3.2.1.1. Hoàn thiện quy định pháp luật có liên quan đến bảo đảm quyền của phạm nhân
Như đã phân tích ở các phần trên, hiện nay trong hệ thống pháp luật Việt Nam có nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy địnhnhững nội dung liên quan đến quyền và các chế độ chính sách đối với phạm nhân, trong đó Hiến pháp năm 2013 là văn bản chủ đạo. Bên cạnh đó, Luật THAHS 2019 được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 7 thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020. Luật THAHS 2019 đã có nhiều điểm mới quan trọng, khắc phục được những bất cập, hạn chế của Luật THAHS 2010, thể hiện tính nhân văn, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân của phạm nhân. Trong đó có thể kể đến một số điểm mới như:
- Luật THAHS 2019 đã bổ sung quyền được đề nghị xét đặc xá, bồi thường thiệt hại, hưởng chế độ chính sách bảo hiểm y tế của phạm nhân. Phạm nhân được tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
- Bổ sung thêm 02 đối tượng được giam giữ riêng là phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi theo mẹ vào trại giam, phạm nhân là người chuyển giới, người đồng tính, hoặc chưa xác được giới tính.
- Phạm nhân được nhận quà là tiền, đồ vật do thân nhân gửi qua đường bưu chính không quá 02 lần trong một tháng. Cơ sở giam giữ có trách nhiệm tiếp nhận tiền, đồ vật và bóc, mở, kiểm tra để phát hiện xử lý đồ vật thuộc danh mục cấm theo quy định (nếu có).
điều kiện, trách nhiệm của gia đình,…
- Về chế độ lao động đối với phạm nhân, khoản 4 Điều 32 bổ sung quy định phạm nhân được nghỉ lao động trong các trường hợp sau: không đủ sức khỏe lao động, bị bệnh và được y tế trại giam xác nhận; phạm nhân đang điều trị bệnh tại cơ sở y tế; phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi đang ở cùng mẹ trong trại giam mà bị bệnh,…phạm nhân có thai được nghỉ lao động trước và sau khi sinh con.
Căn cứ vào độ tuổi, giới tính, mức độ vi phạm, sức khỏe,.. điều kiện tài nguyên, trang thiết bị, phương tiện, nguồn vốn, khả năng hợp tác với tổ chức, cá nhân để tổ chức lao động cho phạm nhân, giám thị trại giam lập kế hoạch tổ chức lao động cho phạm nhân trong năm, gửi cơ quan thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an… trại giam tổ chức lao động cho phạm nhân theo kế hoạch đã được phê duyệt.
- Phạm nhân được nhận xét, đánh giá kết quả chấp hành án phạt tù theo tuần, tháng,quý, 6 tháng và 1 năm dựa trên căn cứ việc thực hiện các tiêu chuẩn thi đua, nội quy cơ sở giam giữ. Việc nhận xét, đánh giá phải đảm bảo khách quan, công bằng, dân chủ, liên tục…
- Điều 45 quy định về tái hòa nhập cộng đồng, theo đó trại giam, trại tạm giam và cơ quan thi hành án hình sự có trách nhiệm tổ chức chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng trước khi phạm nhân chấp hành xong án phạt tù. Các nội dung cần chuẩn bị như: tư vấn tâm lý, định hướng nghề nghiệp, hướng dẫn các thủ tục pháp lý, tìm kiếm việc làm, dạy nghề, hỗ trợ một phần kinh phí từ Quỹ hòa nhập cộng đồng của trại giam…
Những điểm mới trên có ý nghĩa rất quan trọng đối với thực tiễn công tác thi hành án phạt tù, song do luật mới có hiệu lực nên tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có các văn bản như nghị định, thông tư liên ngành, quy chế để cụ
thể hóa các quy định của Luật THAHS 2019. Một số văn bản như: Nghị định số 117/2011/NĐ-CP ngày 15/12/2011 của Chính phủ quy định về tổ chức quản lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân; Thông tư số 63/2011/TT-BCA ngày 07/9/2011 của Bộ Công an quy định các loại biểu mẫu, sổ sách về công tác thi hành án hình sự; Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BGDĐT ngày 06/02/2012 hướng dẫn việc tổ chức dạy văn hóa, giáo dục pháp luật, giáo dục công dân, phổ biến thông tin thời sự, chính sách và thực hiện chế độ sinh hoạt, giải trí cho phạm nhân,… đều là những văn bản được ban hành trước khi luật THAHS 2019 có hiệu lực, do đó có nhiều điểm không còn phù hợp với quy định mới.
