Ảnh hưởng của cao chiết lên sự hình thành bào lạc của tế bào ung thư đạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự ức chế tăng sinh tế bào và cảm ứng apoptosis trên tế bào ung thư của cao chiết cây sâm đá (curcuma singularis) (Trang 54 - 56)

ung thư đại trực tràng

Hình 3.7. Ảnh hưởng của của cao chiết củ rẽ cây Sâm Đá lên sự hình thành

bào lạc của tế bào ung thư đại trực tràng Caco2. Sự hình thành bào lạc của tế bào Caco2 được quan sát thấy dưới kính hiển vi đảo ngược sau khi tế bào được xử lý với các nồng độ cao chiết khác nhau trong 48 giờ. Kết quả biểu thị bằng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn của ba lần lặp lại thí nghiệm (**p < 0,01 và *p < 0,05 khi so sánh với đối chứng).

Ngoài ảnh hưởng của cao chiết củ rẽ cây Sâm Đá lên khả năng tăng sinh của tế bào, tác động của cao chiết lên khả năng sống sót hay khả năng hình thành bào lạc của tế bào ung thư đại trực tràng Caco2 cũng được kiểm tra. Thử nghiệm khả năng hình thành bào lạc (clonogenic assay) thường được sử dụng trong nghiên cứu ung thư. Đây là kỹ thuật sinh học phổ biến để đánh giá ảnh

hưởng của thuốc hay phóng xạ lên khả năng sống và tăng sinh của tế bào ung thư. Thử nghiệm này dựa trên nguyên tắc hình hành bào lạc của tế bào đơn khi tế bào được nuôi cấy ở mật độ thấp trong môi trường nuôi cấy thích hợp. Để thực hiện quy trình này, trước tiên tế bào pha loãng tới hạn với mật độ 300-500 tế bào/giếng trên đĩa 6 giếng trong môi trường thích hợp có bổ sung 10% FBS. Môi trường nuôi cấy được thay định kỳ 2-3 ngày/lần. Sự hình thành bào lạc từ các tế bào đơn nuôi cấy được quan sát hằng ngày dưới kính hiển vi. Sau 10 ngày nuôi cấy, các bào lạc được cố định bằng dung dịch paraformaldehyde 4% trong 30 phút và nhuộm với dung dịch Crystal Violet 0,5% trong 10 phút. Sau đó, các bào lạc được chụp ảnh và xác định số lượng trong mỗi nghiệm thức. Kết quả nghiên cứu cho thấy các tế bào đối chứng Caco2 hình thành các bào lạc được phân bố đều trong đĩa nuôi cấy. Ngược lại, số lượng bào lạc hình thành giảm dần theo nồng độ cao chiết xử lý. Cụ thể, so với nhóm đối chứng (456 ± 12 bào lạc), số lượng bào lạc hình thành ở các nhóm được xử lý với nồng độ cao chiết 50 µg/ml, 100 µg/ml, 150 µg/ml lần lượt là 342 ± 14, 214 ± 18 và 162 ± 22 bào lạc (P < 0,05 và P < 0,01, Hình 3.7). Các quan sát này chỉ ra rằng cao chiết có thể ức chế sự hình thành bào lạc của tế bào ung thư đại trực tràng Caco2 theo nồng độ xử lý. Như vậy, các kết quả này cũng phù hợp với kết quả đánh giá sự ức chế tăng sinh của các tế bào ung thư đại trực tràng Caco2 khi được xử lý với các nồng độ khác nhau của cao chiết củ rẽ cây Sâm Đá.

Như vậy, trong nghiên cứu này, cao chiết ethanol từ củ rễ cây Sâm Đá cho thấy các tác dụng ức chế tăng sinh trên dòng tế bào ung thư đại trực tràng Caco2 phụ thuộc vào nồng độ xử lý (Hình 3.4). Ngoài ra, nghiên cứu cũng xac định được chỉ số IC50 của cao chiết trên tế bào Caco2 với IC50 là 76,48 ± 2,84 μg/ml (Hình 3.4). Theo nghiên cứu của Geran và cộng sự, cao chiết củ rễ cây Sâm Đá của chúng tôi thể hiện hoạt động chống ung thư ở mức trung bình [48]. Ngoài ra, việc kiểm tra khả năng gây độc tế bào Caco2 bởi cao chiết khi đánh giá bằng phương pháp đo hàm lượng enzyme LDH giải phóng có kết quả tương tự như phương WST1 (Hình 3.5). Hơn nữa, kết quả của nghiên cứu cũng được ghi nhận bởi sự thay đổi hình thái tế bào và hình thái nhân như sự co rút tế bào chất và không bào quan sát được trong các tế bào được xử lý cao chiết (Hình 3.6). Ngoài ra, hiệu quả ức chế sự tăng sinh tế bào của cao chiết củ rễ cây Sâm

Đá cũng được kiểm tra thông qua việc đánh giá khả năng hình thành bào lạc của tế bào Caco2 sau khi xử lý với các nồng độ cao chiết khác nhau. Kết quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự ức chế tăng sinh tế bào và cảm ứng apoptosis trên tế bào ung thư của cao chiết cây sâm đá (curcuma singularis) (Trang 54 - 56)