Nhóm giải pháp đối với cơ quan quản lý du lịch

Một phần của tài liệu LV chinh sua sau bao ve (Trang 120 - 129)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Nhóm giải pháp đối với cơ quan quản lý du lịch

3.2.1.1. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách

Tăng cƣờng trao đổi thẳng thắn giữa các doanh nghiệp du lịch, cơ quan quản lý du lịch với các tổ chức liên quan nhằm giải quyết những vƣớng mắc liên quan đến chính sách, pháp luật của nhà nƣớc về thị trƣờng khách du lịch Úc.

Hoàn thiện hơn nữa khung pháp lý về du lịch, tạo ra môi trƣờng kinh doanh du lịch và môi trƣờng du lịch ổn định để giảm thiểu việc lách luật trong hoạt động kinh doanh du lịch, có chính sách khuyến khích, ƣu tiên tốt hơn nữa đối với các tổ chức, cá nhân trong nƣớc và nƣớc ngoài đầu tƣ vào ngành du lịch, thực hiện tốt hơn nữa việc thanh tra hoạt động du lịch trên cả nƣớc…

Cải tiến quy trình cấp visa tại cửa khẩu, hƣớng tới việc khách du lịch có thể xin cấp và đƣợc cấp visa ngay tại cửa khẩu hoặc visa trực tuyến (E-visa), xây dựng đề án, lộ trình miễn visa cho công dân Úc vào Việt Nam.

Nghiên cứu khả năng thành lập Văn phòng Đại diện Du lịch Việt Nam tại Sydney trong giai đoạn 2016 – 2020.

3.2.1.2. Nhóm giải pháp về phối kết hợp hoạt động của ngành du lịch với các ngành liên quan

Đề nghị Cục Xuất nhập cảnh (Bộ Công an), đặc biệt là bộ phận lƣu trữ thông tin về công dân nƣớc ngoài vào Việt Nam để có thông tin đầy đủ, chính xác về lứa tuổi, nghề nghiệp, mục đích, điểm đến của khách du lịch Úc đến Việt Nam, từ đó có thể đánh giá đầy đủ về thị trƣờng. Phối hợp với các doanh nghiệp du lịch,

các hãng hàng không và các cơ quan truyền thông Úc thông tin rõ ràng về chính sách mở cửa và các quy định về visa của Việt Nam.

Thiết lập cơ chế thông tin định kỳ giữa Bộ Ngoại giao, đặc biệt là Đại sứ quán Việt Nam tại Canberra và Lãnh sự quán Việt Nam tại Sydney để cập nhật, đánh giá thông tin về khách du lịch Úc sang Việt Nam, phối hợp tổ chức các sự kiện xúc tiến, quảng bá.

Thƣờng xuyên nhóm họp, trao đổi với ngành y tế, ngành công thƣơng… cũng nhƣ các cơ quan quản lý du lịch địa phƣơng để có những phƣơng án hỗ trợ việc phát triển du lịch hiệu quả nhất.

Phối hợp với Vietnam Airlines nhằm tìm hiểu sâu hơn về các xu hƣớng của thị trƣờng khách du lịch Úc theo các nguồn khác nhau; kết hợp và hỗ trợ lẫn nhau tổ chức các sự kiện xúc tiến quảng bá.

Phối hợp với Hiệp hội Du lịch Việt Nam để phổ biến các thông tin, định hƣớng và tổ chức hội thảo thƣờng niên về thị trƣờng Úc.

Phối hợp với cơ quan du lịch quốc gia Úc để tổ chức các hoạt động giới thiệu hình ảnh du lịch Việt Nam tại Úc.

