Thứ nhất, hoàn thiện quy định về thủ tục hoãn thi hành án
Hiện nay do chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm xác minh điều kiện để ra quyết định đồng ý hoặc không đồng ý cho hoãn thi hành án nên dẫn tới việc có nhiều cách hiểu khác nhau giữa các cơ quan tư pháp. Để tạo ra cơ sở cho việc thực hiện thống nhất, thuận lợi trong việc thực hiện thủ tục hoãn thi hành án, Liên ngành trung ương cần phối hợp ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thống nhất trong quá trình thực hiện. Trong đó, nên quy định rõ trách nhiệm xác minh điều kiện hoãn chấp hành án thuộc về Tòa án nhân dân, đồng thời trong quyết định không đồng ý cho hoãn thi hành án cần phải nêu rõ lý do không chấp nhận một cách cụ thể, rõ ràng hơn.
đơn vị; nghiên cứu và thực hiện việc kí kết quy chế liên ngành giữa các cơ quan tư pháp trong việc thực hiện thủ tục xét hoãn thi hành án, từ đó tạo cơ sở cho việc thực hiện nhiệm vụ được thống nhất.
Thứ hai, tăng cường kỹ năng trong xây dựng kế hoạch, soạn thảo kiến nghị, kháng nghị của KSV
Có thể thấy rằng, kiến nghị, kháng nghị hay yêu cầu là những văn bản thể hiện kết quả của cả quá trình kiểm sát, thể hiện vai trò, vị trí và sự can thiệp của VKSND trong việc bảo đảm việc chấp hành pháp luật của các cơ quan tư pháp khác. Do vậy, KSV cần phải đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng các loại văn bản này. Để xây dựng một kế hoạch kiểm sát, văn bản kháng nghị, kiến nghị có chất lượng, có sức thuyết phục, KSV cần lưu ý những điểm sau:
- Cần thường xuyên nghiên cứu kỹ để nắm chắc các quy định của pháp luật liên quan đến thi hành án phạt tù, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan tư pháp trong lĩnh vực này; nhóm văn bản quy định về quyền của phạm nhân và thực hiện các chế độ cụ thể đối với phạm nhân trong quá trình chấp hánh án,...
- Theo dõi sát sao hoạt động của cơ quan thi hành án, Tòa án, lập hồ sơ, vào sổ theo dõi đầy đủ để kịp thời phát hiện những nội dung nhạy cảm, cần quan tâm, trên cơ sở đó lựa chọn nội dung trọng tâm để xây dựng kế hoạch kiểm sát.
- Quá trình kiểm sát cần ghi chép đầy đủ chi tiết vào sổ sách, biên bản theo đúng quy định; Sau khi kết thúc hoạt động kiểm sát biết chọn lọc những ý kiến trọng tâm, phân tích đánh giá sai phạm dựa trên quy định của pháp luật và tình hình thực tế của Trại tạm giam để tìm hiểu nguyên nhân, phân loại vi phạm.Từđó đưa ra quyết định ban hành kháng nghị, kiến nghị hay yêu cầu, giải pháp phòng ngừa hợp lý, mang tính thuyết phục cao.
- KSV cần biết lắng nghe ý kiến của phía cơ quan bị kháng nghị, kiến nghị; theo dõi việc khắc phục hạn chế; trao đổi trực tiếp để rút kinh nghiệm trong những đợt kiểm sát sau.
Thứ ba, tăng cường kỹ năng kiểm sát nhằm phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật và áp dụng hiệu quả kháng nghị, kiến nghị để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phạm nhân.
Để kiểm sát việc chấp hành pháp luật của Tòa án, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, Trại tạm giam, KSV cần lập hồ sơ theo dõi quá trình chấp hành pháp luật, làm cơ sở để áp dụng các biện pháp nghiệp vụ như kiểm sát đột xuất, yêu cầu tự kiểm tra và báo cáo kết quả. Quá trình thu thập thông tin, tài liệu có thể được thực hiện qua các nguồn như kết quả theo dõi hoạt động quản lý, giáo dục người chấp hành phạt tù của trại tạm giam. Kết quả đó phải được báo cáo đến chủ thể có thẩm quyền, kiến nghị các giải pháp theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó cũng cần thu hẹp lại các điều kiện để VKSND được tiến hành kiểm sát đột xuất trong kiểm sát giam giữ, cải tạo theo quy định của pháp luật hiện nay. Cụ thể, nếu quy định VKSND có thể tiến hành kiểm sát đột xuất các cơ sở giam giữ khi thấy cần thiết sẽ tạo điều kiện thuận lợi để kịp thời phát hiện những vi phạm trong hoạt động thi hành án phạt tù, qua đó nâng cao hơn vị thế của VKSND đối với việc đảm bảo quyền của phạm nhân. KSV phải thường xuyên xem xét kiến nghị của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, người đang chấp hành án phạt tù và thân nhân của họ về các vấn đề phát sinh trong quá trình thi hành án tại Trại tạm giam. Việc kiểm tra, xác minh có thể được thực hiện tại địa phương nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù đang tại ngoại. Kiểm tra thực tế tại các
chế độ đối với phạm nhân.
Tăng cường kiểm tra hồ sơ, tài liệu, các sổ sách liên quan trong quá trình quản lý, giáo dục phạm nhân của cơ sở giam giữ. Đây được coi là nhiệm vụ và yêu cầu quan trọng hàng đầu khi kiểm sát trực tiếp tại Trại tạm giam. Bởi lẽ, thông qua việc nghiên cứu hồ sơ, sổ sách, KSV có thể phát hiện được những vi phạm, điểm chưa hợp lý trong quá trình quản lý, giam giữ, việc thực hiện chế độ đối với phạm nhân. Đặc biệt cần chú trọng đối với một số loại hồ sơ như: hồ sơ phạm nhân chết, hồ sơ phạm nhân trốn trại, sổ trích xuất, hồ sơ xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện, hồ sơ kỷ luật, sổ đánh giá, xếp loại phạm nhân… Từ đó, so sánh với các tài liệu, quy định của pháp luật để phát hiện vi phạm, tìm ra nguyên nhân dẫn đến vi phạm, xác định trách nhiệm đối với vi phạm và đề xuất hướng giải quyết, khắc phục.