Từ thực tiễn VKSND tỉnh Cao Bằng, có thể thấy rằng,để tạo điều kiện cho các cơ sở giam giữ và cho cả VKSNDáp dụng pháp luật về quyền của phạm nhân một cách thống nhất, đúng tinh thần của Hiến pháp 2013 thì việc ban hành các văn bản hướng dẫn các quy định của Luật THAHS 2019 trong thời điểm hiện nay là rất quan trọng và cần thiết.
3.2.1.2.Đổi mới tổ chức, bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên của Viện Kiểm sát Nhân dân
Một trong những nhiệm vụ của cải cách tư pháp trong thời gian tới đã được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là: “Đổi mới hệ thống tổ chức Tòa án theo thẩm quyền xét xử, bảo đảm cải cách hoạt động xét xử là trọng tâm của cải cách hoạt động tư pháp. Mở rộng thẩm quyền xét xử của tòa án đối với khiếu kiện hành chính. Viện kiểm sát được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức Tòa án, bảo đảm tốt hơn các điều kiện để VKSND thực hiện hiệu quả chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp;... Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ...”
mạnh, có bản lĩnh, phẩm chất, năng lực nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động kiểm sát, trong đó kiểm sát giam giữ, cải tạo là một nội dung quan trọng và cấp thiết.
Rèn luyện nâng cao ý thức chính trị sẽ giúp cho cán bộ, KSV thực hiện chức năng nhiệm vụ một cách hiệu quả, vận dụng pháp luật được đúng đắn, được nhân dân tin tưởng và đồng tình. Việc rèn luyện ý thức chính trị luôn phải đi đôi với việc rèn luyện phẩm chất đạo đức của người cán bộ kiểm sát theo tinh thần lời dạy của Bác Hồ: “Công minh, chính trực, khách quan, thận
trọng và khiêm tốn”.
Thực tiễn ở VKSND tỉnh Cao Bằng cho thấy, công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp phải thường xuyên tiếp xúc với những mặt trái của xã hội, với nhiều loại vi phạm và tội phạm, nếu người cán bộ, KSV không rèn luyện ý thức chính trị, nâng cao bản lĩnh của mình thì rất dễ bị những mặt trái của kinh tế thị trường cám dỗ. Trong điều kiện nước ta đang phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, việc rèn luyện ý thức chính trị và phẩm chất đạo đức cho cán bộ, KSV lại càng cấp thiết.
Cũng từ thực tiễn VKSND tỉnh Cao Bằng, có thể thấy để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, KSV, cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Đối với công tác tuyển dụng, phải đảm bảo đúng quy trình, công khai, minh bạch nhằm lựa chọn người có đủ năng lực, trình độ vào làm việc. Tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế cũng là điều kiện tạo cơ hội để tìm nguồn bố trí thay thế cho cán bộ, công chức làm việc không hiệu quả.
- Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức đối với cán bộ, KSV. Đẩy mạnh giáo dục bồi dưỡng lí luận chính trị, thống nhất quan điểm, lý tưởng chính trị, củng cố niềm tin, lập trường cho đội ngũ cán bộ nhằm nâng cao nhận thức, bản lĩnh sẵn sàng đương đầu với thử thách
để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng dài hạn và ngắn hạn phù hợp với nhu cầu thực tế của đơn vị. Khuyến khích, tạo điều kiện cho công chức trẻ đi học các lớp sau đại học, bồi dưỡng nghiệp vụ, đồng thời có chính sách hỗ trợ hợp lý để động viên, khuyến khích.
