7. Bố cục của luận án
3.1.1.4. Tác động đối với Việt Nam
Ở Việt Nam, EWEC bắt đầu từ cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị chạy dọc theo đường quốc lộ số 9, kết nối với Quốc lộ 1A ở Đông Hà, vào đến Đà Nẵng. Quảng Trị nằm ở miền Trung Việt Nam, là giao điểm của các huyết mạch giao thông quan trọng: Quốc lộ 9, Hành lang kinh tế Đông Tây nối Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam, đường Hồ Chí Minh với các cảng biển Miền Trung như: Cửa Việt, Chân Mây, Đà Nẵng… tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng giao thương, phát triển kinh tế, thương mại và văn hóa xã hội.
Các địa phương của Việt Nam nằm ở đầu phía Đông của Hành lang, đầu mối thông thương ra biển Đông không chỉ của EWEC mà của cả tiểu vùng Mê Công mở rộng. Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế có nhiều tiềm năng phát triển về vị trí địa lý, kinh tế biển, văn hoá, lịch sử, nhân lực cùng với một số tỉnh lân cận như Quảng Nam, Quảng Ngãi… nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung của nước ta. Các tỉnh của Việt Nam thuộc khu vực Hành lang kinh tế Đông Tây có vị trí rất quan trọng.
Việt Nam với vị trí địa lý thuận lợi, có tầm quan trọng trong EWEC. Hồi thế kỷ 17 cảng Hội An từng là cửa ngõ giao thương chính của khu vực miền trung với bên ngoài. Nằm ở bờ đông Hành lang, Việt Nam là cửa ngõ thông ra biển đối với Tiểu vùng, nơi "ra" và "vào" cho hàng hóa của Thái Lan, Lào, Myanmar cũng như của các nước lân cận như Trung Quốc, Campuchia. Các cảng biển nước sâu Tiên Sa (Ðà Nẵng), Dung Quất (Quảng Ngãi), Chân Mây - Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế), Vũng Áng (Hà Tĩnh) gắn kết miền trung với Tây Nguyên và các tỉnh cận kề, tạo nên không gian kinh tế liên vùng rộng lớn.
Theo đánh giá của ADB, Ðà Nẵng sẽ là trung tâm kinh tế của khu vực, điểm trung chuyển hàng hóa hết sức quan trọng trên tuyến Hành lang phục vụ xuất - nhập khẩu của miền trung Việt Nam, một phần của Lào, vùng đông - bắc Thái Lan, Myanmar và có thể mở rộng đến Vân Nam (Trung Quốc). Từ năm 2008, với các chính sách thuận lợi về thông quan cho người và hàng hóa vận chuyển trên hành lang, hàng hóa xuất - nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (Quảng Trị) sẽ tăng mạnh. Các địa phương Việt Nam nằm dọc và cận hành lang với nhiều di sản thế giới như Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Di tích lịch sử cách mạng ở Quảng Trị, động
Phong Nha ở Quảng Bình, chùa Hương Tích ở Hà Tĩnh; các bãi biển của Ðà Nẵng, Quảng Nam còn được xếp hạng "đẹp nhất hành tinh"... có nhiều điều kiện khai thác các loại hình du lịch.
Để chuẩn bị đón “làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam”, các tỉnh miền Trung đã công bố danh mục gần 400 dự án với tổng vốn kêu gọi đầu tư khoảng 7 tỷ USD. Đồng thời trong danh mục các dự án cấp quốc gia (đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt), miền Trung có khoảng 35 dự án lớn, chủ yếu trong lĩnh vực hạ tầng, sản xuất công nghiệp và dịch vụ, với tổng vốn kêu gọi hơn 9 tỷ USD. Tóm lại, tổng danh mục dự án kêu gọi đầu tư tại miền Trung có tổng vốn khoảng 15 - 16 tỷ USD. Như vậy, bình quân mỗi năm khu vực này phấn đấu thu hút trên 5 tỷ USD. Do đó, việc khai thác có hiệu quả EWEC sẽ là điều kiện thuận lợi để thu hút thêm vốn FDI vào khu vực này.
