7. Bố cục của luận án
2.5. Hợp tác trong các lĩnh vực khác
2.5.1. Hợp tác nông và công nghiệp
Hành lang kinh tế Đông Tây bao gồm các địa phương, vùng, về cơ bản vẫn là sản xuất nông nghiệp (chiếm 20 - 50% tỷ trọng GDP của các địa phương này và vẫn chiếm tới 60 - 80% dân số là nông dân). Vì vậy hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp được quan tâm đầu tư. Thực hiện mục tiêu chung của GMS, hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp trên EWEC cũng tập trung vào các trọng điểm hợp tác mà GMS đã đề ra.
Các nước EWEC và GMS đều công nhận nông nghiệp có mối liên kết chặt chẽ với các ngành khác và các lĩnh vực hợp tác khác của chương trình hợp tác. Nông nghiệp là lĩnh vực quan trọng để xóa đói giảm nghèo. Năm 2003, các nước GMS thành lập nhóm công tác nông nghiệp. Trong cuộc họp đầu tiên, nhóm công tác nông nghiệp xác định chương trình làm việc của mình và đưa ra một số hoạt động hợp tác bao gồm thành lập mạng lưới thông tin nông nghiệp, kiểm soát lây lan bệnh ở động vật qua biên giới và tăng cường năng lực khoa học và công nghệ nông nghiệp tiến tiến.
Trong giai đoạn 2006 - 2010, các nước EWEC đã khuyến khích công tác thúc đẩy phát triển nông nghiệp và chương trình hỗ trợ ngành nông nghiệp để cung cấp các định hướng cho các hoạt động của nhóm công tác nông nghiệp. Chương trình hỗ trợ ngành nông nghiệp bao gồm các nội dung chính như: (1) tạo thuận lợi cho thương mại nông nghiệp xuyên biên giới; (2) khuyến khích hợp tác nhà nước - tư nhân để chia sẻ thông tin nông nghiệp; (3) tăng cường năng lực khoa học và công nghệ nông nghiệp;
(4) thành lập cơ chế đối phó khẩn cấp với cuộc khủng hoảng nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên; (5) tăng cường liên kết thể chế và cơ chế hợp tác.
Sản xuất công nghiệp không phải là hoạt động kinh tế chủ yếu của Hành lang kinh tế Đông Tây. Hầu hết các ngành công nghiệp đều liên quan đến nông nghiệp, hoặc là ngành công nghiệp nhẹ dựa trên việc khai thác tài nguyên thiên nhiên và bố trí gần khu dân cư. Phần lớn sản lượng công nghiệp của các địa phương này cũng từ các ngành sản xuất dựa vào nông nghiệp như chế biến thực phẩm, nước giải khát, chế biến thuỷ hải sản, lâm sản...
Thái Lan là nước có nền công nghiệp phát triển nhất trên EWEC, hoạt động sản xuất tập trung vào ngành công nghiệp chế biến gỗ, may mặc, luyện kim màu...; Lào phát triển các ngành dệt may, thiết bị điện... do có lợi thế được hưởng ưu đãi theo hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP), theo đó các nhà xuất khẩu hàng dệt may của Lào không phải chịu hạn ngạch khi xuất hàng sang thị trường EU, có nguồn tài nguyên phong phú và đáng kể nhất; Đã có các dự án về cung cấp nguyên vật liệu thô từ Lào và Myanmar cung cấp cho việc chế biến ở Thái Lan và dự án chế biến thủy sản ở Mawlamyine, Myanmar;
Có thể thấy rõ điều này ở tỉnh Khon Kaen. Trong giai đoạn 2002 - 2005, nhờ các dự án của EWEC nhiều ngành công nghiệp nhẹ được tăng cường đầu tư đã đem lại một bộ mặt mới cho tỉnh và có tác động lan tỏa sang các địa phương lân cận. Nhiều trung tâm công nghiệp nổi lên ở Khon Kaen, lan tỏa đến Nong Rua và Chumpae.
Hình 2.3: Thành phố Khon Kaen và các thị trấn lân cận trên EWEC
Nguồn: Yongvanit, Sekson and Bejrananda, Monsicha. (2006). The East West Economic Corridor (EWEC) and its impact on the urban development of Khon Kaen City. In Urban changes in different scales: systems and structures, Presented in Santiago de Compostela, Spain on 31 July - 6 August 2006, tr7.