-Tích cực cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát,đặc biệt là những khóa bồi dưỡng về luật mới, bổ sung các kỹ năng của KSV trong từng khâu công tác… Bên cạnh đó, cần chủ động công tác đào tạo tại chỗ, điều động, biệt phái các KSV mới bổ nhiệm đến công tác tại những đơn vị thiếu KSV, đơn vị có lượng án lớn để có thêm cơ hội cọ sát, tiếp xúc với thực tế. Phân công KSV có kinh nghiệm lâu năm kèm cặp, hướng dẫn cho KSV mới bổ nhiệm, kiểm tra viên, chuyên viên mới vào ngành để học hỏi kinh nghiệm nâng cao năng lực chuyên môn.
3.2.1.3.Đổi mới phương thức quản lý, chỉ đạo điều hành của lãnh đạo VKSND trong kiểm sát giam giữ, cải tạo
Ở Việt Nam, hệ thống cơ quan kiểm sát được tổ chức, hoạt động theo nguyên tắc tập trung thống nhất, do Viện trưởng lãnh đạo, nên yêu cầu đặt ra là mọi hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành đều do Viện trưởng thống nhất chỉ đạo thực hiện. Theo đó, cán bộ, KSV phải tuân thủ sự chỉ đạo điều hành của Viện trưởng. Viện trưởng VKSND cấp dưới chịu sự quản lý, chỉ đạo, điều hành của Viện trưởng VKSND cấp trên trực tiếp; Viện trưởng VKSND địa phương chịu sự quản lý, chỉ đạo, điều hành tập trung thống nhất của Viện trưởng VKSND tối cao.
Cấu trúc tổ chức nêu trên vừa tạo điều kiện thuận lợi vừa gây ra những khó khăn nhất định trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của
Trong bối cảnh trên, từ thực tiễn VKSND tỉnh Cao Bằng, có thể thấy, để nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm sát giam giữ, xét xử của VKSND, cần đổi mới phương thức quản lý, chỉ đạo điều hành của lãnh đạo VKSND theo hướng sau đây:
- Cần quán triệt, triển khai thực hiện văn bản căn cứ vào Chỉ thị của Viện trưởng VKSND tối cao, kế hoạch của VKSND tỉnh về công tác kiểm sát giam giữ, xét xử. Tập trung chỉ đạo xây dựng kế hoạch công tác gắn với chỉ tiêu nghiệp vụ, các biện pháp thực hiện, phân công cụ thể, rõ ràng. Lãnh đạo được phân công phải triển khai kịp thời, nghiêm túc các văn bản, tổng hợp nội dung, hướn dẫn thắc mắc của cán bộ, KSV.
- Cần phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể, người đứng đầu đơn vị phải chịu trách nhiệm chung, cấp phó được phân công quản lý và trực tiếp thực hiện nghiệp vụ kiểm sát ở từng khâu công tác cụ thể. Báo cáo kết quả công tác kiểm sát giam giữ, xét xử theo tuần, tháng, quý hoặc đột xuất với Viện trưởng để kịp thời tháo gỡ vướng mắc.
- Đổi mới phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác kiểm sát giam giữ, xét xử, trong đósử dụng đồng bộ nhiều phương pháp, bảo đảm tính công khai dân chủ. Xây dựng, lựa chọn biện phápkiểm sát giam giữ, xét xử có phù hợp, có tính đột phá để tổ chức thực hiện.Thường xuyên rà soát, kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu công tác kiểm sát giam giữ, xét xử để phân phối thời gian thực hiện cho hợp lý. Lãnh đạo phải thường xuyên giữ mối liên hệ với các phòng nghiệp vụ, VKSND cấp dưới để kịp thời theo sát tình hình, báo cáo lãnh đạo cấp trên về vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đồng thời, thông qua đó có thể nắm bắt được năng lực, sở trường của cán bộ để chủ động trong phân công nhiệm vụ. Xây dựng và thực hiện kế hoạch tự kiểm tra nghiệp vụ hàng quý, 06 tháng, 01 năm, kiểm tra chéo giữa các khâu công tác.