3.2.1.3. Nhóm giải pháp về xúc tiến, quảng bá

- Về các chƣơng trình phát động thị trƣờng (Roadshow): Tập trung vào thành phố là thủ phủ của các bang có nhiều khách du lịch, cụ thể theo thứ tự ƣu tiên nhƣ sau: Sydney (thủ phủ bang New South Wales), Melbourne (thủ phủ bang Victoria), Brisbane (thủ phủ bang Queensland) và Perth (thủ phủ bang Tây Úc). Do kinh phí hạn chế, nên mỗi năm tổ chức phát động thị trƣờng ở 02 thành phố, 02 năm đầu tổ chức ở Sydney và Melbourne, năm 2014 và 2015 tổ chức ở Sydney và lần

lƣợt là Brisbane và Perth.

- Về các chƣơng trình FAM trip & Press trip: Mỗi năm mời 01 đoàn FAM & Press của Úc đến Việt Nam khảo sát và đƣa tin về du lịch Việt Nam vào cuối năm để quảng bá cho mùa khách du lịch nghỉ dƣỡng vào giữa năm, giới thiệu tập trung vào các sản phẩm du lịch biển đảo ở khu vực miền Trung, kết hợp với các điểm đến văn hóa, lịch sử khác ở cả 03 miền.

- Tham gia Lễ hội ẩm thực Việt Nam tại Úc trên cơ sở phối hợp giữa Đại sứ quán, Lãnh sự quán Việt Nam tại Úc và Vietnam Airlines.

- Quảng cáo trên truyền hình ABC: Phối hợp với Tập đoàn truyền thông quốc gia Úc (ABC) xây dựng clip quảng cáo và phát trên kênh truyền hình ABC trong thời gian 03 tháng. Các clip quảng bá phải dựa trên đặc tính của khách du lịch Úc là những ngƣời sôi nổi, dễ gần, thích kết hợp nhiều điểm đến trong chuyến đi, đòi hỏi cao về chất lƣợng thông tin và dịch vụ.

- Phát động Chƣơng trình “Vietnam Tourism Ambassadors” từ năm 2013 trên cơ sở phối hợp với Đại sứ quán, Lãnh sự quán, các Hội sinh viên Việt Nam tại Úc và Vietnam Airlines nhằm khuyến khích mỗi sinh viên Việt Nam có thể chủ động giới thiệu về Du lịch Việt Nam thông qua các sự kiện giao lƣu văn hóa giữa ngƣời Việt và ngƣời Úc tại Úc. Tổng cục Du lịch sẽ hỗ trợ các thông tin và phƣơng tiện quảng bá thông qua cung cấp các posters, tờ rơi, đĩa CD cho Đại sứ quán, Lãnh sự quán hoặc gửi trực tiếp cho các tổ chức, cá nhân từ Việt Nam nếu có nhu cầu và đề nghị.

- Đầu tƣ, nâng cấp Website của Tổng cục Du lịch nhằm tập trung quảng bá các sản phẩm du lịch biển đảo, du lịch văn hóa-lịch sử và du lịch sinh thái gắn với cộng đồng nhằm thu hút khách du lịch quốc tế nói chung, khách du lịch Úc nói riêng. Nội dung Website cần phát huy các yếu tố đƣợc coi là điểm mạnh của Du lịch Việt Nam, bao gồm: Ổn định chính trị, sự thân thiện, phong cảnh thiên nhiên, khu du lịch biển, bản sắc văn hóa, món ăn, cảm giác thƣ giãn, khí hậu/thời tiết, lịch sử, du lịch khám phá, di sản thế giới và nghệ thuật biểu diễn.

- Xây dựng Bản tin thị trƣờng định kỳ (Vietnam Tourism Market News) về Du lịch Việt Nam dành riêng cho thị trƣờng Úc: Trƣớc mắt theo định kỳ 6 tháng/ lần, từ năm 2014 theo định kỳ 3 tháng lần nhằm thƣờng xuyên thông tin về hoạt động du lịch theo từng thời điểm ở Việt Nam đối với thị trƣờng Úc. Bản tin này sẽ do Nhóm Công tác thị trƣờng khách du lịch Úc thực hiện.