EWEC đã có tác động tới sự phát triển kinh tế của 3 địa phương phía Việt Nam nằm trên tuyến hành lang kinh tế này là Thành phố Đà Nẵng, tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị sau khi dự án hoàn thành. Điều đó được thể hiện qua các chỉ số kinh tế - xã hội của 3 địa phương này.
Hình 3.1: Tốc độ tăng GDP/ng của các tỉnh phía Việt Nam và Việt Nam
Nguồn: Bùi Quang Bình (2010), Hành lang Kinh tế Đông - Tây phía Việt
Nam - những bất cập và kiến nghị, Hành lang Kinh tế Đông - Tây, UBND tỉnh
Nhìn vào hình ta thấy tốc độ tăng GDP tính theo đầu người của cả ba tỉnh đều tăng theo xu hướng đi lên, đời sống của nhân dân được cải thiện. Tốc độ tăng GDP/ng thời kỳ 1997-2009 của ba địa phương lần lượt là 8.9%, 10% và 7.7%. Thời gian trước 2007 tức là trước khi khánh thành cầu Hữu Nghị 2 bắc qua sông Mokong nối liền giữa Thái Lan và Lào để Hành lang kinh tế Đông Tây thực sự thông tuyến, tăng trưởng GDP trung bình của Đà Nẵng là 11.2%, Thừa Thiên Huế khoảng gần 11% và Tỉnh Quảng Trị là 9.1%. Giai đoạn từ năm 2007 tới 2009, hai địa phương này vẫn có mức tăng cao hơn cho dù đây là thời kỳ khó khăn do khủng hoảng kinh tế thế giới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đà Nẵng thời kỳ này là hơn 11%, Quảng Trị khoảng hơn 11%, Thừa Thiên Huế khoảng 10.5%.
EWEC cũng có tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ba tỉnh nằm trên tuyến Hành lang này. Giai đoạn 2000- 2006, tỷ trọng khu vực công nghiệp của các tỉnh thành phía Việt Nam đều tăng, và được điều chỉnh giảm trong giai đoạn 2006 - 2010 với thành phố Đà Nẵng, còn tỷ trọng công nghiệp - xây dựng của tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị vẫn tăng. Ngành dịch vụ có xu hướng ngược lại, giảm trong giai đoạn 2000-2006 và tăng trong giai đoạn 2006 - 2010 với thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế và giảm với tỉnh Quảng Trị. Như vậy, tỷ trọng của dịch vụ thay đổi nhiều nhất là của thành phố Đà Nẵng, còn tỉnh Thừa Thiên Huế không thay đổi nhiều. Sự thay đổi tỷ trọng dịch vụ của thành phố Đà Nẵng chịu ảnh hưởng từ sự thay đổi của tỷ trọng hoạt động thương mại nội địa và vận tải kho bãi rất lớn trong khi du lịch không nhiều.
Bảng 3.1: Tỷ lệ % của các ngành CN-XD và dịch vụ trong GDP của Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế và Quảng Trị
Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ
2000 2006 2010 2000 2006 2010
Đà Nẵng 39 51 42 52 43 54
TT Huế 32 35 44 44 43 44
Quảng Trị 16 28 36 40 36 35
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng, tỉnh TT Huế, tỉnh Quảng Trị Thể hiện rõ nhất tác động của EWEC đến các địa phương của Việt Nam nằm
của EWEC như cảng biển, du lịch… Từ khi tham gia hợp tác trên EWEC đến năm 2010, cảng Đà Nẵng đã trở thành một cảng container chuyên dụng, hiện đại nhất khu vực miền Trung Việt Nam, công suất thông qua cảng 5 triệu tấn/năm. Với một hệ thống thiết bị, kho bãi hoàn thiện (như: 2 cẩu Gantry, 2 cẩu Liebherr, 2 cẩu RTG, 3 xe chụp reach-stacker, diện tích bãi 30ha) và phần mềm Khai thác quản lý cảng chuyên dụng, cảng có khả năng tiếp nhận 2 tàu container, kích cở trên 2.000 TEUs cập cảng làm hàng cùng lúc, nâng suất xếp dỡ đạt 40 