Thực trạng các quy định pháp luật về điều kiện giải thể doanh nghiệp ở Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều kiện giải thể doanh nghiệp theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 35 - 51)

2.1. Thực trạng các quy định pháp luật về điều kiện giải thể doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay nghiệp ở Việt Nam hiện nay

2.1.1. Tổng quan pháp luật điều chỉnh về giải thể doanh nghiệp

Hiện nay ở Việt Nam các quy định về giải thể doanh nghiệp nói chung được ghi nhận cơ bản trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 và hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành, gồm những nội dung cơ bản sau: các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp; trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp và các quy định về quyền, lợi ích của các chủ thể liên quan trong quá trình giải thể doanh nghiệp. Cụ thể:

Thứ nhất, pháp luật về các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp

Pháp luật Việt Nam quy định các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp tại khoản 1 Điều 201 Luật Doanh nghiệp năm 2014 với 04 trường hợp doanh nghiệp tiến hành thủ tục giải thế:

(i) Kết thúc thời gian hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn. Điều lệ công ty hay chính là bản cam kết của tất cả thành viên trong công ty về thành lập và hoạt động công ty, trong đó có thỏa thuận về thời gian hoạt động của doanh nghiệp.“Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn” có nghĩa là khoảng thời gian doanh nghiệp tồn tại mà thành viên đã định ra với nhau đã hết, mà các thành viên không muốn xin gia hạn hoạt động thì công ty đương nhiên phải tiến hành giải thể;

(ii) Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng

thành viên, chủ sở hữu công ty đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội cổ đông đối với Công ty cổ phần.

(iii) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 6 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

(iv) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũng có nghĩa là Nhà nước rút lại sự công nhận tư cách chủ thể của doanh nghiệp. Lúc này doanh nghiệp không còn được tiến hành các hoạt động kinh doanh, mục đích thành lập của doanh nghiệp đương nhiên sẽ không có cơ hội để thực hiện nói cách khác sự tồn tại của doanh nghiệp sẽ không còn ý nghĩa. Vì vậy, pháp luật đã quy định trong trường hợp này doanh nghiệp phải tiến hành giải thể.

Thứ hai, quy định về điều kiện giải thể doanh nghiệp

Tại Khoản 2 Điều 201 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về điều kiện giải thể doanh nghiệp như sau: Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp. Như vậy, mặc dù cho doanh nghiệp giải thể theo trường hợp nào, tự nguyện hay bắt buộc thì cũng phải thỏa mãn các điều kiện trên. Nếu doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện này thì doanh nghiệp không thể chấm dứt hoạt động theo thủ tục giải thể. Đây cũng là một trong những tiêu chí để phân biệt giải thể doanh nghiệp và phá sản doanh nghiệp.

Thứ ba, quy định về trình tự, thủ tục và giải thể doanh nghiệp

Trình tự thủ tục giải thể doanh nghiệp của pháp luật Việt Nam quy định tại Điều 202 Luật Doanh nghiệp 2014 và Điều 59 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục giải thể trong các trường hợp giải thể doanh nghiệp

(trừ trường hợp giải thể do bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) như sau:

- Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp

- Gửi quyết định giải thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh, chủ nợ và công khai quyết định này.

- Tổ chức thanh lý tài sản và thanh toán nợ.

- Gửi đề nghị giải thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan đăng ký kinh doanh cấp nhận tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Sau thời hạn 180 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải thể, không nhận được ý kiến hoặc phản đối của bên có liên quan bằng văn bản hoặc trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp dựa trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, đồng thời thông báo về việc giải thể của doanh nghiệp.

Thứ tư, quy định về quyền, lợi ích của các chủ thể liên quan trong quá trình giải thể doanh nghiệp

Pháp luật Việt Nam quy định về các hành vi bị nghiêm cấm kể từ khi có quyết định giải thể Điều 201, Điều 205 Luật Doanh nghiệp năm 2014.

Kể từ ngày quyết định giải thể doanh nghiệp, nghiêm cấm doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp thực hiện các hoạt động cất giấu, tẩu tán tài sản; từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ; chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có đảm bảo bằng tài sản doanh nghiệp; ký kết hợp đồng mới trừ trường hợp để thực hiện giải thể doanh nghiệp; cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản; chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực; huy động vốn dưới mọi hình thức; tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, cá nhân có hành vi vi phạm có thể xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu

trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường (Điều 205 Luật Doanh nghiệp 2014).

