Doanh nghiệp Việt Nam còn ít quan tâm đến PR

Một phần của tài liệu file_goc_779796 (Trang 38 - 39)

Thứ nhất, số doanh nghiệp Việt Nam có quan tâm đến hoạt động PR không nhiều. Hầu hết các doanh nghiệp có quan tâm đến hoạt động này là các doanh nghiệp nƣớc ngoài, liên doanh. Đa số khách hàng dài hạn của các công ty PR chuyên nghiệp là những doanh nghiệp nƣớc ngoài, số lƣợng các doanh nghiệp Việt Nam tìm đến các công ty PR độc lập là rất ít. Thậm chí một số công ty PR chuyên nghiệp còn không có một khách hàng dài hạn nào là doanh nghiệp Việt Nam. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, số luợng các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng các dịch vụ PR thƣờng xuyên vẫn còn rất hạn chế.

Sự thờ ơ với PR có thể đƣợc phản ánh một phần thông qua khoản chi phí hạn hẹp cho các hoạt động PR. Chi phí cho các hoạt động PR của các doanh nghiệp Việt Nam thƣờng ít hơn nhiều so với chi phí cho quảng cáo.

Thứ hai, quan niệm của các doanh nghiệp Việt Nam về PR còn chƣa đủ, thậm chí chƣa đúng. Nhận thức chung về PR ở Việt Nam thƣờng chỉ gói gọn trong việc quan hệ báo chí, tổ chức sự kiện, giải quyết khủng hoảng. Thậm chí nhiều doanh nghiệp còn đánh đồng công việc của PR với những việc nhƣ in ấn, tổ chức lễ động thổ, viết thông cáo báo chí... Nhiều doanh nghiệp Việt Nam nhầm lẫn cho rằng PR là quảng cáo.

Thƣờng chỉ ở các công ty liên doanh hoặc công ty 100% vốn nƣớc ngoài mới có một bức tranh khá đầy đủ về PR. Một số khách sạn cao cấp và công ty nƣớc ngoài hoặc liên doanh lớn ở Việt Nam nhƣ Caltex, Pepsi-IBC, Coca-Cola có riêng bộ phận PR. Những công ty này hàng năm dành một ngân sách đáng kể cho hoạt động PR bao gồm giới thiệu sản phẩm, lễ tân, tài trợ, từ thiện, họp báo, tham quan nhà máy, in ấn tài liệu,...

Không ít doanh nghiệp cho rằng làm PR đơn giản chỉ là tìm cách xuất hiện trên truyền hình, đăng hình hoặc nêu tên công ty mình trên mặt báo mà không chú ý đến thông điệp và cách thức xuất hiện nhƣ thế nào? Một số công ty khác lại đồng hóa PR với tổ chức sự kiện hay tham gia tài trợ một chƣơng trình nào đó, và chƣa quan tâm đến yếu tố truyền thông.

Về nhân sự cho công tác PR thì càng có nhiều điều phải suy nghĩ. Trong tình hình hiện nay, có xem trọng PR lắm thì các công ty trong nƣớc cũng chỉ có ít ngƣời phụ trách công tác này trong bộ phận Marketing, thế nhƣng công việc thƣờng ngày của ngƣời này đôi khi chỉ đơn thuần là quan hệ với giới báo chí, giúp đăng tải thông tin cho công ty. Ở những công ty khác, PR thƣờng đƣợc xem là “quan hệ đối ngoại” và là phần việc thuộc về bộ phậ n hành chính - nhân sự, hoặc là việc của thƣ ký - trợ lý giám đốc. Nhân sự này không qua đào tạo, ít có kinh nghiệm về truyền thông hay PR. Thi thoảng công ty mới có hoạt động liên quan đến PR nhƣ đƣa thông tin về sản phầm mới, tham gia triển lãm - hội chợ, hội nghị khách hàng, lễ rút thăm trúng thƣởng khuyến mãi… thì cũng do nhiều nhân sự thuộc các bộ phận khác đang trong thời gian rỗi việc cùng làm.

Điều này còn nói lên một thực trạng phân công lao động chƣa hợp lý, chƣa khai thác hết năng suất của ngƣời lao động ở các công ty trong nƣớc. Với lƣợng công việc nhƣ vậy, với nền tảng đào tạo PR nhƣ vậy, khó trách trình độ và tính chuyên nghiệp của đội ngũ đang thực hiện công tác PR tại các công ty trong nƣớc không cao, dù số này cũng rất ít ỏi.

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam chƣa nhận thức đúng vai trò quan trọng của PR. Đây là một trong những nguyên nhân làm các doanh nghiệp Việt Nam ít quan tâm tới ứng dụng PR.

Một phần của tài liệu file_goc_779796 (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w