moves/giờ-tàu, ngang tầm với các cảng hiện đại ở trong nước và quốc tế. Trong giai đoạn: 2006-2010, sản lượng hàng hóa thông qua cảng tăng trưởng bình quân 10%/năm. Trong đó, hàng container tăng trưởng trên 25%. Khối lượng hàng hóa thông qua cảng Đà Nẵng năm 2002 đánh dấu lượng hàng qua cảng vượt 2 triệu tấn, đến năm 2007 là 2.73 triệu và 2008 là 2.74 triệu tấn, năm 2010 đạt 3.5 triệu tấn, trong đó hàng container đạt 100.000 TEUs, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2009 [119, tr44]. Đối với cảng Chân Mây: Bến số 1 cảng Chân Mây được xây dựng và đưa vào khai thác từ 19/05/2003, với chiều dài 420m, độ sâu trước bến -12,5m, được chuyển giao cho Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin quản lý vào tháng 11/2007. Sau khi tiếp nhận, Tập đoàn đã chuyển đổi mô hình hoạt động thành Công ty TNHH MTV cảng Chân Mây. Từ khi được thành lập đến năm 2010, tổng doanh thu của Công ty TNHH MTV cảng Chân Mây đạt 152,6 tỷ đồng, tổng sản lượng đạt trên 3,9 triệu tấn, tổ chức tiếp nhận và bốc xếp hơn 684 chuyến tàu; tổng số lao động hiện tại hơn 250 lao động, 100% lao động đều có việc làm với thu nhập bình quân khoảng 4,5 triệu đồng/người/tháng. Năm 2010, tổng doanh thu của Cảng đạt 52,9 tỷ đồng, tổng sản lượng hàng hóa bốc dỡ thực hiện 1,47 triệu tấn; tổ chức tiếp nhận và bốc dỡ 274 lượt tàu; khách du lịch và thủy thủ đi bờ 25.238 lượt, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm trước, nộp ngân sách 2 tỷ đồng [75].
Về du lịch, tham gia hợp tác trên EWEC tạo điều kiện cho các tỉnh miền Trung Việt Nam phát huy lợi thế của mình và hợp tác với các địa phương khác để phát triển ngành du lịch. Trong thời gian qua, lượng khách du lịch đến các tỉnh miền Trung Việt Nam trên EWEC ngày càng tăng. Trong năm 2007, chỉ tính 6 tháng đầu năm có khoảng 160.000 lượt khách đã đến Việt Nam qua cửa khẩu Lao Bảo (tăng 40% so với cùng kỳ năm trước), lượng khách qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo cả năm là 404.500 lượt người (gấp đôi năm 2006). Năm 2008, mặc dù phải gánh chịu những
khó khăn do khủng hoảng tài chính mang lại, nhưng lượng xe ô tô xuất nhập qua cửa khẩu Lao Bảo vẫn là 56.000 lượt chiếc, bằng năm 2007; lượng du khách qua cửa khẩu Lao Bảo trong năm 2008 tăng 32.629 lượt người so năm 2007. Trong Tuần lễ EWEC 2007 đã tổ chức Tour Caravan. Đoàn Caravan do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh làm trưởng đoàn và Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Văn Hữu Chiến làm phó đoàn, gồm 137 người, trong đó có 106 đại biểu khách mời và doanh nghiệp. Trong hành trình kéo dài từ ngày 29/8 đến ngày 02/9/2007, đoàn đã đi qua các địa phương gồm Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị (Việt Nam), Savannakhet (Lào) và Mukdahan (Thái Lan). Đây là đoàn Caravan đầu tiên do phía Việt Nam tổ chức nhằm đưa quan chức các nước, các địa phương, các nhà tài trợ và đầu tư tìm hiểu về tiềm năng hợp tác và phát triển của các tỉnh thành dọc EWEC. Tại các địa phương, đoàn đều nhận được sự đón tiếp trọng thị và được hướng dẫn tham quan các cơ sở kinh tế, văn hóa, du lịch tiêu biểu cũng như thưởng thức các chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc.
