7. Cấu trúc của luận văn
1.3.1. Những nhân tố vĩ mô
1.3.1.1. Các yếu tố Thể chế - Luật pháp
Đây là yếu tố có tầm ảnh hƣởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một lãnh thổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào. Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó.
+ Sự bình ổn: Thể chế nào có sự bình ổn cao sẽ có thể tạo điều kiện tốt cho
việc hoạt động kinh doanh và ngƣợc lại các thể chế không ổn định, xảy ra xung đột sẽ tác động xấu tới hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ đó. Với du lịch, một đất nƣớc có nền chính trị hòa bình, ổn định sẽ tạo tâm lý an tâm, thoải mái cho du khách khi tham gia hoạt động du lịch.
+Chính sách thuế: Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các thuế tiêu thụ,
thuế thu nhập... sẽ ảnh hƣởng tới doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Các chính sách này ảnh hƣởng lớn đến giá các sản phẩm, dịch vụ trong ngành du lịch.
+Các đạo luật liên quan: Luật đầu tƣ, luật doanh nghiệp, luật lao động, luật
chống độc quyền, chống bán phá giá... ảnh hƣởng đến việc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch, việc sử dụng lao động, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp… trong việc thu hút du khách.
+ Chính sách: Các chính sách của nhà nƣớc sẽ có ảnh hƣởng tới doanh
nghiệp, nó có thể tạo ra lợi nhuận hoặc thách thức với doanh nghiệp nhƣ các chính sách thƣơng mại, chính sách phát triển ngành, chính sách phát triển kinh tế,...
1.3.1.2. Các yếu tố Kinh tế
Các doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố kinh tế trong ngắn hạn, dài hạn và sự can thiệp của chính phủ tới nền kinh tế. Các biến động lớn mang tính chất quốc tế nhƣ khủng hoảng tài chính toàn cầu, khủng hoảng kinh tế thế giới… tác động tiêu cực đến sự phát triển của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Các chính phủ sẽ tìm cách giữ đƣợc sự ổn định của nền kinh tế. Ngƣời dân cũng sẽ cắt giảm chi tiêu, trong đó có chi tiêu về du lịch. Lƣợng khách du lịch đến tụt giảm đáng kể khiến ngành du lịch của các quốc gia gặp nhiều khó khăn.
1.3.1.3. Các yếu tố Văn hóa – Xã hội
Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc trƣng, những yếu tố này thƣờng đƣợc nghiên cứu khi muốn nhận dạng đặc điểm của ngƣời tiêu dùng tại các khu vực đó.
Những giá trị văn hóa là những giá trị làm lên một xã hội, có thể vun đắp cho xã hội đó tồn tại và phát triển. Chính vì thế các yếu tố văn hóa thông thƣờng đƣợc bảo vệ hết sức quy mô và chặt chẽ, đặc biệt là các văn hóa tinh thần. Rõ ràng chúng ta không thể ăn hamburger tại các nƣớc Hồi Giáo đƣợc. Tuy vậy, chúng ta cũng không thể phủ nhận những giao thoa văn hóa của các nền văn hóa khác vào các quốc gia. Sự giao thoa này sẽ thay đổi tâm lý tiêu dùng, lối sống và tạo ra triển vọng phát triển với các ngành.
Ngay tại Việt Nam chúng ta có thể nhận ra ngay sự giao thoa của các nền văn hóa đặc biệt thời gian gần đây là văn hóa Hàn Quốc. “Một nửa thế giới” cùng nhau ép tóc, đi giày Hàn Quốc, dùng son môi Hàn Quốc, nghe ca nhạc Hàn Quốc,… tất cả đều xuất phát từ những bộ phim Hàn Quốc.
Các điều kiện về tài nguyên du lịch là các điều kiện cần để phát triển du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm các tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân tạo.
Các điều kiện về tài nguyên thiên nhiên tạo ra sức hấp dẫn khách du lịch quốc tế bao gồm: vị trí địa lý thuận lợi, địa hình đa dạng, khí hậu ôn hòa, động thực vật phong phú, giàu nguồn tài nguyên nƣớc…
Vị trí địa lý có ý nghĩa tiên quyết đến khả năng thu hút khách quốc tế. Những điều kiện về vị trí địa lý đƣợc đánh giá cao là điểm du lịch nằm trong khu vực phát triển du lịch, khoảng cách từ điểm du lịch đến các nguồn du lịch gần. Khoảng cách gần sẽ giảm đƣợc chi phí và thời gian đi lại cho du khách. Tuy nhiên, khoảng cách xa đôi khi cũng tạo ra sự hấp dẫn đối với du khách quốc tế có khả năng thanh toán cao và hiếu kỳ.
Con ngƣời vốn không thích sự nhàm chán, do đó địa lý phong phú, đa dạng, nhiều loại hình: biển, sông, hồ, núi rừng… sẽ thu hút đƣợc nhiều du khách đến khám phá.
