5. Kết cấu của đề tài
1.1.9. Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống kênh phân phối
1.1.9.1. Các yếu tố môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô đó là những tác nhân, định thế chung, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành, nhiều doanh nghiệp và đó là những tác động gián tiếp. Những yếu tố của môi trường vĩ mô gồm:
Các yếu tố kinh tế: Có bốn yếu tố thuộc kinh tế vĩ mô quan trọng nhất ảnh hưởng đến doanh nghiệp là:
- Tốc độ phát triển kinh tế của nền kinh tế, xu hướng phát triển: Thời kỳ tăng tốc, bình thường, trì trệ, khủng hoảng đều ảnh hưởng đến sựphát triển và áp lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp.
- Tỷ lệ lạm phát, chính sách tiền tệ, lãi suất sẽ ảnh hưởng đến chiến lược đầu tư dài hạn và sự làm ăn ổn định, lâu dài của doanh nghiệp, đặc biệt sẽ ảnh hưởng đến định hướng chiến lược và quản trị chiến lược. Lãi suất biến động cao hay thấp đều ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế và khả năng cạnh tranh trong kinh doanh, đặc biệt là trong xuất nhập khập.
- Chính sách kiểm soát giá cả, tiền lương của nhà nước.
Yếu tố luật pháp:
- Các nhân tố chính phủ, luật pháp và tình hình kinh tế chính trị luôn là nhân tố nhạy cảm tác động đến mọi hoạt động trong nền kinh tế quốc dân và trong đó có hệ thống phân phối. Khi nói đến sự ảnh hưởng của pháp luật đến hệ thống phân phối ta xét trên hai nội dung là:
+ Thứ nhất là tình hình chính trị pháp luật trong nước.
Trong nền kinh tế chính phủ đóng vai trò rất quan trọng bởi chính phủ là người tiêu dùng lớn nhất của xã hội. Do vậy cũng ảnh hưởng lớn đến mức tiêu thụ của hệ thống phân phối mỗi quốc gia. Khi lượng tiêu dùng của chính phủ lớn và ổn định có nghĩa là tình hình kinh tế đang phát triển ổn định do đó cũng tạo điều kiện cho phân phối nhiều cơ hội mở rộng trao đổi.
Sự ổn định về chính trị, sự nhất quán về quan điểm chính trị luôn luôn là nền tảng cho sự đầu tư phát triển lâu dài của một hệ thống phân phối. Các quản trị viên của hệ thống phân phối sẽ yên tâm triển khai và phát triển những kế hoạch mang tính chiến lược và lâu dài.
Các quy định của chính phủ về quảng cáo đối với hệ thống cũng là một mối đe dọa lớn. Bởi vì quảng cáo là một công cụ nhanh chóng và hiệu quả nhất để đưa hình ảnh của sản phẩm đến người tiêu dùng. Sẽ rất khó bán hàng tới các cửa hiệu, cũng rất khó để người tiêu dùng cuối cùng chọn mua sản phẩm nếu không quảng cáo. Đặc biệt tâm lý tiêu dùng của người Việt Nam rất ưa chuộng những gì phổ biến. Sẽ là một khó khăn vô cùng lớn cho nhà phân phối nếu họ đang phân phối một mặt hàng mà nhà
nước cấm quảng cáo hoặc hạn chế tiêu dùng. Như thế quá trình phân phối sẽ phải diễn ra trong quá trình rất dài và tăng thêm nhiều chi phí cho hệ thống phân phối. Còn nếu như ngược lại họ đang phân phối một mặt hàng được khuyến khích phân phối thì sẽ rất dễ dàng và cũng sẽ dễ tạo được lòng tin ở khách hàng.
+ Thứ hai là những quy định của luật pháp nước ngoài.
Đối với Việt Nam ngày nay, việc xuất khẩu đóng một vai trò to lớn cho GDP của kinh tế nước nhà. Nhưng thị trường quốc tế luôn luôn là một thị trường khó tính và nhiều trở ngại. Những tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, dư lượng chất kháng sinh,… khiến cho những nhà phân phối phải tìm hiểu rất kỹ. Ngoài ra những quyđịnh về giờ giao hàng, địa điểm giao hàng thì nhà phân phối Việt Nam cũng còn khá bỡ ngỡ và đang phải thích nghi dần với tác phong công nghiệp như vậy.
Các quy định về thuế nhập khẩu, lệ phí có thể vừa tạo cơ hội cũng có thể vừa là phanh hãm cho phân phối.
Các yếu tố văn hóa xã hội: Những biến đổi về văn hóa xã hội và đặc điểm của nó cũng có thể tạo ra những khó khăn hay thuận lợi cho doanh nghiệp, tuy rằng những diễn biến xã hội thường chậm và khó nhận biết.