Với nhiều hoạt động thúc đẩy du lịch phát triển, doanh thu du lịch của thành phố Đà Nẵng tăng từ 430 tỷ đồng năm 2006 lên 503 tỷ đồng năm 2007, 646 tỷ đồng năm 2008 và 1.239 tỷ đồng năm 2010. Lượng khách tăng từ 62 ngàn lượt khách (khách quốc tế chiếm 62%) năm 2006 lên 72 ngàn lượt khách 2008 (khách quốc tế chiếm 64%), năm 2010, đạt 1,77 triệu lượt khách, tăng 33% so với năm 2009 và tăng 22% so với kế hoạch, trong đó khách quốc tế tăng 18%, khách nội địa tăng 38%. Doanh thu du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế tăng bình quân khoảng 30%/ năm từ 2005. Năm 2005 doanh thu là 547 tỷ đồng thì năm 2007 đã là 945 tỷ đồng và 2008 là 1200 tỷ đồng. Đến năm 2010, lượng khách du lịch đến Huế đạt trên 1,5 triệu lượt khách, tăng gấp 3 lần so với năm 2001 và tăng 11,4% so với năm 2009, trong đó, khách quốc tế trên 650 nghìn lượt, tăng 7,8%. Ngành du lịch Quảng Trị đạt tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2001-2005 là 25%, giai đoạn 2006-2010 là 20%. Doanh thu du lịch tăng trưởng giai đoạn 2001-2005 là 24%, giai đoạn 2006-2010 là 28%. Lượng khách du lịch đến đến Quảng Trị trong giai đoạn 2005 - 2010 tăng 2,7 lần, từ 338.742 lượt khách năm 2005 lên 915.000 lượt khách năm 2010.
Con đường di sản miền Trung là tên một chương trình du lịch do Tổng cục du lịch Việt Nam phát động, có mục tiêu kết nối các di sản thế giới tại Trung Bộ cùng
với 3 di sản thế giới khác là cố đô Luang Prabang, ngôi đền núi kỳ vĩ Wat Phou (Lào) và quần thể Angkor Wat (Campuchia). Chương trình này kết hợp thành một chương trình hợp tác du lịch lớn hơn là “Lào, Campuchia, Việt Nam: 3 quốc gia, một điểm đến”. Ba tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế đã từng phối hợp tổ chức thành công chương trình Roadshow về du lịch miền Trung.
Việc mở, khai thác có hiệu quả tuyến du lịch qua Hành lang kinh tế Đông Tây không những đáp ứng nhu cầu của khách du lịch mà còn góp phần cải thiện hình ảnh du lịch của từng địa phương, tạo điều kiện cho việc phát triển các loại hình dịch vụ du lịch và mang lại cơ hội kinh doanh cho chính những người dân tại các địa phương, đóng góp vào hiệu quả kinh tế xã hội chung và đem lại lợi ích không nhỏ cho ngành du lịch của các địa phương trên tuyến hành lang này.
Với vai trò là cửa ngõ ra biển thuận lợi cho các nước thuộc khu vực hành lang, các tỉnh miền Trung Việt Nam có thể hợp tác vận tải quá cảnh, hỗ trợ các vùng địa phương sâu trong nội địa mở đường ra biển, làm đầu mối cung cấp hàng hoá và nguyên nhiên vật liệu. Kinh tế biển và cận biển cũng là một lợi thế quan trọng của các tỉnh miền Trung Việt Nam mà các địa phương khác của Lào và Thái Lan trong hành lang không có được. Các tỉnh miền Trung của Việt Nam có thể cung cấp sản phẩm kinh tế biển, du lịch biển rất được các địa phương bạn yêu thích.
Rõ ràng Hành lang kinh tế Đông Tây mà cốt lõi của nó là tuyến đường dài 1450 km cùng với các cơ sở hạ tầng khác kèm theo đã phát huy tác dụng và có tác động nhất định đến sự phát triển kinh tế xã hội của các địa phương ở Việt Nam nằm trên EWEC nói riêng và của Việt Nam nó chung. Tất nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương và cả nước còn do nhiều yếu tố ảnh hưởng nhưng không thể không tính đến tác động của tuyến Hành lang này.