5. Kết cấu của luận văn
1.4.1. Nhân tố bên trong doanh nghiệp
1.4.1.1. Các nguồn lực của doanh nghiệp và định hướng, tầm nhìn của doanh nghiệp
a. Nguồn nhân lực
Một doanh nghiệp thì nhân tố quan trọng nhất là nhân tố con người. Công tác triển khai chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức hợp lý, khoa học sẽ dễ dàng hơn và đạt kết quả cao hơn là một doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức cồng kềnh hay đơn giản quá đến mức thiếu nhân lực làm việc. Đối với các doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức cồng kềnh, việc triển khai chiến lược phát triển thị trường đã phức tạp. Việc hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường này còn phức tạp hơn. Và nếu như giữa các bộ phận không thống nhất hay có mối liên hệ chặt chẽ thì dễ dẫn đến những sai sót trong quá trình thực hiện chiến lược cũng như công tác hoàn thiện nó. Ngược lại, với các doanh nghiệp với cơ cấu tổ chức quá đơn giản, thiếu nhân lực thì việc hoàn thiện chiến lược là rất khó khăn bởi không có đủ nhân lực để đảm bảo cho công tác này triển khai.
Bất kể là doanh nghiệp nào thì động lực thúc đẩy hiệu quả làm việc của nhân viên đem lại nhiều tác động tích cực nhất là hệ thống đánh giá khen thưởng. Kịp thời khen thưởng nhân viên sẽ giúp người lao động cảm thấy những gì mình đã đóng góp cho doanh nghiệp đều được công nhận và thúc đẩy động lực để làm việc tốt hơn. Điều này không chỉ giúp cho công tác hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường của doanh nghiệp được hiệu quả hơn mà còn giúp cho tất cả các hoạt động trong doanh nghiệp được thực hiện hiệu quả hơn.
b. Tài chính
Là doanh nghiệp nhập khẩu và kinh doanh các sản phẩm về rượu vang nên nhu cầu sử dụng vốn cho cơ sở vật chất, kho hàng, lưu trữ, hoạt động logistics và nhân lực là rất nhiều. Ngoài ra, việc đầu tư các chiến lược phát triển sản phẩm, kênh phân phối rộng rãi, quảng bá sản phẩm cũng đòi hỏi công ty phải có một nguồn tài chính dồi dào. Một công ty có vốn tài chính dồi dào, dễ dàng huy động sẽ tạo lên lợi thế cho công ty.
c. Cơ sở vật chất, công nghệ
Cơ sở vật chất, công nghệ vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Nhu cầu về trụ sở làm việc, kho chứa hàng hóa nhập khẩu, các máy móc thiết bị hiện đại, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống vận tải – giao hàng đóng vai trò quan trọng trực tiếp tới công tác phát triển thị trường của doanh nghiệp.
Yếu tố về công nghệ không chỉ là trình độ, là tốc độ phát triển của công nghệ trong công ty mà còn là hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty. Nó cũng trực tiếp tác động đến chất lượng của sản phẩm (ví dụ như công nghệ bảo quản, lưu trữ rượu vang). Đối với mục tiêu phát triển thị trường của doanh nghiệp thì chất lượng sản phẩm là một lợi thế để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường. Bởi vậy, yếu tố công nghệ cũng ảnh hưởng không nhỏ tới công tác hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường của doanh nghiệp.
d. Định hướng và tầm nhìn của doanh nghiệp
Với một doanh nghiệp việc xây dựng được tầm nhìn và định hướng sự phát triển của mình là vô cùng quan trọng. Bởi đây chính là kim chỉ nam cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh của mình, là cơ sở để hoạch định các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu định hướng mà doanh nghiệp theo đuổi không phù hợp với cơ sở nguồn lực của doanh nghiệp thì chắc chắn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không hiệu quả. Ngoài ra, với tầm nhìn không chính xác thì sẽ làm doanh nghiệp mất các cơ hội phát triển mà có thể sẽ khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Do đó, việc xác định đúng đắn định hướng và tầm nhìn của doanh nghiệp ảnh hưởng tới công tác hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường của doanh nghiệp.
1.4.1.2. Kinh nghiệm, danh tiếng của doanh nghiệp
Kinh nghiệm trong việc triển khai các chiến lược phát triển thị trường của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Nó được đúc kết lại từ quá trình thực hiện các mục tiêu tổng thể phát triển thị trường của doanh nghiệp trong một giai đoạn nào đó. Các doanh nghiệp từ những kinh nghiệm và bài học được rút ra trong quá trình triển khai các chiến lược phát triển thị trường của mình sẽ hoàn thiện hoạt động triển khai chiến lược phát triển thị trường hiện tại của doanh nghiệp.
Danh tiếng hay chính là thương hiệu của doanh nghiệp. Thương hiệu là một tài sản vô hình và vô cùng có giá trị đối với mọi doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu mạnh cho mình cũng có nghĩa là doanh nghiệp đã xây dựng được một chỗ đứng, vị trí trong tâm trí khách hàng. Đặc biệt khi mà công nghệ ngày càng phát triển như hiện nay, các phương tiện truyền thông đại chúng phát triển rất nhiều thì khách hàng lại càng ưu chuộng sử dụng các sản phẩm có thương hiệu. Đây cũng chính là lợi thế cho doanh nghiệp khi thực hiện chiến lược phát triển thị trường của mình.