Việt Nam.
Ở Việt Nam, trước năm 1990, chỉ có một ngân hàng duy nhất là NHNN. Thời kỳ này, NHNN vừa thực hiện chức năng phát hành tiền, quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng (trong đó có tín dụng), vừa trực tiếp cho vay đối với các tổ chức kinh tế. Khi nước ta xoá bỏ cơ chế bao cấp để chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì việc NHNN cho vay theo chỉ tiêu, mệnh lệnh hành chính khơng cịn phù hợp nữa. Do vậy, NHTM chỉ thực
sự ra đời và hoạt động kinh doanh một cách độc lập theo đúng nghĩa của nó vào đầu những năm 1990 khi Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và cơng ty cho th tài chính được Hội đồng Nhà nước thơng qua ngày 23/05/1990. Kể từ đó, mơ hình tổ chức của hệ thống ngân hàng Việt Nam mới được tổ chức thành hai cấp: NHNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, các NHTM thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Ngay sau khi Việt Nam mở cửa và 2 Pháp lệnh ngân hàng nêu trên được Hội đồng Nhà nước thông qua, các nhà đầu tư nước ngồi đã tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng để thành lập ngân hàng liên doanh hoặc mở chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam. Từ đó các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của NHTM có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi dần dần định hình và từng bước được hoàn thiện. Đến năm 1997, Luật các TCTD được Quốc hội thông qua cho phép nhà đầu tư nước ngồi được lựa chọn thêm một hình thức đầu tư nữa là ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Luật các TCTD năm 2010 kế thừa quy định nêu trên của Luật các TCTD năm 1997, theo đó cho phép TCTD nước ngoài được thành lập NHTM hoạt động ở Việt Nam dưới hình thức ngân hàng liên doanh và ngân hàng 100% vốn nước ngồi. Do vậy, loại hình NHTM do TCTD nước ngoài thành lập và hoạt động ở Việt Nam dưới hai hình thức: ngân hàng liên doanh và ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
Là pháp nhân Việt Nam, Ngân Hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam có vốn đầu tư nước ngồi ở Việt Nam phải hoạt động tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam. Do vậy, về nguyên tắc, Ngân Hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam có vốn đầu tư nước ngồi ở Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ như NHTM trong nước. Điều kiện cho vay trong hợp đồng tín dụng do Ngân Hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam soạn thảo chịu sự điều chỉnh của Thông tư 39/2016/TT-NHNN và thực hiện theo quy định pháp luật. Bên vay là tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện vay vốn theo quy định của Quy chế cho vay và
quy định nội bộ của bên cho vay. Chủ thể được quyền vay vốn của NHTM có vốn đầu tư nước ngồi ở Việt Nam là các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngồi có nhu cầu vay vốn, có khả năng trả nợ để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống trong nước và nước ngoài. Các chủ thể này, khi vay vốn phải bảo đảm các điều kiện vay vốn theo quy định của Quy chế cho vay, quy định nội bộ của bên cho vay và đáp ứng một số điều kiện khác theo thỏa thuận giữa bên cho vay với bên vay (điều khoản tùy nghi).
Những kết quả đạt được trong việc thực hiện quy định về điều kiện cho vay trong hợp đồng tín dụng ngân hàng tại Ngân hàng Shinhan Việt Nam từ những ngày đầu hoạt động tại Việt Nam đến nay:
Thứ nhất, Ngân hàng đã bỏ qua được những công tác thẩm định cơ bản
ban đầu, tạo thuận lợi cho những bước xử lý hồ sơ về sau nhờ vào tiếp xúc và lập hồ sơ đề nghị cho vay với những đối tượng có đầy đủ điều kiện được pháp luật quy định. Đây là công việc được thực hiện trên cơ sở các thông tin về năng lực chủ thể, năng lực hành vi của khách hàng và các thông tin về biện pháp bảo đảm.
Thứ hai,Ngân hàng đãgiảm bớt được tối đa những rủi ro nợ xấu tín dụng
nhờ bước phân tích tín dụng. Đây là việc thực hiện nhằm đánh giá khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng về việc sử dụng vốn vay, khả năng hoàn trả và khả năng thu hồi vốn vay (cả gốc và lãi).
Thứ ba, Ngân hàng đã đảm bảo cho tiền vay được sử dụng đúng cam kết,
kiểm sốt rủi ro tín dụng, phát hiện sai phạm để xử lý kịp thời nhờ vào điều kiện sử dụng mục đích vốn vay. Các ngân hàng thường có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà nới lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay. Khi ngân hàng cho vay thì khoản cho vay cần phải được quản trị một cách chủ động để đảm bảo sẽ được hoàn trả. Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín
dụng nói riêng và của ngân hàng nói chung.
Thứ tư, Ngân hàng là bộ phận trung gian chủ yếu trong lĩnh vực tài
chính, nên điều kiện cho vay trong hợp đồng tín dụng ngân hàng sẽ là một nội dung quan trọng để giữ cho nền tài chính quốc gia được ổn định. Quy định điều kiện cho vay trong hợp đồng tín dụng ngân hàng nhằm góp phần ổn định tài chính cho ngân hàng, là cơ sở để phát triển nguồn lực cho ngân hàng nói chung và cũng thúc đẩy kinh tế đất nước và góp phần hội nhập với kinh tế thế giới.
Thứ năm, thông qua việc thực hiện quy định về điều kiện cho vay trong
hợp đồng tín dụng ngân hàng, Ngân hàng Shinhan Việt Nam cũng muốn thể hiện sự quan tâm đối với các hoạt động ngân hàng, cũng như sự tuân thủ pháp luật và chủ trương đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước.
2.2.3. Những khó khăn, vướng mắc và hạn chế, bất cập trong việc thực hiện quy định về điều kiện cho vay trong hợp đồng tín dụng ngân hàng tại