Singapore – Visit Vietnam và Visit Malaysia – Visit Vietnam. Các chƣơng trình này tổ chức tại một trong các thành phố lớn của Úc, cùng phối hợp với các cơ quan đại diện ngoại giao và các hãng hàng không. Dự kiến kế hoạch nhƣ sau:

Năm 2014 2015

Nội dung Chƣơng trình Chƣơng trình

Visit Thailand – Visit Singapore – Visit Vietnam Visit Vietnam

Địa điểm Úc (Sydney, Úc (Sydney,

Melbourne, Brisbane Melbourne,

hoặc Perth) Brisbane hoặc

Perth)

Đối tác chính  Tourism Authority  Singapore

of Thailand Tourism Board

 Thai Airways  Singapore  Vietnam Airlines Airlines

 Air Asia  Vietnam Airlines

 Tiger Airways  Air Asia

- Hợp lực trong ngành và phối hợp liên ngành để triển khai hoạt động: + Hợp lực trong ngành: tăng cƣờng phối hợp với đơn vị ngôn luận của Tổng cục Du lịch.

+ Phối hợp với các đơn vị quản lý địa phƣơng và kinh doanh du lịch tổ chức hoạt động.

- Phối hợp liên ngành:

+ Có điều tiết vĩ mô của nhà nƣớc, của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch để xác lập cơ chế phối hợp giữa các đơn vị thuộc Bộ, với các Bộ, ban, ngành trong triển khai hoạt động.

cho từng năm.

+ Xây dựng cơ chế hợp tác, có quy định quyền lợi, nghĩa vụ của các đối tƣợng tham gia, tránh tình trạng bất đồng quan điểm, quyền lợi cục bộ.

- Khai thác hợp tác quốc tế trên nguyên tắc cùng có lợi, tôn trọng chủ quyền, an ninh, an toàn và truyền thống văn hoá của mỗi bên.

+ Khai thác triệt để các hiệp định hợp tác đƣợc ký kết, triển khai kết nối hợp tác ở các cấp khác nhau từ trung ƣơng đén các đơn vị, các doanh nghiệp, các tổ chức, Viện nghiên cứu… nhằm đảm bảo các hoạt động đi đúng hƣớng, đúng yêu cầu của thị trƣờng.

+ Xúc tiến xây dựng các chƣơng trình hợp tác song phƣơng, đa phƣơng trong lĩnh vực xúc tiến. Khai thác hợp tác khu vực để xây dựng hình ảnh chung của du lịch khối ASEAN và Đông Dƣơng.

- Lập kế hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ làm công tác xúc tiến, tuyên truyền quảng bá từ trung ƣơng đến địa phƣơng, cụ thể:

+ Mở lớp bồi dƣỡng ngắn hạn tập trung, nội dung tập huấn tập trung thực tiễn công tác marketing và xúc tiến du lịch: trƣớc mắt thực hiện tổ chức triển lãm, hội chợ, các sự kiện về văn hoá và du lịch ở địa phƣơng; Sau đó tổ chức tham quan một số hội chợ, triển lãm ở nƣớc ngoài (các nƣớc láng giềng vì chi phí rẻ), sau đó mới hƣớng tới thị trƣờng xa…

+ Gửi cán bộ làm công tác xúc tiến đi bồi dƣỡng các khoá ngắn hạn ở nƣớc ngoài nhằm thu thập kinh nghiệm của các nƣớc để về áp dụng phù hợp tại địa phƣơng. Kết hợp tham gia các lớp đào tạo về xúc tiến điểm đến của Singapore, của Trung tâm ASEAN-Nhật Bản, Trung tâm ASEAN-Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia.