Thứ năm, quy định về quản lý nhà nước về giải thể doanh nghiệp

Nhà nước thực hiện hoạt động quản lý bằng hệ thống chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các chế tài về kinh tế - tài chính nhằm thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với nền kinh tế nói chung, nhằm thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, ổn định tình hình chính trị - xã hội của đất nước. Đối với hoạt động giải thể doanh nghiệp, Nhà nước cũng bằng hệ thống pháp luật về doanh nghiệp cùng các công cụ quản lý khác của Nhà nước để thực hiện chức năng quản lý của Nhà nước về hoạt động giải thể doanh nghiệp. Pháp luật doanh nghiệp của Việt Nam quy định:

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp trong phạm vi địa phương. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công chịu trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc và Ủy ban nhân dân cấp huyện định kỳ gửi cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính các thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều này (Điều 208, Luật doanh nghiệp 2014).

- Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện giải thể doanh nghiệp là cơ quan đăng ký kinh doanh. Theo điểm e, khoản 1 Điều 209 quy định Cơ quan đăng ký kinh doanh có nhiệm vụ, quyền hạn: “Xử lý vi phạm các quy định về đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và yêu cầu doanh nghiệp làm thủ tục giải thể theo quy định của Luật này”. Như vậy, Cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và yêu cầu doanh nghiệp làm thủ tục giải thể.

Ngoài ra, tại Điều 203, Luật Doanh nghiệp 2014 quy định giải thể doanh nghiệp trong trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc

theo quyết định của Tòa án. Theo đó Cơ quan đăng ký kinh doanh, phải thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đồng thời với việc ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc ngay sau khi nhận được quyết định giải thể của Tòa án đã có hiệu lực thi hành. Kèm theo thông báo phải đăng tải quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án. Như vậy, Tòa án có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp giải thể.

2.1.2. Quy định pháp luật về điều kiện giải thể doanh nghiệp

2.1.2.1. Điều kiện về tình trạng của doanh nghiệp được phép giải thể

Theo Khoản 1, Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2014, quy định của pháp luật về giải thể bao gồm các trường hợp giải thể như sau:

Thứ nhất, kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn.

Điều lệ công ty được xem như là một đạo luật riêng của công ty. Tất cả các vấn đề liên quan đến cơ cấu tổ chức, phương hướng hoạt động, cơ chế giải quyết tranh chấp được quy định trong Điều lệ công ty trên cơ sở cam kết, thỏa thuận của các thành viên sáng lập công ty và nội dung đó không trái với quy định của pháp luật, có giá trị bắt buộc đối với công ty (bao gồm người sở hữu, người quản lý và người lao động).

Ngay từ khi thành lập, doanh nghiệp có thể quyết định thời hạn hoạt động của công ty và được ghi nhận trong Điều lệ công ty. Khi hết thời hạn này thì doanh nghiệp sẽ phải giải thể, tuy nhiên không phải khi đến hạn này thì việc giải thể bắt buộc phải thực hiện, mà doanh nghiệp có thể quyết định việc tiếp tục tồn tại thông qua quyết định gia hạn. Về nguyên tắc, khi doanh nghiệp hết thời hạn hoạt động mà không có quyết định gia hạn thì phải giải thể.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay nhiều Điều lệ công ty không phải ghi thời gian hoạt động bởi không phải nội dung bắt buộc trong điều lệ, nên sẽ không

xuất hiện trường hợp giải thể khi kết thúc thời hạn được ghi trong Điều lệ công ty. Ngoài ra, theo quy định của Luật Đầu tư 2014, một số trường hợp thời hạn hoạt động lại được quy định trong Giấy chứng nhận đầu tư (Khoản 7 Điều 39 Luật Đầu tư); riêng dự án đầu tư có vốn nước ngoài mà thành lập tổ chức kinh tế (doanh nghiệp) sẽ có thời hạn hoạt động và thời hạn này được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, chứ không phải ghi trong Điều lệ công ty, điều này cho thấy sự không tương thích giữa Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp.

Thứ hai, theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với Công ty cổ phần

Quy định này của pháp luật thể hiện việc tôn trọng của Nhà nước đối với chủ sở hữu trong việc định đoạt doanh nghiệp của mình, đồng thời cũng là ví dụ thể hiện rõ quyền của chủ doanh nghiệp trong việc giải thể doanh nghiệp. Đây là cách làm của nhiều chủ doanh nghiệp khi đứng trước các khó khăn không thể tháo gỡ về kinh tế, nhân sự, là cách để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp cũng như bảo vệ quyền lợi của người lao động trước pháp luật.