Các yếu tố thuộc môi trường tự nhiên: Bao gồm như tần suất xuất hiện của các hiện tượng tự nhiên như bão, lũ, hạn hán, biến đổi thời tiết khí hậu, tình trạng ô nhiễm, khan hiếm tài nguyên, mất cân bằng sinh thái. Sự vận động các yếu tố này thường tạo sự đe dọa dẫn tới rủi ro cho các doanh nghiệp.
Yếu tố toàn cầu
- Khu vực hóa, toàn cầu hóa đã đang và sẽ là một hướng tất yếu mà mọi doanh nghiệp mọi ngành mọi chính phủ phải tính đến.
- Ngày nay, họ gọi điều đó với cái tên thế giới là “ngôi nhà chung”. Trong bối cảnh môi trường thế giới là môi trường bên ngoài mỗi doanh nghiệp thì tác động của nó đến hệ thống phân phối sẽ vô cùng phức tạp.
- Khi Việt Nam đã chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO thì chúng ta cũng phải tuân thủ theo những tiêu chuẩn hết sức khắt khe của thế giới.
- Khi các doanh nghiệp nước ngoài được tự do gia nhập thị trường Việt Nam với nguồn vốn lớn, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp đó chính là một thế lực đe dọa cho hệ thống phân phối của ta như hiện nay. Vì vậy, Việt Nam cần xốc lại hệ thống phân phối để đủ sức cạnh tranh. Tập đoàn phân phối nước ngoài có lợi thế hẳn do từng hoạt động tại Việt Nam hàng chục năm nay. Họ có quá trình tích lũy vốn, tích lũy kinh nghiệm, có thế mạnh hệ thống toàn cầu với nhiều phương thức loại hình kinh doanh và có thương hiệu mạnh. Nhưng ngược lại Việt Nam lại có lợi thế là được hoạt động trên sân nhà với khán giả nhà. Điều đó giúp cho doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ thị hiếu xu hướng và tập quán tiêu dùng của người tiêu dùng. Để cạnh tranh hiệu quả và không bị thua trên sân nhà thì các doanh nghiệp Việt Nam phải liên kết với nhau, tăng tốc về đầu tư.
1.1.9.2. Các yếu tố môi trường vi mô
Doanh nghiệp: phân tích tiềm lực của doanh nghiệp, tiềm lực về nguồn nhân lực, nguồn lực về tài chính, khả năng quản lý,… những điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp để thiết kế kênh phân phối phù hợp.
Nhà cung cấp: Nhà cung cấp là tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh cung cấp nguyên vật liệu cần thiết cho việc sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh. Để quyết định mua các yếu tố đầu vào, doanh nghiệp cần xác định rõ đặc điểm của chúng, tìm kiếm nguồn cung cấp, chất lượng và lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất về chất lượng, uy tín giao hàng, độ tin cậy và đảm bảo giá hạ. Doanh nghiệp cần xây dựng mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp chủ yếu. Trong những thời kỳ khan hiếm, doanh nghiệp cũng cần phải làm marketing đối với các nhà cung cấp để mua được nguồn nguyên liệu cần thiết.
Khách hàng: Thị hiếu và tập quán ảnh hưởng rất lớn đến sự mua sắm của khách hàng. Doanh nghiệp trước khi muốn tung sản phẩm ra thị trường phải trả lời được các câu hỏi: Khách hàng là ai? Họ muốn mua cái gì? Mua như thế nào? Mua bao nhiêu? Mua lúc nào? Tại sao họ mua?
Phân tích đối thủ cạnh tranh: Phân tích cạnh tranh là một trong những nội dung quan trọng và là cơ sở của hoạch định chiến lược. Khi phân tích cạnh tranh, doanh
nghiệp cần xác định: Thứ nhất, ai là đối thủ cạnh tranh chủ yếu của doanh nghiệp; Thứ hai, xác định được sản phẩm, hệ thống phân phối, giá bán, quảng cáo, …
Để hiểu được thực chất của cạnh tranh là tìm cách phân tích đối thủ trong mối quan hệ với khách hàng. Người bán cần biết được quan điểm của khách hàng về nhu cầu, ước muốn, đặc tính của sản phẩm và nhiều điều khác nữa trong sự giới hạn về khả năng mua sắm của họ. Điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ là gì?
Để cạnh tranh có hiệu quả, doanh nghiệp phải giữ bốn mức độ cơ bản trong tư duy. Phải xem xét đặc tính của người tiêu dùng, các hệ thống và việc cạnh tranh, cả đặc điểm riêng của nó như một doanh nghiệp. Marketing thành công chính là vấn đề phối hợp một cách hoàn hảo và hiệu quả của doanh nghiệp với khách hàng, hệ thống và các đối thủ cạnh tranh.
1.2. Các mô hình nghiên cứu liên quan và đề xuất mô hình nghiên cứu1.2.1 Các công trình nghiên cứu có liên quan đ n đề tài.