và Đảng Cộng Sản Việt Nam về công tác giáo dục lý luận chính trị
Về sự cần thiết phải trang bị giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ đảng viên, Mác - Ăngghen cũng đã từng đề cập đến. Các ơng chỉ rõ sự cần thiết đó vì những lý do sau:
Muốn phát huy được hiệu quả trong hoạt động thực tiễn thì cần phải có người vận dụng và thực hành nó. Vì “ tư tưởng căn bản khơng thể thực hiện tốt được cái gì hết. Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn” [41, tr.181], Mác đã từng khẳng định “… Bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục”. Mác, Ăngghen và Lênin xem việc giáo dục, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của mỗi Đảng cộng sản. Bên cạnh việc tăng cường học tập, nghiên cứu lý luận, những cán bộ lãnh đạo của Đảng còn cần phải phổ biến cho quần chúng nhân dân những vấn đề mà mình đã rút ra được từ việc học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác, đưa lý luận đó vào trong hoạt động thực tiễn, đặc biệt đối với những người làm cơng tác tư tưởng. Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: Để tránh tình trạng lý luận khơng phản ánh đời sống thực tiễn, thiếu tính khoa học và cách mạng, Hồ Chí Minh đặc biệt nhắc nhở cán bộ đảng viên tránh tình trạng rất dễ mắc phải là lý luận suông, lý luận thuần túy sách vở, xa rời cuộc sống, khơng có căn cứ, giáo điều, kinh viện. Người chỉ rõ: “Lý luận mà khơng có liên hệ thực tiễn là lý luận sng” [44, Tr.496]. Về hoạt động thực tiễn và vai trị của lý luận với thực tiễn, Hồ Chí Minh cho rằng, thực tiễn đúng đắn phải được chỉ đạo, soi đường, dẫn dắt bởi một lý luận khoa học, đúng đắn, nếu không thực tiễn sẽ là thực tiễn mù quáng, mò mẫm, mất phương hướng. Người nhắc nhở: “Thực tiễn khơng có lý luận dẫn
đường thì thành thực tiễn mù quáng” [44, tr.497]. Trên cơ sở được học tập, thấm nhuần chủ nghĩa Mác – Lênin, cán bộ đảng viên sẽ được trang bị đầy đủ năng lực trí tuệ, hiểu biết một cách sâu sắc đường lối của Đảng, chủ trương, chính sách của Nhà nước, từ đó vận dụng vào hoạt động thực tiễn của mình trong cơng tác tại đơn vị.
Mặt khác, học tập lý luận khơng chỉ nhằm khơng ngừng nâng cao trình độ lý luận chính trị, mà cịn để hình thành trong mỗi cán bộ, đảng viên tư tưởng, đạo đức cách mạng, giúp cho họ trở thành những con người vừa hồng vừa chun – đó chính là tiêu chuẩn cơ bản mà mỗi cán bộ đảng viên phải có. Ngày 3/6/1995 Ban Bí thư Trung ương (Khóa VII) ban hành Quyết định số 100- QĐ/TW về việc tổ chức Trung tâm bồi dưỡng chính trị ở cấp huyện, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các Trung tâm bồi dưỡng chính trị hoạt động tốt hơn và trở thành bộ phận không thể thiếu của hệ thống trường Đảng từ trung ương đến cấp huyện. Các Nghị quyết chuyên đề về công tác tư tưởng lý luận trong tình hình mới (Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX, Khóa X). Ngày 12 tháng 5 năm 1999 Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Khóa 8 ban hành Quy định số 54 về chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng. Học tập lý luận chính trị là một nhiệm vụ của mỗi đảng viên, nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cánh mạng.
Đối với trung tâm Bồi dưỡng Chính trị, đơn vị cấp huyện có chức năng giáo dục lý luận chính trị, Ban Bí thư ra Thơng báo số 181-TB/TW ngày 03/09/2008 kết luận về đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của trường chính trị cấp tỉnh và Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp quận, huyện; đồng thời ban hành Quyết định 185-QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đã đặt ra các yêu cầu mới đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng của các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp quận, huyện và là cơ sở để các trung tâm
bồi dưỡng chính trị phát huy tốt hơn vai trị của mình trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay.
Việc nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đã được xác định rõ trong Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về cơng tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới như sau: “Đổi mới phương thức học tập lý luận chính trị theo hướng tiến hành từng cấp, chia ra từng khối, thực hiện từng bước, đi sâu vào từng đối tượng phù hợp với đặc điểm của đơn vị, địa phương”, “Kết hợp phương pháp giảng dạy truyền thống với phương pháp giảng dạy phát huy độc lập suy nghĩ của người học, kết hợp sử dụng các phương tiện hiện đại gắn với thực tiễn, học đi đôi với hành “. Kết luận số 57- KL/TW ngày 08/03/2013 về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, ban Bí thư tiếp tục nhấn mạnh: “ Các cấp ủy đảng cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trị và tầm quan trọng của đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Xác định đúng mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị trong thời kỳ mới. Đổi mới tồn diện, đồng bộ về nội dung, với hình thức đào tạo, bồi dưỡng tập trung hơn để nâng cao chất lượng”. Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25-10-2017 “Một số vấn đề về tiếp
tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” được ban hành tại Hội nghị Trung ương 6 khóa XII,
thời gian tới trung tâm Bồi dưỡng Chính trị cấp huyện tiếp tục có sự điều chỉnh, sắp xếp lại.
Bối cảnh quốc tế cũng như trong nước hiện đang diễn biết phức tạp và khó lường, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta vẫn cịn nhiều khó khăn, thách thức đang đặt ra. Bốn nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng,
của chế độ, của dân tộc - tụt hậu, chệch hướng, tham nhũng và “diễn biến hịa bình” - chưa thể nhanh chóng khắc phục. Đặc biệt, tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của một bộ phận cán bộ, đảng viên, tình trạng tham nhũng, lãng phí, tệ quan liêu, cửa quyền, mất dân chủ cịn diễn biến phức tạp, chưa thể giải quyết triệt để chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến giảm sút lòng tin của nhân dân. Trong bối cảnh đó, cơng tác tư tưởng, lý luận của Đảng càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. Do đó, mặt trận cơng tác tư tưởng được Đảng ta hết sức chú trọng và thông qua các nghị quyết của Đảng về công tác giáo dục lý luận chính trị, cũng như cơng tác cán bộ là một tổng thể hoàn chỉnh từ mức độ thấp đến những yêu cầu cao, hoàn thiện năng lực tư duy, có khả năng đảm đương, hồn thành tốt nhiệm vụ trong thời kỳ mới.