Ở Việt Nam, các tỉnh miền Trung nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây có nền công nghiệp phát triển chậm hơn so với các vùng khác trong cả nước với các ngành chính như may mặc, chế biến hải sản, xi măng... Trong đó, Đà Nẵng có nền công nghiệp phát triển nhất, chiếm 5% GDP công nghiệp toàn quốc. Tiêu biểu như Khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo sản xuất công nghiệp đã có sự phát triển vượt bậc. Khi mới hình thành, tại KKTTMĐBLB hầu như chưa có một cơ sở sản xuất công nghiệp nào, giá trị sản xuất không đáng kể, đến năm 2010 đã có hàng trăm nhà máy xí nghiệp đầu tư đưa vào hoạt động trên nhiều lĩnh vực như: sản xuất nước tăng lực, nước tinh lọc, sưam lốp xe đạp, xe máy; sản xuất tấm lợp, vật liệu xây dựng; may mặc xuất khẩu, lắp ráp điện lạnh...
Nhịp độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2000 - 2010 đạt 32,5%. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp trên địa bàn Khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo năm 2005 đạt 208 tỷ đồng, năm 2006 đạt 250 tỷ đồng, năm 2007 đạt 305 tỷ đồng, năm 2008 đạt 942 tỷ đồng, năm 2010 đạt 1.426 tỷ đồng [7].
Tóm lại, hợp tác trong lĩnh vực nông và công nghiệp giữa các nước nằm dọc EWEC trong giai đoạn này tập trung vào vấn đề thương mại nông sản và đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nâng cao tính cạnh tranh của các nước EWEC trên trường quốc tế trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, tiếp tục hiện đại hóa thương mại nông sản, xây dựng ngành nông nghiệp và mạng lưới cung cấp hàng xuyên biên giới thân thiện với môi trường hơn…Hình thành các Khu công nghiệp nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo công an việc làm cho người dân địa phương và góp phần xóa đói giảm nghèo cho các địa phương nằm dọc hành lang cúng nhủ các vùng phụ cận.
2.5.2. Hợp tác năng lượng
Hợp tác trong lĩnh vực năng lượng giữa các nước nằm dọc EWEC cũng giống như hợp tác trong lĩnh vực năng lượng của GMS tập trung vào các dự án ưu tiên trong lĩnh vực điện năng và phát triển thị trường điện qua biên giới EWEC. Hai cách tiếp cận chính được thực hiện để thúc đẩy phát triển thị trường điện qua biên giới và mở rộng mạng lưới điện EWEC là: hoạch định chính sách và khung thể chế thương mại điện; xây dựng và thực hiện kế hoạch cơ sở hạ tầng liên kết mạng lưới điện.
Trong giai đoạn 1998 - 2010, các nước EWEC (trừ Myanmar) đã huy động được một khối lượng lớn nguồn vốn để đầu tư phát triển các dự án hợp tác trong lĩnh vực năng lượng.
Bảng 2.9: Nguồn vốn vay cho lĩnh vực năng lượng của các nước EWEC Đơn vị: Triệu USD
Quốc gia Khoản vay % so với GMS
Lào 95,50 6,2
Thái Lan 602,45 39,33
Việt Nam 559,98 36,56
Tổng 1257,93 82,12
Nguồn: Tổng hợp từ các nguồn ADB và Hoàng Viết Khang (2009), Hợp tác
kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng: Hiện trạng, định hướng và giải pháp, Luận án
tiến sỹ kinh tế, Viện kinh tế và chính trị thế giới, Hà Nội, tr77.
Các nước EWEC đã cùng với các nước GMS ký Hiệp định mua bán điện (Hiệp định IGA). Để thực hiện thương mại điện, Ủy ban Điều phối thương mại điện GMS được thành lập để giám sát việc xây dựng và thông qua khung quy định, tổ chức và thương mại cho thương mại điện. Ủy ban này chuẩn bị một kế hoạch làm việc tổng thể và biên bản ghi nhớ hướng dẫn thực hiện hiệp định hoạt động thương mại điện tiểu vùng giai đoạn 1 và được ký tại Hội nghị Thượng định Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 2 năm 2005. Biên bản ghi nhớ cung cấp các nghiên cứu kỹ thuật và nhiệm vụ hỗ trợ cho hiệp định hoạt động thương mại điện tiểu vùng bao gồm: (1) lập cơ sở dữ liệu ngành điện; (2) chuẩn bị kế hoạch tổng thể điện năng; và (3) thực hiện hiệu quả hiệp định mua bán điện [59, tr78].