Mỗi loại hình du lịch đòi hỏi những điều kiện du lịch khác nhau. Những nơi có khí hậu ôn hòa thƣờng đƣợc du khách quốc tế ƣa thích. Nếu động thực vật phong phú và quý hiếm sẽ thu hút đƣợc du khách ham tìm tòi, nghiên cứu. Những loại động thực vật không có ở nƣớc họ thƣờng tạo sức hấp dẫn mạnh.
Các nguồn tài nguyên nƣớc nhƣ ao, hồ, sông… vừa tạo điều kiện để điều hòa không khí vừa tạo điều kiện phát triển du lịch. Các nguồn nƣớc khoáng là cơ sở để phát triển du lịch chữa bệnh. Những nƣớc giàu nguồn nƣớc khoáng nổi tiếng là: Nga, Bungari, Pháp, Ý, Đức…
Tài nguyên nhân văn bao gồm các giá trị văn hóa, lịch sử, các thành tựu chính trị và kinh tế có ý nghĩa đặc trƣng cho sự phát triển du lịch ở một điểm, một vùng hoặc một quốc gia.
Các giá trị lịch sử có sức thu hút đặc biệt đối với du khách quốc tế ham hiểu biết. Các nƣớc nhƣ Cộng hòa Séc, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp… có nhiều tƣợng đài lịch sử từ thời phong kiến. Ở Ai Cập, Hi Lạp, Trung Quốc… lại nổi tiếng với những công trình lịch sử từ thời cổ đại. Tất cả các nƣớc đều có giá trị lịch sử nhƣng ở mỗi nƣớc các giá trị lịch sử ấy lại có sức hấp dẫn khác nhau.
Các giá trị văn hóa nhƣ các thƣ viện quốc gia lớn, các viện khoa học, các trƣờng đại học nổi tiếng, các tòa nhà kiến trúc đẹp, các trung tâm triển lãm nghệ thuật và điêu khắc… cũng thu hút du khách đến với mục đích tham quan, nghiên cứu.
Các phong tục tập quán cổ truyền luôn là các tài nguyên có sức hút cao đối với du khách.
Bên cạnh các thành tựu về kinh tế, các sự kiện đặc biệt, các thành tựu chính trị có vai trò quan trọng trong việc thu hút khách du lịch. Các chính sách về đời sống xã hội, những vấn đề liên quan đến văn hóa và đời sống ngƣời dân, các cuộc hội thảo, hội nghị thƣờng thu hút đƣợc nhiều du khách.
Ngoài văn hóa, các đặc điểm về xã hội cũng khiến các doanh nghiệp quan tâm khi nghiên cứu thị trƣờng, những yếu tố xã hội sẽ chia cộng đồng thành các nhóm khách hàng, mỗi nhóm có những đặc điểm, tâm lý, thu nhập... khác nhau:
+ Tuổi thọ trung bình, tình trạng sức khỏe, chế độ dinh dƣỡng, ăn uống + Thu nhập trung bình, phân phối thu nhập
+ Lối sống, học thức, các quan điểm về thẩm mỹ, tâm lý sống + Điều kiện sống
Ở Đức trong giai đoạn hiện nay có rất nhiều ngƣời có thu nhập cao, điều kiện sống tốt, có khả năng trình độ và làm tại những vị trí ổn định của xã hội nhƣng họ
thích sống độc thân, không muốn phải có trách nhiệm về gia đình, công việc sinh con đẻ cái... Những yếu tố này đã khiến các doanh nghiệp của Đức nảy sinh các dịch vụ, các câu lạc bộ, các hàng hóa cho ngƣời độc thân.
Ngoài ra, du khách còn rất quan tâm đến các điều kiện ảnh hƣởng đến sự an toàn của họ, bao gồm:
- Tình hình an ninh, chính trị của quốc gia
Tình hình chính trị hòa bình, ổn định là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của một quốc gia. Nếu một quốc gia có nhiều tài nguyên du lịch nhƣng thƣờng xuyên xảy ra bạo động, khủng bố, phân biệt chủng tộc… thì việc thu hút khách trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Trên thế giới, những nƣớc có đƣờng lối chính trị trung lập và hòa bình, ổn định nhƣ: Thụy Sĩ, Áo, Thụy Điển… thƣờng có sức hút đông đảo khách du lịch. Ngƣợc lại, những quốc gia hay có những biến cố cách mạng nhƣ Philipin, Triều
Tiên… hay thƣờng xảy ra xung đột nhƣ Isarel, Iraq… thì sự phát triển của du lịch bị hạn chế.
Các biến động nhƣ chiến tranh, sự căng thẳng trong quan hệ giữa các quốc gia cũng làm cho du lịch không có điều kiện phát triển. Trƣớc đây, thời kì chiến tranh thế giới phân chia thành các phe đối lập thì thị trƣờng du lịch thế giới cũng phân chia tƣơng đối thành 3 nhóm: thị trƣờng du lịch của các nƣớc xã hội chủ nghĩa, thị trƣờng du lịch của các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa và thị trƣờng du lịch của các nƣớc đang phát triển. Sự giao lƣu, du lịch giữa các khối thị trƣờng trên là rất hạn chế. Do vậy, số lƣợng khách du lịch quốc tế thời gian đó (trƣớc năm 1989) là ít hơn nhiều so với hiện nay.
