6. Kết cấu của Luận án
2.4.1 Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory)
Nội dung lý thuyết
R. Edward Freeman được xem là cha đẻ của lý thuyết các bên liên quan. Các bên liên quan của một DN bao gồm những người bên trong như chủ sở hữu, nhà quản lý, nhân viên, và những người bên ngoài gồm: chính phủ, cộng đồng xã hội, nhà cung cấp, các chủ nợ, cổ đông, khách hàng. Nội dung lý thuyết cho rằng, các bên liên quan rất quan trọng cho sự sống còn và thành công của DN, mối quan hệ giữa các bên liên quan và DN cho phép các bên liên quan được hưởng lợi từ hành động và hoạt động của DN, mối quan
hệ này cũng làm cho DN có thể làm hại các bên liên quan hoặc vi phạm các quyền của các bên liên quan.
Lý thuyết các bên liên quan cho rằng mục đích của một DN là tạo ra càng nhiều giá trị càng tốt cho các bên liên quan. Để thành công và bền vững theo thời gian, giám đốc điều hành phải giữ lợi ích của các bên liên quan và lợi ích của DN đi cùng một hướng, và khi ra quyết định hành động DN phải xem xét lợi ích của tất cả các bên liên quan.
Lý thuyết các bên liên quan cũng khẳng định rằng sự tồn tại của một DN đòi hỏi sự hỗ trợ của các bên liên quan và phải được sự chấp thuận của họ. Các hoạt động của DN sẽ được điều chỉnh để đạt được sự chấp thuận đó. Việc CBTT được xem như là một loại đối thoại giữa DN và các bên liên quan. DN quan tâm đến các bên liên quan thì mức độ CBTT của DN sẽ ở mức cao và việc thiếu sự tham gia của các bên liên quan dự đoán sẽ dẫn đến việc CBTT ở mức thấp.
Vận dụng lý thuyết:
Nghiên cứu của Kaya (2016) đã vận dụng lý thuyết này để giải thích việc nhà quản lý có nhiều khả năng tập trung nhiều vào sự mong đợi của các bên liên quan, và cung cấp nhiều thông tin phi tài chính cho các bên liên quan, với những DN hoạt động trong lĩnh vực hay ngành nghề nhạy cảm với môi trường. Nghiên cứu của Kaya (2016) giải thích cho
nhân tố ngành nghề kinh doanh, các ngành nghề kinh doanh nhạy cảm với môi trường sẽ chịu sự quản lý chặt chẽ bởi chính phủ, và sự giám sát của xã hội, do đó các DN này sẽ phải công bố nhiều thông tin phi tài chính liên quan đến môi trường, xã hội, cộng đồng.
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng lý thuyết các bên liên quan để giải thích cho các nhân tố đòn bẩy tài chính và vay vốn nước ngoài, bởi lẽ, lý thuyết các bên liên quan khẳng định rằng sự tồn tại của một DN đòi hỏi sự hỗ trợ của các bên liên quan và phải được sự chấp thuận của họ. Các hoạt động của DN sẽ được điều chỉnh để đạt được sự chấp thuận đó. Việc CBTT được xem như là một loại đối thoại giữa DN và các bên liên quan. Như vậy trường hợp trong hoạt động của DN có tỷ lệ nợ cao hoặc có phát sinh nợ với đối tác nước ngoài thì DN có trách nhiệm cung cấp nhiều thông tin phi tài chính hơn trong các báo cáo của DN.