Các sáng kiến trên làm nền tảng cho thương mại điện trên EWEC thu được nhiều thành quả đảm bảo lợi ích của các nước và các địa phương tham gia. Trong giai đoạn 1 của Dự án kết nối điện khu vực tiểu vùng sông Mê Công (Nam Theun 2 - Savannakhet - Roi Et) sẽ cung cấp điện cho các khu vực dọc hành lang. Việc mở rộng điện khí hóa khu vực nông thôn dọc đường 9 và phân phối điện tới 71 làng ở 6 quận, huyện cũng được khuyến khích. Việt Nam đã đề xuất tham gia vào các dự án dầu mỏ và khí ga từ cảng Chân Mây - Quốc lộ 1- Đường 9 tới Lào và Thái Lan để có thể cung cấp tài chính cho các ngành tư nhân và cần các nghiên cứu tiền khả thi để quyết định khả năng thực thi. Trong khi tình trạng bổ sung của các nguồn năng lượng đáng tin cậy tại hành lang ở Myanmar cần được quyết định, một nghiên cứu khả thi về đường dây truyền tải nối thị trấn biên giới Mae Sot của Thái Lan tới
Thaton ở Myanmar cũng bao gồm trong mắt xích phát triển hành lang. Về viễn thông, đến năm 2010 đã có một dự án củng cố các dịch vụ viễn thông tại khu vực hành lang nằm trên địa phận Myanmar.
Cho đến năm 2010, đã hoàn thành việc dự phòng cung cấp điện cho hành lang, chủ yếu từ Thái Lan và Việt Nam. Điện khí hóa khu vực nông thôn mới sẽ ưu tiên cho các địa phương ở Lào và Myanmar.
Dự án phát triển thủy điện Nam Leuk hoàn thành tháng 5 năm 2000 đã mang lại các lợi ích: Dự án làm tăng tính tin cậy của việc cung cấp điện tại hệ thống truyền tải điện Viên Chăn và là một yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế. Dự án tạo ra nước ngoặt quan trọng trong liên kết hệ thống đường dây truyền tải điện trên EWEC và GMS; Dự án góp phần xóa đói giảm nghèo do hệ thống đường dây tải điện hỏng được thay thế. Các hộ gia đình trong khu vực dự án được hưởng lợi từ việc xây dựng trường học, việc làm trong các hoạt động khác với mức bình quân cao hơn, điện khí hóa và hệ thống cung cấp nước ở các bản làng, thôn xóm, xây dựng cầu mới và thúc đẩy thực hiện chương trình nhận thức về căn bệnh AIDS ở một số địa phương.
Dự án Nhà máy thủy điện Nam Theun 2 và các đường truyền kết nối tới Thái Lan cũng đã cung cấp nguồn điện cần thiết cho Lào ở dọc tuyến Hành lang đang sử dụng điện do Việt Nam và Thái Lan cung cấp. Dự án này bắt đầu hoạt động thương mại từ tháng 3 năm 2008 và mang lại nhiều lợi ích như: Lợi ích kinh tế từ xuất khẩu điện của Lào cho Thái Lan. Năm 2009, năm đầu tiên của hoạt động, chính phủ đã thu được từ dự án là 20,4 triệu USD tức là khoảng 1,5% GDP. Lợi ích chính khác là điện khí hóa khu vực nông thôn vùng lân cận. Nguồn thu hút từ dự án cũng cho phép công ty điện lực Lào trợ cấp thuế điện cho dân nghèo và đảm bảo phân phối điện công bằng cho cả nước. Xây dựng thủy điện đã tạo nhiều việc làm, người dân địa phương được vận hành và bảo dưỡng nhà máy và những điều kiện thuận lợi khác. Đây là dự án hợp tác giữa nhà nước và tư nhân cùng làm đầu tiên trong phát triển thủy điện ở Lào và là dự án năng lượng lớn đầu tiên của EWEC và GMS. Dự án được tài trợ từng phần do công ty của Thái Lan góp vốn và triển khai thực hiện. Đây là dự án thành công được coi là mô hình hợp tác nhà nước - tư nhân trong lĩnh vực điện, đặc biệt là dự án lại được thực hiện và có kết nối qua biên giới [59, tr78-79].
Mạng lưới cáp quang viễn thông chính cho khu vực kết nối các khu vực hành lang (giai đoạn 1) đã được hoàn thành. Đến hết năm 2010, Myanmar cũng đang thực
hiện giai đoạn 2 của đường dây điện báo phía Tây.