Ngoài ra các nhân tố nhƣ tệ nạn xạ hội, trộm cắp, ma túy… cũng ảnh hƣởng lớn đến việc thu hút du khách. Nếu bộ máy bảo vệ an ninh, trật tự xã hội của quốc gia hoạt động tốt sẽ tạo cảm giác an toàn cho du khách.
- Các biến động về thời tiết, khí hậu giữa các vùng của một quốc gia
Những biến động về thời tiết, khí hậu thƣờng là bất thƣờng, khó thay đổi hoặc không thay đổi đƣợc nhƣ thiên tai, bão lụt, động đất, sóng thần… Hậu quả của chúng là vô cùng lớn. Không những gây ra những tổn hại về vật chất mà còn gây ra tổn hại về tinh thần cho nhiều ngƣời. Khi xảy ra thiên tai tại khu vực nào thì khu vực đó thƣờng bị mất đi lƣợng lớn du khách nhƣ sóng thần tại Ấn Độ Dƣơng đã ảnh hƣởng nghiêm trọng đến du lịch Thái Lan.
- Vệ sinh môi trƣờng và an toàn thực phẩm
Nhu cầu ăn uống là nhu cầu tối thiểu của mỗi ngƣời. Khi đi du lịch, du khách thƣờng sử dụng dịch vụ lƣu trú và ăn uống tại điểm đến du lịch. Họ rất quan tâm tới vấn đề vệ sinh môi trƣờng và an toàn thực phẩm. Có nhiều du khách châu Mỹ và châu Âu muốn đi du lịch châu Phi, Đông Nam Á… song đây là khu vực độ ẩm cao, nhiều dịch bệnh (dịch hạch, sốt rét…) khiến họ lo sợ mắc phải các loại dịch này mà không dám đến. Do đó, có một môi trƣờng trong lành, thực phẩm đảm bảo là điều kiện để thu hút đƣợc du khách.
Bên cạnh việc nâng cấp đƣờng sá, cầu cống, các phƣơng tiện giao thông thì việc đảm bảo sự an toàn khi tham gia giao thông cũng là điều kiện để thu hút du khách. Nếu tỷ lệ tai nạn giao thông cao thì tỷ lệ khách du lịch đến địa phƣơng sẽ giảm đi.
1.3.1.4. Các yếu tố công nghệ
Cả thế giới vẫn đang trong cuộc cách mạng của công nghệ, hàng loạt các công nghệ mới đƣợc ra đời và đƣợc tích hợp vào các sản phẩm, dịch vụ. Nếu cách đây 30 năm máy vi tính chỉ là một công cụ dùng để tính toán thì ngày nay nó đã có đủ chức năng thay thế một con ngƣời làm việc hoàn toàn độc lập. Trƣớc đây chúng ta sử dụng các máy ảnh chụp bằng phim thì hiện nay không còn hãng nào sản xuất phim cho máy ảnh.
Đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ truyền thông hiện đại đã giúp thu hẹp các khoảng cách về địa lý, phƣơng tiện truyền tải.
+ Đầu tư của chính phủ, doanh nghiệp vào công tác R&D (Research and Development): Trong thập niên 60-70 của thế kỷ trƣớc, Nhật Bản đã khiến các nƣớc
trên thế giới phải thán phục với bƣớc nhảy vọt về kinh tế trong đó chủ yếu là nhân tố con ngƣời và công nghệ mới. Hiện nay Nhật vẫn là một nƣớc có đầu tƣ vào
nghiên cứu trên GDP lớn nhất thế giới. Việc kết hợp giữa các doanh nghiệp và chính phủ nhằm nghiên cứu đƣa ra các công nghệ mới, vật liệu mới... sẽ có tác dụng tích cực đến nền kinh tế.
+ Tốc độ, chu kỳ của công nghệ, tỷ lệ công nghệ lạc hậu: nếu trƣớc đây các
hãng sản xuất phải mất rất nhiều thời gian để tăng tốc độ bộ vi xử lý lên gấp đôi thì hiện nay tốc độ này chỉ mất khoảng 2 năm. Một chiếc máy tính mới tinh chỉ sau nửa năm đã trở nên lạc hậu với công nghệ và các phần mềm ứng dụng. Trong du lịch, các phần mềm đƣợc lập trình ra để tính toán số lƣợng khách, đƣa ra con số dự báo lƣợng khách trong tƣơng lai, phân tích sở thích, nhu cầu của du khách để phục vụ tốt hơn cho hoạt động thu hút khách du lịch.
Ngoài các yếu tố cơ bản trên, hiện nay khi nghiên cứu thị trƣờng, các doanh nghiệp còn đƣa yếu tố toàn cầu hóa trở thành một yếu tố vĩ mô tác động đến ngành.