Phương thức đánh giá thực hiện công việc của nhân sự cơ quan hành

Một phần của tài liệu Nguyen-Thi-Hanh-CHQTKDK2 (Trang 45 - 46)

công việc thực chất là xem xét, so sánh giữa thực hiện nhiệm vụ cụ thể của công chức với những tiêu chuẩn đã được xác định trong bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn đánh giá hoàn thành công việc.

Kết quả đánh giá thực hiện công việc cho phép phân tích và đánh giá về chất lượng công chức trên thực tế. Nếu như công chức liên tục không hoàn thành nhiệm vụ mà không phải lỗi của tổ chức, thì có nghĩa là công chức không đáp ứng được yêu cầu công việc. Trong trường hợp này, có thể kết luận chất lượng công chức thấp, không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao ngay cả khi công chức có trình độ chuyên môn đào tạo cao hơn yêu cầu của công việc.

1.5.3. Phương thức đánh giá thực hiện công việc của nhân sự cơ quan hành chính nhà nước hành chính nhà nước

Đánh giá thực hiện công việc của nhân sự cơ quan hành chính nhà nước hay công chức hành chính nhà nước đóng vai trò quan trọng trong quản trị nguồn nhân lực nói chung và trong nâng cao chất lượng công chức hành chính nói riêng. Đánh giá mức độ hoàn thành công việc không chỉ là cấp trên đánh giá cấp dưới mà còn là việc tự đánh giá mức độ hoàn thành công việc của từng công chức và sự đánh giá của cấp dưới đối với cấp trên. Thông thường, việc đánh giá mức độ hoàn thành công việc được thực hiện 6 tháng/lần hoặc 1 năm/lần. Đánh giá thực hiện công việc nhằm xác định kết quả làm việc cụ thể của từng cá nhân công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Đồng thời, xác định nhu cầu đào tạo và phát triển công chức, nội dung đào tạo và những vấn đề khác. Phân tích và đánh giá thực hiện công việc còn là cơ sở cho việc tuyển chọn, bố trí, sử dụng công chức. Bên cạnh đó còn là cơ sở cho việc trả thù lao lao động, xếp hạng công chức và tạo động lực cho công chức phát triển.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ NHÂN SỰ TẠI

Một phần của tài liệu Nguyen-Thi-Hanh-CHQTKDK2 (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w