5. Kết cấu của luận văn
3.4.1. Thành tựu đạt được
3.4.1.1. Thành công trong công tác nghiên cứu thị trường
- Trong quá trình kinh doanh công ty luôn quan tâm đến việc nghiên cứu thị trường và đưa ra thị trường các chủng loại sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của thị trường.
- Công ty có đội ngũ nhân sự thuộc phòng Marketing có nhiệm vụ thu thập dữ liệu, nghiên cứu thị trường và dự báo nhu cầu thị trường từ đó giúp Công ty tìm kiếm được những cơ hội và nhận dạng được những nguy cơ.
- Công ty cũng có những đánh giá các đối thủ cạnh tranh của mình và nhận thức rõ mức độ cạnh tranh trên thị trường để từ đó có hướng đi riêng cho mình vượt qua khó khăn. Như trong tình hình cạnh tranh gay gắt trên thị trường ngành rượu vang vừa qua. Theo kết quả điều tra qua bảng câu hỏi, lãnh đạo công ty cho biết mức độ cạnh tranh trong ngành là rất cao.
- Công ty nhận thấy được điểm mạnh của mình về thương mại quốc tế nên không ngừng cải thiện và phát triển các sản phẩm rượu vang nhập khẩu và quản lý chất lượng chặt chẽ để luôn đảm bảo sản phẩm có chất lượng cao, có uy tín trên thị trường.
3.4.1.2. Thành công trong việc triển khai chiến lược phát triển thị trường
Công ty có được thành công trong triển khai chiến lược phát triển thị trường nhờ việc vận dụng linh hoạt cả hai chiến lược là phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu.
a. Thành công trong triển khai chiến lược phát triển thị trường theo chiều rộng
Việc triển khai chiến lược phát triển theo chiều rộng làm cho thị trường của công ty được mở rộng nhiều về khu vực địa lý phân phối bán hàng. Khi mà từ ban đầu, sản phẩm rượu vang nhập khẩu của công ty chỉ mới có mặt tại thị trường Hà Nội thì chỉ sau hơn 3 năm tiến hành mở rộng thị trường theo khu vực địa lý, hàng hóa của công ty đã có mặt tại 08 tỉnh thành khắp miền Bắc và miền Trung bao gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Bắc Giang, Lào Cai, Hà Tĩnh và Yên Bái.
Trong việc triển khai chiến lược phát triển thị trường theo chiều rộng, công ty đã mở rộng thêm nhiều đối tượng khách hàng, trong đó đáng kể nhất là việc áp dụng thành công chiến lược lôi kéo khách hàng đang sử dụng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh sang sử dụng sản phẩm của công ty mình. Bên cạnh đó là việc mở rộng đối tượng sử dụng rượu vang là nữ giới, ban đầu thu được nhiều thành công rất đáng ghi nhận.
b. Thành công trong triển khai chiến lược phát triển thị trường theo chiều sâu
Đối với chiến lược phát triển thị trường theo chiều sâu, công ty đã thành công trong việc xâm nhập sâu hơn vào các thị trường hiện tại cũng như những thị trường mà công ty vừa mới phát triển theo chiều rộng. Bên cạnh đó, chiến lược đa dạng hóa sản phẩm phục vụ cho việc phát triển thị trường được công ty tiến hành bài bản, thường xuyên ở cả góc độ phát triển những sản phẩm cũ để phù hợp hơn với yêu cầu thị trường cũng như tiến hành nghiên cứu thị trường xuất khẩu rượu vang các nước để lựa chọn những sản phẩm có tính cạnh tranh cao, tiến hành nhập khẩu để đa dạng hóa sản phẩm, phân khúc giá sản phẩm và lựa chọn cho người tiêu dùng.
Chiến lược phát triển thị trường theo chiều sâu ghi nhận thành công của công ty trong việc nhanh chóng triển khai hệ thống phân phối đơn giản, gọn nhẹ nhưng rất hiệu quả. Việc áp dụng 02 hệ thống phân phối khác nhau ở thị trường Hà Nội và các thị trường tỉnh thành khác cho thấy quá trình nghiên cứu, triển khai hệ thống phân phối của công ty rất được đầu tư. Công ty đánh giá đúng những hạn chế cũng
như lợi ích của hệ thống phân phối nên đưa ra các quyết định lựa chọn, phương án kiểm soát tối ưu.
Ngoài thành công trong việc triển khai hệ thống phân phối, VITAS cũng đã làm tốt công tác phát triển thị trường theo chiều sâu bằng cách kiểm soát tốt nguồn hàng từ các nhà xuất khẩu. Các nguồn hàng đảm bảo đầy đủ cho việc đáp ứng nhu cầu thị trường, chất lượng và mẫu mã tốt. Bên cạnh đó, công tác đàm phá về giá sản phẩm nhập khẩu cũng được công ty tiến hành một cách bài bản, giá vốn hàng hóa nhập khẩu cơ bản được kiểm soát tốt, hợp lý.