doanh quốc tế
Nhìn vào thị trƣờng Việt Nam, trên 90% DNVN là doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh phí cho hoạt động marketing nói chung và hoạt động PR nói riêng là thấp, có những công ty thậm chí là không có. Tiến quân ra thị trƣờng nƣớc ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối diện với khó khăn rất lớn là chi phí cho việc quảng bá hình ảnh sản phẩm hàng hóa - dịch vụ của mình. Ví dụ nhƣ ở Việt Nam, với một spot (đơn vị hình) quảng cáo trên truyền hình, doanh nghiệp đã phải chi trả từ 40 - 50 triệu đồng; chi phí thiết kế cho những TVC (Tivi commercial) (phim quảng cáo truyền hình) thông thƣờng từ 20 -30 ngàn USD. Tại nƣớc ngoài, chi phí này sẽ còn cao hơn gấp nhiều lần. Trong khi đó, chi phí cho hoạt động PR không cần quá lớn nhƣ hoạt động quảng cáo, chỉ cần chiếm khoảng 10% là đã có thể mang lại hiệu quả cao. Do đó, các DNVN làm PR sẽ hiệu quả hơn khi xâm nhập thị trƣờng nƣớc ngoài.
Có thể thấy rằng, đối với các công ty nhỏ, PR là cách thức hữu hiệu để truyền thông trực tiếp với đối tƣợng khách hàng mục tiêu. Đối với những doanh nghiệp lớn có kinh phí nhiều hơn thì quảng cáo kết hợp PR là một cách thức hiệu quả đem lại thành công cho họ.
Nhƣ vậy, PR là một công cụ hữu hiệu cho hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động KDXK nói riêng của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam đã sử dụng công cụ này nhƣ thế nào tác giả xin đƣợc trình bày ở chƣơng 2.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG HOẠT ĐỘNG PR DƢỚI GÓC ĐỘ HỖ TRỢ XUẤT KHẨU CỦA CÁC DNVN KDXK