+ Tổ chức hoặc tham gia hội thảo, hội nghị trong nƣớc và quốc tế, thông qua việc tham gia này cán bộ có thể tích lũy kiến thức, kinh nghiệm của nƣớc bạn.

mỗi lần tổ chức các sự kiện kể cả trong nƣớc và nƣớc ngoài; Cần yêu cầu mỗi cán bộ khi ra nƣớc ngoài có nội dung tìm hiểu, thu thập tài liệu, nghiên cứu kinh nghiệm các nƣớc về thị trƣờng đó…

Đối với cán bộ thuộc hệ thống Trung tâm Xúc tiến của địa phương: Tổ chức

các lớp tập huấn ngắn hạn từ 2-3 ngày, định kỳ 02 lần/năm. Nội dung: trao đổi, rút kinh nghiệm công tác tổ chức sự kiện của địa phƣơng trong năm đó, đồng thời nâng cao kiến thức xúc tiến quảng bá ở nƣớc ngoài do cán bộ trung ƣơng thuộc Tổng cục Du lịch, Cục Hợp tác Quốc tế Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Xúc tiến Thƣơng mại Bộ Công thƣơng giảng dạy.

- Củng cố và hoàn thiện cơ cấu chức năng của đơn vị làm công tác xúc tiến theo mô hình của các nƣớc láng giềng nhằm giải quyết đƣợc vƣớng mắc về cơ chế tổ chức công tác tuyên truyền, quảng bá xúc tiến đang vƣớng bấy lâu nay, đồng thời phát huy đƣợc nguồn lực hiện đang có để tổ chức hoạt động xúc tiến quảng bá hiệu quả. Cụ thể: tăng cƣờng nguồn nhân lực đủ về lực lƣợng và đủ về chuyên môn chuyên ngành marketing du lịch; Xây dựng cơ chế vận hành và cơ chế phối hợp theo ngành dọc với các địa phƣơng, với các cơ quan trong ngành và ngoài ngành (Bộ Ngoại giao, Bộ Công thƣơng…).

Cho phép cơ quan quản lý nhà nƣớc về xúc tiến du lịch đƣợc phép thuê tƣ vấn trực tiếp nƣớc ngoài trong việc tổ chức thực hiện các chƣơng trình xúc tiến hoặc làm việc trực tiếp, thƣờng xuyên tại văn phòng cơ quan. Việc này sẽ giúp cho việc nghiên cứu hoặc xúc tiến du lịch đƣợc triển khai thƣờng xuyên hơn. Để triển khai, Du lịch Việt Nam có thể trực tiếp mời hoặc hợp tác với chuyên gia du lịch Úc để đƣợc tƣ vấn phát triển sản phẩm du lịch và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu và tiêu chuẩn của khách du lịch Úc.

Hình thành quỹ xúc tiến du lịch thị trƣờng Úc bằng cách huy động sự đóng góp của các doanh nghiệp đang khai thác thị trƣờng khách du lịch Hàn Quốc hoặc xây dựng cơ chế các doanh nghiệp đóng 1 USD cho quỹ trên một lƣợt khách du lịch mà mình đón đƣợc.

Phối hợp với các cơ quan liên ngành trong việc phát triển các sản phẩm hoặc dịch vụ du lịch mới cho khách du lịch Úc: Làm việc với Bộ Y tế phát triển các dịch vụ du lịch sức khỏe, chăm sóc ngƣời cao tuổi sang Việt Nam nghỉ dƣỡng và lƣu trú lâu dài; Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo có chính sách khuyến khích sự giao lƣu, kết nghĩa giữa các trƣờng của Việt Nam và Úc nhằm xúc tiến các hoạt động du lịch học đƣờng.

Phối hợp với Thái Lan, Xinh-ga-po và Ma-lai-xi-a để khách du lịch Úc đến các nƣớc này đi du lịch chuyển tiếp đến Việt Nam. Trƣớc mắt, cần nghiên cứu xây dựng chiến lƣợc “Du lịch ASEAN, Du lịch Việt Nam” (Visit ASEAN, Visit Vietnam) để quảng bá tại các hoạt động du lịch chung ASEAN nhƣ Travex hay các hoạt động chung của Chi hội Xúc tiến Du lịch ASEAN tại Úc.