Tóm lại, hợp tác trên lĩnh vực năng lượng giữa các nước nằm dọc EWEC cũng như các nước GMS, tập trung chủ yếu vào thiết lập một thị trường điện năng cạnh tranh và hòa nhập của vùng nhằm khai thác triệt để tài nguyên năng lượng phong phú của EWEC và giúp xác định các mục tiêu giảm nghèo đói và phát triển kinh tế của các nước EWEC.
Mục tiêu này đạt được thông qua mua bán điện năng, giúp giảm chi phí đầu tư, ổn định nguồn điện năng và giảm thuế suất.
Hai phương pháp chính được thực hiện là: phát triển khung chính sách và thể chế cho giao thương năng lượng và thông qua quy hoạch tổng thể để hòa mạng lưới. Uỷ ban Điều phối Mua bán Điện năng trong vùng được thành lập năm 2004 và các nhóm công tác được thành lập năm 2006. Do các đặc điểm khác nhau trong khung quản lý và phương tiện truyền tải của các nước EWEC, thị trường điện năng EWEC dự kiến sẽ phát triển theo từng giai đoạn.
Các nước GMS cũng đang hướng đến mở rộng hợp tác trong các tiểu ngành năng lượng khác như hiệu suất năng lượng, năng lượng tái tạo, khí và than để đảm bảo nguồn cung, giữ giá thấp và đạt được các lợi ích kinh tế. ADB đã hoàn thành nghiên cứu về các viễn cảnh hỗn hợp năng lượng khác nhau trong tiểu vùng. Lộ trình phát triển hợp tác năng lượng EWEC và GMS đã được các nước thành viên thông qua.
2.5.3. Hợp tác xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn
Dự án hợp tác trong Hành lang kinh tế Đông Tây có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt kinh tế - xã hội, hợp tác phát triển và xóa đói, giảm nghèo. Thứ nhất, các vùng, địa phương dọc tuyến hành lang của Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam đều là khu vực nghèo, điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn. Do vậy, dự án này đã mở đường giúp xóa đói, giảm nghèo cho hàng triệu người ở cả bốn nước Việt Nam, Lào, Thái Lan và Myanmar, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển và tăng cường liên kết giữa vùng này với những khu vực khác trong ASEAN cũng như với các nước trong khu vực và trên thế giới. Thứ hai, dự án này cho phép khai thác tiềm năng hợp tác và sự bổ sung lợi thế giữa các nước về tài nguyên, điều kiện tự nhiên, con người và mở rộng thị trường nhất là tiềm năng biển, di sản văn hóa... Thứ ba, dự án này sẽ góp phần mở rộng kinh tế đối ngoại, phát triển thương mại, đầu tư và du lịch, thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài từ trong và ngoài khu vực thông qua việc kết nối với thị trường quốc tế trong khu vực Ðông Á. EWEC sẽ trở thành hành lang của hợp tác hữu nghị và cùng phát triển của các nước trong khu vực.
ADB trong đó có Nhật Bản đã quan tâm đầu tư các dự án phát triển xã hội, xóa đói giảm nghèo như mục tiêu “EWEC còn tác động đến các vấn đề xã hội”. Tại tỉnh Quảng Trị, ngay từ lúc ý tưởng EWEC hình thành, ADB cũng đã quan tâm hỗ trợ dự án “Giảm nghèo miền Trung” trong giai đoạn 2002-2009 nhằm giảm tỷ lệ đói nghèo tại hai huyện Hướng Hóa, Đakrong dọc tuyến đường quốc lộ số 9 (EWEC), chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế, giúp người dân nghèo tại hai huyện miền núi này chuyển từ kinh tế tự cung tự cấp sang hoạt động tạo thu nhập, sản xuất gắn liền với thị trường. JBIC, JICA cũng có các dự án thủy lợi nhằm tăng năng xuất sản xuất các sản phẩm nông nghiệp; các dự án nâng cấp mạng lưới điện nông thôn phục vụ định hướng công nghiệp hóa nông thôn. Các dự án đường giao thông cấp tỉnh và cấp huyện cũng được đầu tư nâng cấp. Các dự án này đã góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của tỉnh (Tỉ lệ hộ nghèo trên toàn tỉnh Quảng Trị: 17,8%/2008) và góp phần phát triển kinh tế hàng hóa nông sản, tạo thị trường giao lưu với các nước khác trên tuyến hành lang EWEC.
Cùng với dự án xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế nông thôn, ADB - Nhật bản và lãnh đạo tỉnh Quảng Trị cũng quan tâm phát triển đô thị tạo các điểm kết nối trên tuyến hành lang này. Năm 2009, ADB đã đồng ý tài trợ dự án hợp tác kỹ