- Thực hiện nghiêm túc quy định về trách nhiệm của người đứng đầu trong kiểm sát giam giữ, cải tạo. Viện trưởng phải chịu trách nhiệm đối với toàn bộ hoạt động của đơn vị, trong đó có hoạt động kiểm sát giam giữ, cải tạo. Phó viện trưởng được phân công phụ trách kiểm sát giam giữ, cải tạophải báo cáo thường xuyên với Viện trưởng để quản lý chung theo quy định; chủ động tham mưu, đề xuất giải quyết công việc thuộc trách nhiệm, lĩnh vực được phân công.
- Xây dựng mối quan hệ phối hợp, tranh thủ sự ủng hộ của cấp ủy, chính quyền địa phương và duy trì mối quan hệ với các cơ quan thi hành án hình sự, cụ thể là các cơ sở giam giữ. Xây dựng cơ chế, lề lối làm việc cụ thể phù hợp với tình hình địa phương trong việc thực hiện Quy chế phối hợp giữa VKSND với Cơ quan Công an, Tòa án, duy trì họp định kỳ giao ban nội chính và liên ngành để trao đổi, thống nhất trong giải quyết vướng mắc.
3.2.1.4. Củng cố mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh
Thực tế hoạt động của VKSND tỉnh Cao Bằng cho thấy, quá trình thi hành án phạt tù có sự tham gia của nhiều cơ quan khác nhau, do vậy, để nâng cao hiệu quả công tác kiểm sát thi hành án hình sự nói chung, kiểm sát giam giữ, cải tạo nói riêng, cần phải đặc biệt chú trọng công tác phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể là giữa VKSND và Tòa án nhân dân, Trại giam, Trại tạm giam, Cơ quan thi hành án hình sự cấp tỉnh và UBND các cấp, tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị, nhằm thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật trong quá trình quan lý, giáo dục phạm nhân. Sự phối hợp cũng giúp trao đổi về những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện để từ đó đưa ra được giải pháp khắc phục, cách hiểu chung, thống nhất trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nhằm bảo đảm quyền của phạm
nguyên nhân dẫn đến vi phạm để ban hành kháng nghị, kiến nghị hoặc yêu cầu khắc phục những vi phạm của các cơ quan tư pháp. Mặt khác, VKSND cũng cần phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc thực hiện khắc phục vi phạm của Trại tạm giam và các cơ quan tư pháp có vi phạm trong công tác thi hành án phạt tù làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của phạm nhân.
Cũng từ thực tiễn VKSND tỉnh Cao Bằng, có thể rút ra một kinh nghiệm đó là, để thúc đẩy sự phối hợp giữa các cơ quan tư pháp trong việc thi hành án phạt tù, cần tổ chức các cuộc hop định kỳ hàng tháng, hàng quý giữa các cơ quan Công an, Tòa án, VKSND và tổ chức chính trị - xã hội có liên quan để trao đổi, giải quyết những vấn đề vướng mắc, đánh giá rút kinh nghiệm chung trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
3.1.1.5. Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, đời sống vật chất cho cán bộ, kiểm sát viên
Điều kiện làm việc và chế độ đãi ngộ là yếu tố quan trọng tác động đến chất lượng hoạt động nói chung, hoạt động kiểm sát giam giữ, cải tạo nói riêng của đội ngũ cán bộ, KSV. Về vấn đề này, trong những năm qua, Nhà nước ta đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng mới nhiều trụ sở làm việc, trang thiết bị làm việc ngày càng hiện đại hơn, thực hiện nhiều chế độ chính sách đối vớiKSV. Tuy nhiên, hiện nay nhìn chung về điều kiện, phương tiện làm việc của đội ngũ KSV vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc, vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhất là trang thiết bị trong đấu tranh phòng chống vi phạm và tội phạm. Trụ sở làm việc của một số đơn vị cấp huyện đã xuống cấp, không đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Bên cạnh đó, chế độ đãi ngộ cũng như chính sách tiền lương đối với đội ngũ cán bộ, KSV còn nhiều bất hợp lý, nhất là chế độ tiền lương đối với KSV sơ cấp, chế độ công tác phí, phương tiện để KSV thực hiện nhiệm vụ chưa