Thực hiện việc kiểm danh, kiểm diện, gặp mặt thăm hỏi tình hình phạm nhân để kịp thời nắm bắt thông tin khi cần thiết. Việc kiểm tra nơi lao động của phạm nhân cũng có thể phát hiện những vi phạm trong thi hành án phạt tù như vi phạm trong việc canh gác, dẫn giải, sử dụng kết quả lao động, thời gian làm việc của phạm nhân, các điều kiện bảo đảm an toàn cho phạm nhân trong quá trình lao động. KSV cần phải ghi chép, thể hiện rõ ràng và đầy đủ các hoạt động kiểm sát thông qua hồ sơ, biên bản có chữ kỹ xác nhận của đoàn kiểm sát, cơ sở giam giữ và các cơ quan liên quan khác để phục vụ cho việc kết luận, kháng nghị sau khi kết thúc kiểm sát.
VKSND tỉnh cần tăng cường áp dụng các biện pháp pháp luật như kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu nhằm loại trừ vi phạm pháp luật trong thi hành án hình sự. Cần coi đây là biện pháp có tầm quan trọng để buộc các cơ quan có vi phạm phải khắc phục, sửa chữa. Thực tiễn công tác kiểm sát tại Cao Bằng trong những năm qua cho thấy, sự can thiệp của VKSND đối với
những vi phạm của cơ quan tư pháp trong lĩnh vực này chủ yếu mới chỉ dừng lại ở mức độ đề ra yêu cầu và ban hành kiến nghị nhưng cũng còn hạn chế. Việc phát hiện vi phạm nghiêm trọng và ban hành kháng nghị gần như là không có. Do vậy, trong thời gian tới cần tăng cường công tác kiểm sát, áp dụng triệt để các biện pháp kháng nghị, kiến nghị khi phát hiện vi phạm nhằm đảm bảo công tác kiểm sát thi hành án hình sự nói chung, kiểm sát giam giữ, cải tạo nói riêng, đem lại hiệu quả cao, thể hiện vai trò kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ, thiết bị hiện đại trong việc quản lý, giáo dục phạm nhân nhằm tạo điều kiện cho việc theo dõi, phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm.
Kết luận Chương 3
Bảo vệ quyền con người, quyền công dân là nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp trong đó có VKSND. Với chức năng thực hành quyền kiểm sát hoạt động tư pháp, VKSND có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm quyền, lợi ích của phạm nhân. Để nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm sát của VKSND nói chung và VKSND tỉnh Cao Bằng nói riêng, cần bảo đảm thực hiện đồng bộ các biện pháp: hoàn thiện quy định của pháp luật, đổi mới tổ chức bộ máy, nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, KSV; Cải thiện cơ sở vật chất, điều kiện làm việc và cải thiện chế độ chính sách đối với công chức theo hướng hưởng lương theo vị trí việc làm; tăng cường sự phối hợp giữa VKSND với các cơ quan tư pháp và chính quyền tại địa phương. Với những định hướng đó, VKSND các địa phương, trong đó có VKSND tỉnh Cao Bằng sẽ có thể thực hiện tốt hơn công tác kiểm sát thi hành án phạt tù, góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân của toàn thể đơn vị mà
KẾT LUẬN
Bảo vệ quyền con người, quyền công dân của phạm nhân trong tố tụng hình sự là vấn đề quan trọng được hầu hết các quốc gia trên thế giới quan tâm. Bởi lẽ việc bảo đảm quyền con người trong giai đoạn thi hành án chính là kết quả của cả quá trình tiến hành tố tụng, nếu như việc bảo đảm quyền con người chỉ được thực hiện tốt ở giai đoạn khởi tố, điều tra, xét xử mà không được quan tâm thực hiện trong giai đoạn thi hành án thì việc áp dụng pháp luật trên thực tế suy cho cùng sẽ không đạt được mục đích đề ra. Do vậy, việc bảo đảm của quyền con người của phạm nhân là trách nhiệm, mục tiêu của VKSND thông qua việc thực hiện chức năng thực hành quyền kiểm sát hoạt động tư pháp.
Từ việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kiểm sát thi hành án phạt tù của VKSND tỉnh Cao Bằng từ năm 2015 – 2019, nhận thấy trong những năm qua đơn vị đã thực hiện tốt chức năng kiểm sát thi hành án hình sự, qua đó góp phần bảo đảm việc thực hiện chế độ, chính sách đối với phạm nhân theo quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình của địa phương. Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau nên hoạt động kiểm sát thi hành án phạt tù của VKSND tỉnh Cao Bàng vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc, thực tế đó đã ảnh hưởng đến việc bảo đảm quyền con người của phạm nhân.
Từ việc đánh giá thực trạng, luận văn đã đề xuất hoàn thiện một số quy định của pháp luật TTHS và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao vai trò bảo vệ quyền cho phạm nhân của VKSND trong thi hành án hình sự. Hy vọng rằng, với đề tài nghiên cứu “Bảo đảm quyền của phạm nhân trong hoạt động kiểm sát giam giữ, cải tạo từ thực tiễn tỉnh Cao Bằng” sẽ góp phần tạo
thêm cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề bảo vệ quyền con người nói chung và bảo vệ quyền của phạm nhân ở nước ta hiện nay.