Về nguồn kinh phí triển khai:

+ Nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nƣớc: Ƣu tiên nguồn ngân sách cho công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch nhƣ trên đã cho thấy kinh nghiệm các nƣớc dành nguồn kinh phí lớn cho xúc tiến, đây là một nguồn kinh phí quan trọng, cần phải có của các quốc gia. Nguồn kinh phí này chủ yếu dành cho quảng bá điểm đến chứ không quảng bá sản phẩm. Cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch cần xây dựng chiến lƣợc quảng bá tầm quốc gia, quy mô lớn và liên tục.

+ Nguồn kinh phí huy động từ các nguồn lực xã hội: nghiên cứu nhiều mô hình, phƣơng thức đóng góp khác nhau nhƣng đảm bảo doanh nghiệp đƣợc hƣởng lợi có hiệu quả.

+ Đóng góp bằng hình thức liên kết tạo sản phẩm: đây là cách làm mang tính hiệu quả kép, vừa chia sẻ gánh nặng kinh phí, vừa tạo môi trƣờng hợp tác kinh doanh tốt.

+Hình thức đóng góp bằng hỗ trợ chuyên gia, phƣơng tiện: là cách làm chia sẻ

trách nhiệm về vốn, là xây dựng quan hệ đối tác, trao đổi kinh nghiệm, công nghệ và phƣơng tiện.

xúc tiến nhƣ ƣu đãi về thuế, lệ phí đóng góp… quyền đƣợc sử dụng logo trên các ấn phẩm quảng bá của Tổng cục Du lịch.

+ Tạo lập Quỹ hỗ trợ phát triển ngành, trong đó có phần dành cho hoạt động tuyên truyền, quảng bá xúc tiến: giúp chủ động về tài chính trong triển khai hoạt động .

+ Xây dựng cơ chế tài chính: đó là việc trao quyền tự chủ cho cơ quan quản lý nhà nƣớc về xúc tiến quảng bá cũng nhƣ cho cá nhân, doanh nghiệp.

3.2.1.4. Nhóm giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

Du khách Úc quan tâm đến hầu hết các loại hình du lịch Việt Nam có thể đáp ứng nên việc đảm bảo mạng lƣới đƣờng không, đƣờng bộ, đƣờng biển, đƣờng sông để đảm bảo du khách tiếp cận thuận lợi đến mọi địa bàn có ý nghĩa rất to lớn.

Chúng ta cần nâng cấp, cải tạo bến xe, bến tàu, cầu cảng đảm bảo yêu cầu chất lƣợng phục vụ du khách. Một trong các nỗi sợ hãi lớn nhất của du khách Úc chính là giao thông tại Việt Nam, một số ý kiến đƣợc du khách Úc đƣa ra, đó là: tăng thêm tuyến xe buýt, ghế ngồi và giƣờng nằm trên các phƣơng tiện hơi bé; công ty xe buýt không đƣợc tổ chức tốt cho tuyến open bus; cải thiện hệ thống giao thông công cộng ở các thành phố lớn để giảm bớt ô nhiễm không khí, làm thêm nhà vệ sinh công cộng…

Ngoài ra, hệ thống viễn thông, thông tin liên lạc phải đạt tiêu chuẩn quốc tế để du khách thuận lợi khi liên lạc tại Việt Nam cũng nhƣ ra nƣớc ngoài.

Nhu cầu về hệ thống bảo tàng, nhà hát, cơ sở khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe và cơ sở giáo dục của khách du lịch Úc cũng khá cao, chúng ta cần đáp ứng đầy đủ để phục vụ du khách.

Giải pháp phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Lập kế hoạch chi tiết về nhu cầu phát triển hệ thống cơ sở lƣu trú theo hạng sao và địa bàn làm cơ sở đầu tƣ, nâng cấp, cải tạo phát triển hệ thống cơ sở lƣu trú đạt mục tiêu về số lƣợng và chất lƣợng tiêu chuẩn quốc tế, tránh để du khách phàn

Một phần của tài liệu LV chinh sua sau bao ve (Trang 120 - 129)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w