Thứ ba, Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Một trong những điều kiện cơ bản để thành lập doanh nghiệp chính là phải có đủ số lượng thành viên tối thiểu. Hiện nay, không có một con số cụ thể nào về số lượng thành viên tối thiểu đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp. Số lượng thành viên tối thiểu là bao nhiêu thì phải tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp của công ty đó. Theo Luật Doanh nghiệp 2014, số lượng thành viên yêu cầu tối thiểu đối với công ty hợp danh là 2 thành viên, con số này cũng đúng đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên,

nhưng Công ty cổ phần thì số lượng cổ đông tối thiểu là 3 (điểm b, Điều 110, Luật Doanh nghiệp 2014).

Như vậy, khi không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu để tiếp tục tồn tại, công ty phải kết nạp thêm các thành viên cho đủ số lượng tối thiểu trong thời hạn 6 tháng. Sau thời hạn trên, công ty không kết nạp thêm thành viên dẫn đến không đủ điều kiện pháp lý cơ bản nhất cho việc tồn tại, mà công ty cũng không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì công ty phải giải thể. So với Luật Doanh nghiệp năm 2005 Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã bổ sung thêm cụm từ “mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp” vào điểm c khoản 1 Điều 201 quy định về công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục. Điều này là hoàn toàn hợp lý bởi vì số lượng thành viên tối thiểu cho mỗi loại hình công ty là khác nhau và do pháp luật quy định; đồng thời quy định này cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp khi chưa muốn giải thể mà tiếp tục kinh doanh thì có thể làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay việc các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền muốn xác định được tính liên tục trong hoạt động của doanh nghiệp là rất khó khăn bởi lẽ không có một căn cứ cụ thể nào để xác định được tính liên tục trong hoạt động của doanh nghiệp hiện nay.

Thứ tư, bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Công ty sẽ bị giải thế nếu bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũng là một trường hợp của bắt buộc giải thể doanh nghiệp. Trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được quy định tại Điều 211, Luật Doanh nghiệp 2014.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là căn cứ pháp lý không thể thiếu cho sự tồn tại và hoạt động của các doanh nghiệp nói chung, công ty nói riêng. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là một dạng văn bản pháp quy đảm nhận vai trò “giấy khai sinh” – ghi nhận ngày đăng ký kinh doanh lần đầu và là căn cứ xác thực năng lực pháp lý cho một doanh nghiệp ngoài ra nó

còn là “giấy thông hành” để doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động của mình và xác lập quan hệ đối với các cơ quan Nhà nước và các chủ thể khác.

Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũng có nghĩa là Nhà nước rút lại sự công nhận tư cách chủ thể của doanh nghiệp. Lúc này doanh nghiệp không còn được tiến hành các hoạt động kinh doanh, mục đích thành lập của doanh nghiệp đương nhiên sẽ không có cơ hội để thực hiện nói cách khác sự tồn tại của doanh nghiệp sẽ không còn ý nghĩa. Vì vậy, pháp luật đã quy định trong trường hợp này doanh nghiệp phải tiến hành giải thể.

Như vậy, khi doanh nghiệp rơi vào một trong các trường hợp đã nêu thì có thể tiến hành giải thể doanh nghiệp. Có 02 trường hợp giải thể doanh nghiệp là giải thể tự nguyện (điểm a, b) và 02 trường hợp là giải thể bắt buộc theo quy định của pháp luật.

Qua đó thấy được rằng điều luật này đã khái quát một cách khá cụ thể về các trường hợp và điều kiện để giải thể doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp có thể chủ động nắm bắt khi nào thì được tiến hành giải thể.

2.1.2.2. Quy định điều kiện về tài chính và nghĩa vụ của doanh nghiệp khi giải thể

Tuy nhiên, dù là giải thể tự nguyện hay bắt buộc, theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp chỉ được giải thể nếu thỏa mãn được cả các điều kiện giải thể được quy định tại Khoản 2, Điều 201 “doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện thủ tục giải thể nếu tài sản của doanh nghiệp tại thời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều kiện giải thể doanh nghiệp theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 35 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)