào ung thư vú MCF-7 và MDA-MB-231 [49]. Tương tự, cao chiết thô methanol của thân rễ Curcuma zedoaria cho thấy tác dụng gây độc tế bào ung thư dạ dày AGS [50]. Ngược lại, tác dụng gây độc tế bào không quan sát thấy ở nguyên bào sợi và tế bào nội mô bình ở nồng độ tương đương (IC50> 200μg/ml). Các kết quả này cho thấy rằng các dòng tế bào ung thư nhạy cảm với cao chiết tổng củ rễ cây Sâm Đá hơn các dòng tế bào bình thường. Một kết quả tương tự đã được báo cáo bởi nghiên cứu của Hadisaputri cho thấy cao chiết ethanol của thân rễ Curcuma zedoaria gây độc tế bào đối với tế bào ung thư thực quản người TE-8, nhưng ít gây độc đối với tế bào thực quản HET-1A [51]. Nghiên cứu cho rằng một số hợp chất sinh học trong cao chiết ảnh hưởng đến khả năng tăng sinh của tế bào ung thư. Ngoài ra, tốc độ phát triển nhanh và sự di cư của tế bào ung thư có thể dẫn đến độ nhạy cao của tế bào ung thư với các hợp chất kháng ung thư có trong cao chiết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự ức chế tăng sinh tế bào và cảm ứng apoptosis trên tế bào ung thư của cao chiết cây sâm đá (curcuma singularis) (Trang 48 - 49)